Search
Close this search box.

Dấu hiệu chó bị sán và cách điều trị hiệu quả

Ở các loài động vật như chó, tập tính nhiều lông nên rất dễ bị nhiễm ký sinh trùng nếu không được chăm sóc kỹ. Có những trường hợp có thể không có biểu hiện bên ngoài rõ ràng, tuy nhiên khi đến giai đoạn nghiêm trọng thì chúng thường có các triệu chứng và dấu hiệu dễ thấy như: nôn ra giun sán, bụng phình to và bỏ ăn… Bài viết bên dưới sẽ đưa ra các thông tin cần thiết để người đọc có thể biết và có những biện pháp thích hợp cho thú cưng của mình.

1. Nguyên nhân bị sán ở chó

Các loại ký sinh trùng ký sinh trong dạ dày thường có khả năng làm lây truyền khi vật chủ đó ăn phải ấu trùng truyền bệnh đang trú ngụ ở vật chủ trung gian như bọ cánh cứng, nhộng, dế hoặc gián. Ngoài ra sán cũng có thể truyền qua phân của vật chủ khác như: các loại động vật gặm nhấm (chuột, ếch, rắn..), chim,,,

Ổ trứng giun thường nằm trong bãi cỏ, ở những nơi mà thú cưng thường chơi đùa, hoặc đi vệ sinh, khi đó có khả năng sẽ bị dính vào chân hoặc hậu môn và xâm nhập vào cơ thể. Đồng thời, thú cưng cũng có thể bị sán do nhiễm giun từ mẹ thông qua việc bú, hoặc dính phân của mẹ nhiễm bệnh.

Nguyên nhân bị sán ở chó

2. Một vài dấu hiệu khi chó bị sán

Ban đầu khi nhiễm bệnh thì các triệu chứng thường không được nhận biết rõ ràng. Do đó , bệnh thường sẽ được không quan tâm đến và bị bỏ qua nên mới có diễn biến trầm trọng khi phát bệnh. Có thể có các dấu hiệu điển hình khi thú cưng bạn bị nhiễm sán như sau:

  • Nếu chó mèo bị nôn thường xuyên thì rất có thể chúng đã bị nhiễm giun sán đường ruột, và đặc biệt là bị mắc giun đũa, sán dây.
  • Phần bụng tròn đầy và phình căng trong khi phần còn lại của cơ thể thì còi cọc.
  • Có thể ăn ít hoặc bỏ ăn.
  • Giun sán có thể làm rối loạn tiêu hóa, đường ruột, tiêu chảy, táo bón và cơ thể mất nước nghiêm trọng.
  • Các loại thú cưng có thể sẽ đi ngoài ra máu và phân chuyển thành màu tối hơn thường.
  • Có các triệu chứng như thần kinh rối loạn, nằm lì 1 chỗ, buồn bã.
  • Gầy ốm, suy dinh dưỡng và sụt cân nhanh chóng.
  • Có một vài loại giun khi chó mèo mắc phải thường sẽ bị mất máu như giun tóc, giun móc. Khi đó bạn cần kiểm tra nướu của thú cưng của mình, nếu có màu nhợt thì có thể chó mèo của bạn đã bị nhiễm sán.
  • Ký sinh trùng sống ký sinh ở ruột thường sẽ hút hết chất dinh dưỡng có trong chó mèo, gây ảnh hưởng đến độ sáng của lông tóc, chúng sẽ trở nên xỉn màu, bết dính khi bị nhiễm sán.

Một vài dấu hiệu khi chó bị sán

3. Các phương pháp điều trị khi chó bị sán

Nếu phát hiện thú cưng của mình bị sán và có những biểu hiện bất thường như ở trên thì bạn hãy tham khảo những cách điều trị bên dưới này:

3.1. Mang thú cưng đến phòng khám thú y

Bạn có thể mang thú cưng đến bác sĩ thú y để có thể chẩn đoán chính xác được tình trạng mà chó mèo mắc phải để có thể được điều trị kịp thời. Nếu không may thú cưng bị nhiễm giun sán thì bác sĩ cũng sẽ kê toa thuốc điều trị cũng như lên kế hoạch theo dõi khám cho chúng. Đồng thời bác sĩ cũng tiến hành xét nghiệm phân nhiều lần để có thể đảm bảo diệt giun sán tận gốc.

3.2. Tẩy giun cho thú cưng

Phòng khám thú y không phải lúc nào cũng phổ biến để bạn có thể kịp thời thăm khám cho thú cưng của mình. Tuy nhiên bạn cũng có thể sử dụng thuốc để tẩy giun tại nhà cho chúng và đồng thời theo dõi bệnh đúng cách.

Có thể trộn chung thuốc với thức ăn cho chó mèo và cho chúng ăn bình thường. Và lưu ý nên tẩy giun sau bữa ăn từ 2 đến 3 tiếng để dạ dày chúng có thời gian tiêu hóa hết lượng thức ăn trước, khi đó trứng giun sẽ ngấm vào nhanh hơn và mang lại hiệu quả cao hơn.

Thuốc Vime-deworm các bạn có thể mua tại các quầy thuốc tây hoặc đặt mua trên các phòng khám chó mèo, có thành phần là pyrantel, febantel, praziquantel, có tác dụng điều trị và phòng ngừa sán dây, giun tròn trên chó mèo. Loại thuốc này có thể cho chúng uống trực tiếp hay trộn vào các loại thức ăn mà không cần phải cho chúng nhịn đói trước hoặc sau khi uống, đồng thời cũng mang lại hiệu quả cao chỉ sau 1 liều dùng.

Các phương pháp điều trị khi chó bị sán

4. Để ngăn ngừa giun sán ở chó cần làm gì?

Để phòng ngừa chó bị sán bạn cần phải có các biện pháp như:

  • Nếu có điều kiện hãy đưa chúng đi đến các cơ sở thú y để được thăm khám thường xuyên và để chắc chắn chúng có thể được phát hiện và điều trị bệnh trước khi tình trạng trở nặng.
  • Hạn chế cho chó mèo của mình chơi ở những nơi có vật chủ trung gian gây bệnh.
  • Vệ sinh nhà cửa thường xuyên để ngăn chặn côn trùng xâm nhập vào nhà, bởi những loài sinh vật này cũng có thể là những nguyên nhân gây truyền nhiễm giun sán hay rận cho thú nuôi của bạn.
  • Cho chó mèo ăn ở những nơi sạch sẽ và dọn dẹp thức ăn thừa của chúng sau khi ăn xong. Các loại thức ăn chó mèo không nên để bên ngoài trời vì có thể bị vi khuẩn xâm nhập và mang mần giun sán hay ký sinh trùng nguy hiểm khác.
  • Cần tẩy giun định kỳ cho các loại thú cưng như chó mèo để hạn chế nguy cơ nhiễm giun sán cho chúng và đồng thời cũng có thể phòng chống được tốt các bệnh về đường ruột..

Để ngăn ngừa giun sán ở chó cần làm gì

Trên đây là một số tin liên quan đến đấu hiệu chó bị sán và cách điều trị hiệu quả. Hi vọng những thông tin trên có thể giúp ích được cho mọi người và giúp mọi người hiểu rõ hơn về căn bệnh này nhé.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT KIẾN THỨC

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%