Search
Close this search box.

Virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch ở người

Virus HIV có tính chất nguy hiểm cao khiến nhiều người lo lắng nếu như nhiễm phải. Bởi khi chúng xâm nhập vào cơ thể người sẽ truyền theo đường máu lan đi khắp cơ thể làm suy giảm hệ miễn dịch ở người. Từ đó, khiến cho chúng ta không còn khả năng chống lại các loại vi khuẩn, virus từ bên ngoài vào. Vậy HIV gây hội chứng suy giảm miễn dịch vì sao? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

gm2tzn1dhcxsqpztoy nlxb4cqwgfp3qdi4qdigq9xjcpqcrcxnyub0oy 07siovc2yys65a ow7aje7ytiuv5nxdsepwdkumz1yl0j7ias x4u5kkqdo 2b c1tmp9w oyaaho

Virus HIV gây suy giảm hệ miễn dịch ở người

Nguồn gốc gây ra hội chứng gây suy giảm hệ miễn dịch ở người

Căn nguyên dẫn đến hội chứng suy giảm miễn dịch ở người chính là virus Human immunodeficiency virus mà chúng ta vẫn thường gọi là virus HIV. Kích thước của chúng vô cùng nhỏ chỉ bằng đầu mũi kim nhưng bên trong có thể chứa được khoảng 16000 con. Sức ảnh hưởng của loại virus này đối với hệ thống miễn dịch của con người là rất lớn sẽ dẫn đến bất hoạt hệ thống miễn dịch vô cùng nguy hiểm.

Theo như nghiên cứu thì virus HIV chỉ có thể phát triển và sinh sản ở bên trong tế bào sống. Tính chất đặc trưng là các men sao chép ngược và khả năng ái tính cao đối với các tế bào của hệ miễn dịch ví dụ như: lympho T helper (T-CD4), tế bào đơn nhân, các đại thực bào cũng như một số tế bào có thụ thể (tế bào thần kinh, da và niêm mạc, hạch lympho toàn thân,…) Chính vì vậy, nếu virus xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ bám dính vào màng tế bào miễn dịch của người sau đó mới bắt đầu tấn công vào bên trong.

Nguyên lý hoạt động đó là virus sẽ dùng men sao chép ngược để tiến hành tổng hợp ra các vật liệu trung gian. Tiếp đến, chúng sẽ tận dụng những cấu trúc sẵn có của tế bào sống của người bệnh để làm phương tiện để tổng hợp ra nhiều virus HIV hơn nhờ vào quá trình phân bào. Tế bào gốc của chúng ta sẽ bị hỏng cấu trúc và chết đi nhường chỗ cho siêu vi mới sinh sản. Sau đấy, virus HIV mới sẽ lại đến các tế bào khác trong cơ thể và lặp lại quy trình như vậy. Bạn đã biết HIV gây hội chứng suy giảm miễn dịch vì sao rồi chứ?

7 nnor1fmyk41xwndrp5f9zgakxc9hcql jrauxmikzyp koadwuwkw5lhs7muupqb pkkbptdbi04jo6dehnh3 tii57ikcz nuspf2oo2487bmnldhs99kaksxeom znw3 sc

Bệnh lây truyền HIV thông qua nhiều con đường khác nhau

> Hiv Là Gì

Đường lây truyền của bệnh HIV

Việc lây truyền virus HIV là do có sự tiếp xúc với chất dịch cơ thể. Trong đó phải kể đến máu, nước bọt tinh dịch, dịch tiết âm đạo, dịch tiết ra từ vết thương, da hay niêm mạc, sữa mẹ có chứa virus HIV hoặc các tế bào đã bị nhiễm. Khi nồng độ virus HIV trong cơ thể đủ cao, chúng sẽ lây truyền sang người khác thông qua các đường truyền khác nhau. 

Bên cạnh đó, Hội chứng suy giảm miễn dịch ở người sẽ không lây truyền thông qua tiếp xúc thông thường khi chúng ta làm chúng việc tại cơ quan, trường học hay sinh hoạt tại nhà.

Những con đường chính lây truyền HIV đó là:

  • Lây qua đường tình dục thông qua dịch tiết của cơ quan sinh dục, dịch trực tràng hoặc miệng qua quá trình quan hệ tình dục.

  • Lây nhiễm khi sử dụng chung bơm kim tiêm có dính máu hoặc tiếp xúc với dụng cụ có virus HIV.

  • Lây nhiễm từ mẹ sang con thông qua việc sinh hoặc cho con bú.

  • Lây nhiễm khi truyền máu hoặc phẫu thuật có liên quan đến ghép tạng.

Tiến triển của sự suy giảm hệ miễn dịch khi nhiễm virus HIV

Trong vài tuần đầu tiên sau khi nhiễm trùng nguyên phát, cơ thể của người bệnh sẽ xảy ra phản ứng miễn dịch dịch thể cũng như miễn dịch tế bào. Trong đó:

  • Miễn dịch dịch thể: Xuất hiện trong vòng vài tuần ngay sau khi phơi nhiễm. Lúc này, cơ thể của người bệnh sẽ sản xuất ra kháng thể có khả năng chống lại virus HIV. Nhưng các kháng thể không thể sẽ kiểm soát hoàn toàn khả năng nhiễm bệnh của con người vì các dạng của virus HIV sẽ có sự biến đổi liên tục.

  • Miễn dịch tế bào: Khả năng miễn dịch qua trung gian có vai trò vô cùng quan trọng hơn giúp người bệnh có thể kiểm soát mức độ cao phơi nhiễm HIV (thường là trên 106 bản sao/mL). Trong khi đó, quá trình sao chép ngược sẽ là điều kiện thuận lợi để virus HIV mới xuất hiện. 

Sau 6 tháng lây nhiễm, nồng độ virus HIV sẽ xuất hiện trong huyết tương với số bản sao của ARN HIV/mL khá ổn định với mức trung bình khoảng 30.000 đến 100.000 bản sao/mL. Giá trị của virus càng cao thì số lượng tế bào T-CD4 sẽ càng giảm xuống mức nghiêm trọng từ đó dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch ở người và chuyển sang giai đoạn AIDS.

Nguy cơ cung như mức độ nghiêm trọng của hội chứng suy giảm miễn dịch ở người sẽ được xác định bởi 2 yếu tố chính đó là

  • Số lượng T-CD4

  • Nguy cơ tiếp xúc với mầm bệnh cơ hội

Đối với một số bệnh nhiễm trùng, nguy cơ nhiễm trùng cơ hội sẽ đặc biệt tăng cao khi mà T-CD4 dưới ngưỡng 200/μL. Đối với các bệnh khác là dưới 50 /μL. Cụ thể như sau:

  • Lượng T-CD4 < 200/μL: người bệnh sẽ có cơ mắc Viêm phổi do Pneumocystis jirovecii, viêm màng não mô cầu do cryptococcus, viêm não do toxoplasma.

  • Lượng T-CD4 < 50/μL: Người bệnh có nguy cơ mắc cytomegalovirus (CMV) và Nhiễm trùng phức tạp Mycobacterium avium (MAC)

Nếu con số này ở mức trung bình thì cứ mỗi khi số lượng ARN virus trong huyết thanh tăng lên gấp khoảng 3 lần đối với những bệnh nhân chưa được điều trị, thì nguy cơ chuyển sang AIDS hoặc tử vong là rất cao. Chính vì thế mà chúng ta cần phải thăm khám sớm để có lộ trình điều trị phù hợp.

6wtkkiyiehf3v289eoeo4mscdkotqd9 crytdakwfrcptpzlbjk3zoemgth wsidxrlnepyu x

Nồng độ virus quyết định việc lây truyền virus từ người bệnh sang người lành

Nguyên tắc của điều trị bệnh HIV/AIDS

Bệnh nhân nghi ngờ nhiễm HIV cần phải được chẩn đoán và có phương pháp điều trị càng sớm càng tốt để giảm nguy cơ phơi nhiễm. Để điều trị bệnh HIV cần phải dựa trên những nguyên tắc sau đây:

  • Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn cơ hội bất cứ khi nào có xuất hiện các dấu hiệu với  phác đồ kháng retrovirus (ARV) và phải có chỉ định của bác sĩ.

  • Điều trị kháng retrovirus phải được thực hiện kết hợp với các biện pháp chăm sóc và hỗ trợ về y tế, tâm lý cũng như xã hội.

  • 3 loại thuốc ARV quan trọng phải có mặt trong điều trị HIV đó là Highly Active Antiretroviral Therapy – HAART. 

  • Bệnh nhân cần phải tuân thủ theo phương pháp điều trị bệnh của bác sĩ với phác đồ kháng retrovirus. Với tác dụng ức chế sự nhân lên của virus HIV khiến chúng không thể chữa khỏi được hoàn toàn. Khả năng miễn dịch của người bệnh sẽ được phục hồi nhưng vẫn phải điều trị dự phòng các bệnh nhiễm khuẩn cơ hội.

  • Việc có sử dụng thuốc kháng retrovirus để điều trị hay không cần được tiếp tục theo dõi về lâm sàng cũng như miễn dịch mỗi 3 – 6 tháng. 

> Thế nào là HIV? Tại sao xét nghiệm hiv 3 tháng âm tính 6 tháng dương tính?

dporq12o d9mongnfchvf1kc7mygkinzy1i8s1sfoazzg z0stszwzaqrahxgokbgqpyy pzvabib34rdjw

Điều trị bệnh theo đúng nguyên tắc để hạn chế sự phát triển của virus

Bạn đã biết HIV gây hội chứng suy giảm miễn dịch vì sao rồi chứ? Hãy phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị phù hợp nhé.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT KIẾN THỨC

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%