Vi-rút – vi khuẩn sùi mào gà có thể lây truyền rất dễ dàng, chẳng hạn như qua quan hệ tình dục không an toàn, lây truyền từ mẹ sang con và tiếp xúc với dụng cụ không được khử trùng. Bản thân cần hiểu rõ về những con đường lây truyền vi khuẩn sùi mào gà nhằm nâng cao khả năng phòng ngừa loại virus nguy hiểm này nhé
I. HPV – vi khuẩn sùi mào gà
Sùi mào gà là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở cộng đồng hiện nay nhất. Căn bệnh này do vi có tên gọi là HPV gây ra. Các tác nhân gây bệnh bao gồm như việc quan hệ tình dục không an toàn hoặc tiếp xúc gián tiếp không qua đường tình dục.
Thời gian ủ bệnh khoảng 14 ngày đến 12 tháng, trung bình là 2 đến 3 tháng. Tổn thương chủ yếu của bệnh này là những nốt sần nhỏ màu hồng nhạt giống như mào gà mọc ở bộ phận sinh dục hoặc hậu môn, miệng hay vụng họng…
Ngoài ra, người bệnh có thể có triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu ở bộ phận sinh dục, dễ chảy máu khi quan hệ tình dục với bạn tình. Nếu bệnh không được phát hiện sớm và thực hiện điều trị kịp thời, các tổn thương phát triển và lan rộng nhanh chóng tạo thành mảng lớn hoặc tắc nghẽn gây cản trở sinh hoạt của người bệnh. Hoặc dẫn đến ung thư ơ người bị bệnh
II. HPV– vi khuẩn sùi mào gà lây nhiễm như thế nào?
HPV – vi khuẩn sùi mào gà rất dễ lây nhiễm: từ việc tiếp xúc da với da, da với niêm mạc hoặc niêm mạc với niêm mạc. Có 3 con đường lây nhiễm vi khuẩn sùi mào gà đó là:
1. quan hệ tình dục không an toàn với bị nhiễm vi khuẩn sùi mào gà
Đây là con đường lây nhiễm chủ yếu lây nhiễm của vi khuẩn: theo thông kê có đến 90% sô ca mắc bệnh do nguyên nhân trên. Nếu bạn quan hệ tình dục với người bị bệnh sùi mào gà mà không sử dụng bao cao su hoặc các thiết bị bảo vệ khác, nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ tăng lên rất nhiều. Vì vậy, bệnh sùi mào gà còn được gọi là bệnh lây truyền qua đường tình dục.
2. Những con đường lây không qua quan hệ tình dục
- Sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người mang vi khuẩn sùi mào gà;
- Lây qua can thiệp y tế, sử dụng dụng cụ y tế của bệnh viện mà không được tiệt trùng;
- Lây qua đường tự tiêm truyền: Một người có HPV ở một bộ phận có thể lây lan sang các vùng da khác trên cơ thể;
- Lây từ quá trình tiếp xúc: Hôn, sờ nắn chân tay với người bị nhiễm vi khuẩn HPV;
3. Đường lây vi khuẩn sùi mào gà ở trẻ em
Khi trẻ bị nhiễm virus HPV, khả năng phòng vệ của trẻ còn yếu nên rất dễ mắc bệnh sùi mào gà. Các loại virus HPV gây bệnh sùi mào gà ở trẻ em như sau.
Khi chuyển dạ: Nếu người mẹ bị nhiễm vi khuẩn sùi mào gà khi mang thai mà không được điều trị, vi khuẩn sùi mào gà có nhiều khả năng truyền sang em bé trong quá trình chuyển dạ.
Trong quá trình chăm sóc định kỳ: những người chăm sóc mang vi khuẩn sùi mào gà có thể lây nhiễm cho con bạn.
Thực hiện các thủ thuật y tế mà không tiệt trùng dụng cụ y tế và có vi khuẩn sùi mào gà. Ngoài ra một số trẻ em bị nhiễm vi khuẩn sùi mào gà do lạm dụng tình dục.
III. Những biện pháp phòng ngừa vi khuẩn sùi mào gà
Cho đến nay, không có cách chữa triệt để vi khuẩn sùi mào gà. Mục tiêu điều trị chỉ là giảm nốt sần và tăng cường miễn dịch của người bị nhiễm vi khuẩn. Mặt khác, vi khuẩn sùi mào gà rất dễ lây lan, đặc biệt là qua quan hệ tình dục không an toàn. Vì vậy, bạn hãy chủ động áp dụng các biện pháp phòng tránh hiệu quả như:
- Trung thực, chung thủy một vợ một chồng – bạn tình, quan hệ tình dục an toàn hơn và sử dụng bao cao su đúng cách.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ trước và sau khi thực hiện quan hệ tình dục với bạn tình
- Không dùng chung vật dụng cá nhân với người bị nhiễm vi khuẩn sùi mào gà.
- Nếu bản thân có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh sùi mào gà cần đến y tế hoặc các bệnh viện da liễu uy tin để được điều trị kịp thời. Thực hiện quy trình khám chữa bệnh theo sự chỉ định của bác sĩ.
- Chủ động tiêm vắc-xin ngừa HPV – vi khuẩn sùi mào gà