Search
Close this search box.

Những điều cần biết về bệnh viêm vùng chậu khi mang thai

Viêm vùng chậu là bệnh lý sinh dục thường gặp, xảy ra khi vi khuẩn tấn công từ âm đạo và cổ tử cung vào vùng chậu (gồm buồng trứng, tử cung hoặc ống dẫn trứng). Viêm vùng chậu khi mang thai có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến tình trạng sức khỏe của mẹ và bé. Vậy có những phương pháp điều trị viêm vùng chậu nào dành cho các mẹ bầu? Hãy cùng Phòng khám Galant tìm hiểu thêm qua bài viết sau.

Viêm vùng chậu là gì?

Viêm vùng chậu là một bệnh phụ khoa có liên quan đến các cơ quan sinh dục ở nữ giới như: buồng trứng, tử cung, ống dẫn trứng. Người bệnh sẽ xuất hiện các dấu hiệu như sưng tấy, ửng đỏ vùng kín khi bệnh ở mức độ cấp tính khởi phát.  

Về lâu dài, bệnh có thể tiến triển thành giai đoạn mãn tính và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, bao gồm viêm vòi trứng, viêm nội mạc tử cung, áp xe vòi trứng và vô sinh. Tình trạng viêm có thể khu trú ở một phần hoặc tất cả các cơ quan vùng chậu cùng một lúc. Viêm vùng chậu khi mang thai hình thành do sự mất cân bằng của hệ vi khuẩn ở âm đạo, nhóm vi khuẩn có hại lấn át vi khuẩn có lợi. 

Đôi nét về bệnh viêm nhiễm vùng chậu trong giai đoạn mang thai ở nữ giới

Trên lâm sàng có hai dạng là viêm vùng chậu, đó là viêm cấp tính và viêm mãn tính.

Viêm vùng chậu cấp tính

Đây là bệnh mới khởi phát với các dấu hiệu bao gồm đau bụng dưới, tức bụng, tiết dịch có mùi tanh hôi khó chịu, tiểu khó. Bệnh có thể tiến triển thành cấp độ mãn tính, nghiêm trọng hơn hoặc khó điều trị hơn nếu không được điều trị sớm.

Viêm vùng chậu mãn tính

Khi bệnh phát triển ở mức độ nặng, những cơn đau dữ dội vùng chậu có thể khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, mệt mỏi và có hiện tượng âm đạo chảy máu bất thường. Nếu bệnh ở giai đoạn cấp tính không được chữa kịp thời thì ở giai đoạn này sẽ xuất hiện các xơ hóa ở cơ quan sinh sản, dẫn đến hình thành các dải xơ, dây dính làm tắc vòi trứng. Hậu quả là khó có khả năng thụ thai. 

Một số trường hợp mắc bệnh nghiêm trọng còn có thể dẫn đến đau vùng chậu mãn tính, chửa ngoài tử cung hoặc ung thư cổ tử cung.

Nguyên nhân gây viêm vùng chậu

Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như lậu và chlamydia là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng viêm nhiễm vùng chậu khi mang thai. Các bệnh xã hội này hầu như chỉ có các triệu chứng mơ hồ hoặc thậm chí không có dấu hiệu cảnh báo. Tuy nhiên, sau vài ngày đến vài tuần, bệnh xã hội có thể phát triển thành bệnh viêm vùng chậu nếu không được điều trị.

Tác nhân dẫn đến tình trạng nhiễm trùng không lây truyền qua đường tình dục: Nhiễm trùng âm đạo do vi khuẩn,… Bên cạnh đó, nữ giới mang thai rất dễ mắc bệnh viêm vùng chậu vì nhiều lý do sau đây:

  • Cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết tố khi mang thai,, tinh thần căng thẳng, suy giảm sức đề kháng nên rất dễ mắc bệnh. 

  • Khi mang thai, vùng kín tiết ra nhiều khí hư, nếu không được làm sạch đúng cách sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, nấm phát triển và sinh ra nhiều bệnh. 

  • Đặc biệt, các mẹ bầu không nên thụt rửa vào sâu trong âm đạo, vì nó tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại g phát triển dễ ​​dàng. Từ đó đẩy vi khuẩn từ âm đạo vào sâu trong tử cung và ống dẫn trứng.

  • Những phụ nữ đã từng phá thai hoặc sẩy thai hoặc sinh con nhiều lần cũng có thể dẫn đến chấn thương và viêm ở vùng chậu

  • Quan hệ tình dục không an toàn khi mang thai cũng dễ dẫn đến viêm nhiễm ở cơ quan sinh sản, đặc biệt là vùng xương chậu

Nguyên nhân khiến mẹ bầu mắc bệnh viêm vùng chậu là do đâu?

Các triệu chứng của viêm vùng chậu

Các dấu hiệu của bệnh viêm vùng chậu khi mang thai thường rất mơ hồ và không điển hình, có trường hợp chỉ ở mức độ nhẹ hoặc không xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào. Tuy nhiên, khi bị viêm vùng chậu trong giai đoạn thai kỳ, các mẹ bầu có thể gặp một số vấn đề sau:

  • Dịch âm đạo bất thường: Ra nhiều khí hư có màu sắc lạ mắt như màu xanh, màu vàng, trắng đục, kèm theo mùi tanh hôi và đôi khi có lẫn chút máu.

  • Rối loạn kinh nguyệt: Chu kỳ kinh nguyệt có dấu hiệu bất thường, lượng máu kinh ra mỗi tháng không đều nhau, có khi đến sớm hoặc có khi muộn. Một số bệnh nhân còn bị rong kinh nhiều ngày.

  • Đau bụng dưới: Xuất hiện các cơn đau âm ỉ ở vùng bụng dưới và theo thời gian có thể trở nặng hơn. Cơn đau có thể lan ra nhiều vị trí khác nhau chứ không chỉ ở một nơi cố định, khiến nữ giới vô cùng khó chịu, mệt mỏi, cáu gắt

  • Đau khi giao hợp: Viêm vùng chậu làm cho âm đạo trở nên nhạy cảm và yếu ớt. Điều này khiến các chị em sẽ phải chịu nhiều tổn thương, đau đớn khi quan hệ tình dục. 

  • Xuất huyết bất thường ở âm đạo: Khiến các mẹ lo lắng vì sợ sinh non hoặc sẩy thai. Các triệu chứng  khác có thể bị gây hiểu lầm là giống vài tháng đầu của thai kỳ.

Vì vậy, thai phụ nên đến ngay cơ sở y tế để thăm khám phụ khoa nếu có bất cứ điều gì bất thường, tránh chủ quan, lo lắng thái quá về tình trạng bệnh của mình.

Viêm vùng chậu gây ra những ảnh hưởng lâu dài

Đối với những người phụ nữ bình thường, bệnh viêm vùng chậu chỉ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cuộc sống. Nhưng ở phụ nữ đang mang thai, bệnh càng trở nên nguy hiểm hơn, bởi thai nhi trong bụng mẹ có thể bị tác động nghiêm trọng. Viêm vùng chậu khi mang thai làm cho các mẹ bầu dễ gặp phải các vấn đề sau:

Vô sinh

Một trong biến chứng nặng nề nhất của viêm vùng chậu là gây vô sinh ở nữ giới. Lý do là các vết sẹo ở ống dẫn trứng có thể dẫn đến tình trạng bít, tắc gây cản trở quá trình thụ tinh. Hiện nay, cứ 10 bệnh nhân nữ mắc bệnh viêm vùng chậu thì có ít nhất 1 người bị vô sinh. 

Ảnh hưởng tới đời sống 

Bệnh viêm vùng chậu khiến thai phụ rơi vào cơn khủng hoảng, thấy mệt mỏi và lo lắng kéo dài. Đây là yếu tố làm tăng nguy cơ s sinh non hoặc sảy thai của bà bầu. Bên cạnh đó, trẻ sinh ra có thể bị suy dinh dưỡng, nhẹ cân hoặc chậm phát triển nhận thức so với các đứa trẻ bình thường khác.

Viêm vùng chậu gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống và sức khỏe tinh thần của thai phụ

Mang thai ngoài tử cung

Chấn thương vùng chậu ở ống dẫn trứng làm tắc nghẽn ống dẫn trứng. Từ đó, cản trở quá trình di chuyển của trứng đã thụ tinh vào trong buồng tử cung để làm tổ. Lúc này các chị em có thể gặp tình trạng chửa ngoài dạ con. Nếu thai nhi lớn lên có thể làm ống dẫn trứng bị vỡ và gây mất máu nghiêm trọng. Để không phải ảnh hưởng đến tính mạng, các thai phụ cần được phẫu thuật khẩn cấp.

Đau vùng chậu mãn tính

Mắc bệnh viêm vùng chậu khi mang thai có thể phát triển thành giai đoạn mãn tính nếu không được chữa trị đúng cách. Trong giai đoạn này, tình trạng đau nhức kéo dài dai dẳng, cảm thấy khó chịu, đau nhức ở một số các cơ quan khác khi đến kỳ kinh nguyệt. Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động tình dục mà còn tác động xấu đến sức khỏe của thai nhi và mẹ. 

Ảnh hưởng xấu đến thai nhi

Các thai phụ cần lưu ý rằng, việc mắc bệnh viêm vùng chậu khi mang thai có thể gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

Bệnh viêm nhiễm vùng chậu sẽ khiến cơ thể người mẹ cảm thấy mệt mỏi, cơ thể suy nhược. Từ đó thai nhi bị ảnh hưởng, suy dinh dưỡng, phát triển không đều và nhẹ cân ngay từ trong bụng mẹ. Nguy hiểm hơn, thai phụ còn có thể bị nhiễm độc thai nghén, nhiễm trùng màng ối, sảy thai, thai chết lưu,..

Một khi trẻ được sinh ra thì rất khó để phát triển toàn diện. Ngoài ra, trẻ sơ sinh cũng dễ mắc các bệnh lý về mắt, da, đường hô hấp do bị lây nhiễm mầm bệnh từ mẹ.

Theo các chuyên gia phụ sản, mặc dù bệnh viêm vùng chậu không lây nhiễm sang con khi mang thai. Nhưng khi mẹ chuyển da, trẻ sẽ đi qua cổ tử cung và âm đạo thì nguy cơ cao rất dễ lây nhiễm vi khuẩn trên cơ thể mẹ. Vì vậy, những trẻ được sinh bằng phương pháp sinh thường dễ mắc các bệnh phụ khoa của mẹ hơn so với trẻ được sinh bằng phương pháp sinh mổ.

Bên cạnh đó, viêm vùng chậu trong khi mang thai còn dẫn đến những biến chứng nguy hiểm mà thai phụ không lường trước được. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe ổn định, các mẹ bầu nên khám thai định kỳ, đồng thời, các mẹ nên có các biện pháp can thiệp kịp thời ngay khi cơ thể có dấu hiệu bất ổn.

Thai phụ mắc bệnh viêm vùng chậu sẽ tạo thành ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi

Chẩn đoán viêm vùng chậu 

Khi nhận thấy các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh viêm vùng chậu, các mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay. Các chị em sẽ được bác sĩ khám lâm sàng, khám trực quan vùng chậu khi đến cơ sở y tế, sản phụ khoa. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra nhận định ban đầu sau khi xem xét tình trạng viêm, sưng đỏ , tình trạng ra khí hư âm đạo,..

Một số trường hợp bác sĩ sẽ tiến hành quan sát sâu bên trong âm đạo xem có kiểm tra xem gì bất thường như chảy máu, tổn thương, mụn viêm,… rồi mới tiến hành xét nghiệm chuyên sâu. Các xét nghiệm dành cho những người nghi ngờ mắc bệnh viêm vùng chậu bao gồm:

  • Xét nghiệm máu nhằm chẩn đoán mức độ viêm nhiễm ở thai phụ

  • Xét nghiệm dịch nhầy cổ tử cung và tử cung để xác định căn nguyên gây ra bệnh

  • Siêu âm tử cung, nội soi để kiểm tra u nang, u xơ, áp xe,..

Lưu ý: Trước khi đến cơ sở y tế để được chẩn đoán mắc bệnh viêm vùng chậu, các mẹ bầu nên vệ sinh sạch sẽ vùng kín, không nên sinh hoạt tình dục trước đó. Đồng thời không dùng bất kỳ loại thuốc đặt phụ khoa nào,.. Việc khám chẩn đoán bệnh sẽ chính xác và nhanh chóng hơn khi âm đạo hoàn toàn sạch sẽ.

Viêm vùng chậu khi mang thai điều trị như thế nào?

Đối với bệnh viêm nhiễm vùng chậu, tuy có thể điều trị và hiệu quả chữa bệnh toàn diện khá cao nhưng phụ nữ mang thai lại nằm trong nhóm đối tượng đặc biệt. Do đó, khi sử dụng bất kỳ phương pháp chữa bệnh nào cũng điều phải thật thận trọng.

Nếu thai phụ có các biểu hiện nhẹ thì có thể cân nhắc chữa bệnh sau sinh con. Nếu tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn thì có thể cân nhắc điều trị. Tuy nhiên việc điều trị bằng phương pháp nào, dùng loại thuốc nào cần có sự tư vấn kỹ lưỡng từ bác sĩ chuyên khoa phụ sản, để không gây tạo thành tác động xấu đến sức khỏe thai nhi. Do đó, những thai phụ mắc bệnh viêm vùng chậu nên đến cơ sở y tế chính quy, chuyên nghiệp để tiến hành điều trị.

Khi điều trị viêm vùng chậu cho các bà bầu, bác sĩ sẽ cân nhắc dùng các loại thuốc an toàn nhất để vừa kiểm soát tốt các dấu hiệu của bệnh vừa giảm thiểu tối đa ảnh hưởng đến thai nhi. Ngoài ra, trong giai đoạn mang thai, các chị em cần được bác sĩ theo dõi chặt chẽ và chú ý đến chế độ dinh dưỡng và tăng cường nghỉ ngơi phù hợp.

Việc điều trị bệnh viêm vùng chậu ở mẹ bầu đòi hỏi sự cẩn trọng và an toàn

Phòng ngừa bệnh viêm vùng chậu khi mang thai như thế nào?

Để phòng tránh bệnh viêm vùng chậu khi mang thai, các chị em cần ngăn chặn các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục bằng các biện pháp sau:

  • Sử dụng bao cao su mỗi khi giao hợp với bạn tình, ngay cả khi bạn sử dụng các phương pháp ngừa thai khác.

  • Thực hành quan hệ tình dục thủy chung với một bạn tình duy nhất và bạn tình cũng phải làm điều tương tự

  • Hạn chế quan hệ bừa bãi. Nguy cơ phát triển bệnh lây qua đường tình dục của bạn sẽ tăng lên nếu bạn hoặc bạn tình của bạn đã quan hệ tình dục trước đó.

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng kín, tránh sử dụng các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ có mùi nồng và các chất tẩy rửa mạnh. Nên mặc quần lót thoáng khí, có giãn tốt, tránh các chất liệu ni lông và không mặt quá bó sát,…

  • Khi mang thai, dịch âm đạo tiết ra nhiều, tuy nhiên bà bầu không nên lạm dụng băng vệ sinh hàng ngày mà thay vào đó hãy vệ sinh vùng kín nhiều hơn, mặc quần áo thoải mái.

  • Bà bầu có thể ăn thêm sữa chua không đường hằng ngày để cân bằng độ pH âm đạo, cũng như hỗ trợ chữa trị bệnh hiệu quả hơn.

Viêm vùng chậu khi mang thai có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe của mẹ và bé nếu không được kiểm tra và điều trị kịp thời. Mẹ bầu cần đến cơ sở y tế uy tín khi cơ thể có bất kỳ triệu chứng bất thường nào của vùng kín để được bác sĩ chuyên khoa khám và chẩn đoán bệnh chính xác. Từ đó, đưa ra liệu pháp chữa bệnh hiệu quả, tránh làm tổn hại đến thai nhi và bản thân người mẹ. 

Mẹ bầu nên thực hiện quan hệ tình dục an toàn để phòng ngừa viêm vùng chậu

Mong rằng qua bài viết hôm nay, bạn đọc đã hiểu rõ về căn bệnh viêm vùng chậu khi mang thai. Đây là một bệnh lý phụ khoa vô cùng nguy hiểm, các chị em cần phải điều trị dứt điểm rồi mới có thai. Bên cạnh đó, nữ giới cũng nên vệ sinh sạch sẽ vùng kín và có lối sống lành mạnh để phòng ngừa bệnh tốt nhất.  

HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM ĐA KHOA GALANT

CS1: 104 Trần Bình Trọng, P.1, Q.5, TP.HCM

Hotline: 0943 108 138 *  028. 7303 1869

Làm việc: 09:00 – 20:00 (Thứ 2 – Chủ nhật)

CS2: Số 23 Yên Đỗ, P.1, Bình Thạnh, TP.HCM

Hotline: 0976 856 463 *  028. 7302 1869

 Làm việc: 11:00 – 20:00 (Thứ 2 – Thứ 7)

CS3: 96 Ngô Thị Thu Minh, P.2, Q. Tân Bình

Hotline: 0901 386 618 *  028. 7304 1869

Làm việc: 11:00 – 20:00 (Thứ 2 – Thứ 7)

CS4: 15 Đường Số 3 (Cư Xá Lữ Gia), P.15, Q.11

Hotline: 0932 623 048*  028. 7300 5222

Làm việc: 11:00 – 20:00 (Thứ 2 – Thứ 7)

CS5: 417/21 Quang Trung. P10, Quận Gò Vấp

Hotline: 0906 200 902*  028. 7305 1869

Làm việc: 11:00 – 20:00 (Thứ 2 – Thứ 7)

Email: cskh@wpdemo.galantclinic.com * www.galantclinic.com * www.dieutrihiv.com 

#galantclinic #phongkhamdakhoa #namkhoa #xetnghiemhiv #benhdalieu #dieutrihiv #benhmantinh #xetnghiemnoitiet #dieutrihivbaohiemyte #dieutriARV #hormone #glbt

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT KIẾN THỨC

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%