Search
Close this search box.

Xét nghiệm giang mai và những điều cần biết về bệnh giang mai

Giang mai là một trong những căn bệnh truyền nhiễm và mẫu rất nguy hiểm. Hiện nay đã có rất nhiều phương pháp xét nghiệm giang mai chính xác để hỗ trợ chữa trị hiệu quả căn bệnh này. Dưới đây là những điều bạn nên biết khi xét nghiệm bệnh giang mai.

Bệnh giang mai là gì?

Bệnh giang mai là căn bệnh do xoắn khuẩn có tên Treponema Pallidum gây ra. Bệnh lây qua đường âm đạo, miệng, hậu môn khi quan hệ tình dục không an toàn với người đã nhiễm phải loại vi khuẩn này.

Bệnh giang mai nguy hiểm thế nào - VnExpress Sức khỏe

Bệnh giang mai là gì?

Bệnh giang mai có hình thái lâm sàng đa dạng. Nó tiến triển qua nhiều giai đoạn khác nhau. Các giai đoạn bệnh có thể kéo dài nhiều tuần, có khi lên đến vài tháng và thậm chí là vài năm. Vì vậy, người mắc căn bệnh này cần được làm các xét nghiệm cần thiết để xác định bệnh càng sớm càng tốt. Trong đó quan trọng nhất vẫn xét nghiệm giang mai để xác định tình trạng bệnh.

Giai đoạn phát triển chủ yếu của bệnh giang mai

Hãy cùng theo dõi những giai đoạn và biểu hiện của bệnh dưới đây. Từ đó bạn sẽ sớm phát hiện để xét nghiệm và được điều trị kịp thời.

Giai đoạn 1

Đây là giai đoạn ở 6 đến 8 tuần đầu tiên sau khi bị nhiễm bệnh. Người bệnh thường sẽ có những triệu chứng loét bộ phận sinh dục sau đó chúng sẽ tự động biến mất. Những biểu hiện này trong giai đoạn đầu của bệnh giang mai cũng khá dễ nhận thấy được.

Đối với nữ giới thì âm đạo sẽ bắt đầu xuất hiện những vết loét có hình bầu dục và có màu đỏ. Ở giai đoạn này thì những vết loét này vẫn chưa bị ngứa và cũng chưa hình thành mủ. Còn đối với nam giới thì phần quy đầu sẽ xuất hiện tình trạng viêm loét và có mùi hôi khó chịu.

Giai đoạn 2

Giai đoạn 2 của bệnh giang mai diễn ra ở khoảng thời gian từ 6 đến 9 tháng kể từ khi bạn bắt đầu nhiễm bệnh. Ở giai đoạn này người bị bệnh thường sẽ xuất hiện những dấu hiệu nặng hơn và bắt đầu hình thành những vùng có vết sần.

Dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai

Đây là biểu hiện khi vết thương bắt đầu bị nhiễm trùng. Phần bị viêm loét này có thể sẽ dẫn đến tình trạng lở loét. Vùng da niêm mạc rất dễ bị phỏng nước lên rất nguy hiểm. Không những vậy, nó còn nổi mủ ở những phần xung quanh da khiến cho những vết thương ngày càng lan rộng ra.

Ở giai đoạn này người bệnh cũng thường có hiện tượng bị nổi mủ và ngứa ngáy. Nó khiến người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu và gây cản trở rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của họ.

Giai đoạn 3

Đây là giai đoạn bệnh giang mai biểu hiện nặng nhất. Nó không chỉ là việc làm tổn thương đến bộ phận cơ quan sinh dục của người bệnh. Nó còn làm ảnh hưởng và bắt đầu tấn công đến những bộ phận khác của cơ thể. Ví dụ như: Tim, gan và cơ bắp.

Không những thế, nó còn có thể tấn công lên não và làm cho hệ thần kinh của người bệnh bị ảnh hưởng rất nhiều. Nó gây ra một loạt những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe người bệnh.

Ngay ở giai đoạn ủ bệnh và bắt đầu có những dấu hiệu nhiễm bệnh ở cơ quan sinh dục thì người bệnh cần phải đến ngay cơ sở y tế. Tại đây, các y bác sĩ sẽ kịp thời xét nghiệm giang mai để phát hiện bệnh. Sau đó sẽ có phương pháp chữa trị hiệu quả nhất. Tránh tình trạng để bệnh phát triển đến giai đoạn 3 gây ra những biến chứng rất nguy hiểm cho cơ thể.

Xem thêm: BỆNH GIANG MAI CÓ NGỨA KHÔNG?

Phương pháp xét nghiệm giang mai

Với sự phát triển của y học hiện nay đã có các phương pháp xét nghiệm giang mai. Các phương pháp này giúp sàng lọc và phát hiện bệnh một cách chuẩn xác. Cụ thể như sau:


Xét nghiệm giang mai bằng phương pháp soi kính hiển vi trường tối

Đây là phương pháp xét nghiệm thường được áp dụng cho những bệnh nhân giang mai đang ở giai đoạn đầu. Bởi vì lúc này xoắn khuẩn vẫn chưa xâm nhập sâu vào máu nên có thể soi được dưới kính hiển vi trường tối.

Phương pháp xét nghiệm này được thực hiện bằng cách lấy mẫu vật ở các vết loét, dịch niệu đạo hoặc dịch âm đạo của bệnh nhân. Sau đó mẫu vật sẽ được soi dưới kính hiển vi trường tối để tìm vi khuẩn.

Xét nghiệm bằng phương pháp phản ứng sàng lọc RPR

Xét nghiệm bằng phương pháp phản ứng sàng lọc RPR thường được áp dụng cho những bệnh nhân đang ở giai đoạn 2 của bệnh giang mai. Cơ chế thực hiện của phương pháp này là tìm ra kháng thể của cơ thể người mắc bệnh giang mai chống lại sự nhiễm trùng. Từ đó góp phần chẩn đoán chính xác bệnh giang mai.

Xét nghiệm tìm kháng thể đặc hiệu

Mẫu máu và dịch não tủy của người bị bệnh sẽ được lấy ra để kiểm tra xem có sự xuất hiện của kháng thể chống lại vi khuẩn gây bệnh hay không. Xét nghiệm giang mai bằng phương pháp này có 2 dạng là xét nghiệm TPHA định tính/định lượng và xét nghiệm Syphilis tự động. Hai dạng xét nghiệm này giúp tìm kháng thể đặc hiệu với vi khuẩn gây nên bệnh giang mai.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về việc xét nghiệm giang mai mà chúng tôi tổng hợp được. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì bạn có thể liên hệ với phòng khám đa khoa GALANT qua hotline: 0943 108 138 để nhận tư vấn.

CHUỖI PHÒNG KHÁM ĐA KHOA GALANT

Cơ Sở 1: 104 Trần Bình Trọng, P.1, Q.5, TP.HCM 

  • Hotline0943 108 138 * 028. 7303 1869
  • Thời gian làm việc: 09h – 20h (T2 – CN)

Cơ Sở 2: 23 Yên Đỗ, P.1, Bình Thạnh, TP.HCM 

  • Hotline: 0976 856 463 * 028. 7302 1869
  • Thời gian làm việc: 11h – 20h (T2 – T7)

Cơ Sở 3: 341/24D Lạc Long Quân, P.5, Q.11, HCM

  • Hotline: 0901 386 618 * 028. 7304 1869 
  • Thời gian làm việc: 11h – 20h (T2 – T7)

Email: cskh@wpdemo.galantclinic.com

Website: galantclinic.com * dieutrihiv.com

DỊCH VỤ
BÀI VIẾT KIẾN THỨC