Search
Close this search box.

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở con người

Xem nhanh nội dung

Hội chứng suy giảm miễn dịch là một tình trạng mà khi hệ miễn dịch trong cơ thể bị suy giảm có thể dẫn đến việc không đủ khả năng để bảo vệ con người trước các mầm bệnh lạ. Để tìm hiểu cụ thể hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải là gì và có phương pháp nào điều trị hay không, các bạn đừng bỏ qua bài viết bên dưới đây nhé.

Hội chứng suy giảm hệ miễn dịch mắc phải là gì?

Hệ miễn dịch là nơi mà các tế bào bạch cầu, hạch, lympho trong máu, tủy xương và lá lách để giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của vi trùng từ môi trường bên ngoài. Hệ miễn dịch thường sẽ được phân bố tại các vị trí ngõ vào trong cơ thể như hệ hô hấp và đường tiêu hóa. Hệ miễn dịch sẽ sinh ra kháng thể hoặc tự tiêu diệt bằng cách dùng những men tiêu hủy cùng với cơ chế thực bào. Như vậy, những tác nhân xâm nhập từ bên ngoài như các vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng, virus sẽ bị tiêu diệt để không thể gây ra bệnh cho con người. Chính vì thế, bất cứ nguyên nhân nào khiến cho hệ miễn dịch bị tổn thương và không còn có thể thực hiện tốt chức năng của mình đều được gọi là hội chứng suy giảm hệ miễn dịch mắc phải.

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người sẽ khiến cho hệ thống phòng ngự và bảo vệ của cơ thể không còn, mất đi khả năng chống lại các loại virus, khiến cho cơ thể dễ bị các tác nhân khác tấn công. Sau đó, hiện tượng nhiễm trùng sẽ kéo dài, đồng thời lặp đi lặp lại khiến cho cấu trúc giải phẫu, chức năng sinh lý của những hệ cơ quan bị ảnh hưởng.

thrydry4s4svdj3echpo1kbag11lqbedynqtli2ssnjeiucrlkhs7vq bgg3txmwlvzca0mtkyun7dfsekfguanqcneamfddkx2lrc6wihwytvgcdxg43vckkrajevpjnci zhoHội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở con người sẽ làm giảm khả năng phòng ngự

Phân loại hội chứng gây suy giảm miễn dịch

Trong phân loại hội chứng suy giảm miễn dịch, dựa vào sự khác biệt giữa các đặc điểm của bệnh sẽ có 5 loại. 

Bệnh suy giảm hệ miễn dịch nguyên phát

Trên thực tế, có rất nhiều người ngay từ khi sinh ra đã bị thiếu đi một vài hệ thống miễn dịch, cũng có thể là hệ miễn dịch hoạt động không được hiệu quả, từ đó khiến cho họ rất dễ bị nhiễm trùng. Tình trạng này được gọi là suy giảm hệ miễn dịch nguyên phát.

Những người mắc phải căn bệnh này sẽ bao gồm một số triệu chứng như nhiễm trùng lâu và khó điều trị hơn so với những người sở hữu hệ miễn dịch bình thường. Đồng thời, họ cũng sẽ hay mắc phải những dạng nhiễm trùng không có ở người bình thường. 

Bệnh suy giảm miễn dịch thứ phát

Suy giảm miễn dịch thứ phát là tình trạng thường gặp phải trong quá trình phát triển của con người với các triệu chứng rất dễ phát hiện. Một số nguyên nhân gây ra suy giảm miễn dịch thứ phát bao gồm:

  • Các bệnh mãn tính như tiểu đường, ung thư và suy thận: Những căn bệnh mãn tính có thể khiến cho cơ thể tổng hợp những chất dinh dưỡng không hiệu quả khi tham gia vào quá trình trao đổi chất và tạo ra những kháng thể nhằm chống lại vi khuẩn ngoại lai. Khi xạ trị và hóa trị căn bệnh ung thư, sử dụng thuốc corticosteroid có thể sẽ gây nên những tác dụng phụ khiến cho hệ thống miễn dịch bị suy yếu.

  • Nghiện ma túy và nhiễm HIV: Khi người bệnh bị nhiễm virus HIV thì tế bào lympho sẽ bị phá hủy, khiến cho khả năng miễn dịch của con người bị suy giảm, nâng cao nguy cơ bị nhiễm trùng. Đầu tiên, các bạn có thể sẽ bị bệnh sốt và sau đó là những tổn thương về não, tim, gan, hệ sinh dục,… 

  • Nằm viện quá lâu ngày: Khi bệnh nhân nằm viện lâu ngày thì cơ thể sẽ ít vận động hơn, từ đó dẫn đến việc không ăn uống ngon miệng, cùng các tác nhân khác như những nỗi lo về bệnh tật. Nếu sức khỏe và tâm lý không ổn định thì sẽ khiến cho những tế bào dần mất đi hiệu quả khi hoạt động, dẫn đến tình trạng hệ miễn dịch bị suy giảm.

  • Ghép tạng: Khi các bạn thực hiện việc ghép tạng thì ở giai đoạn hậu phẫu, thuốc ức chế miễn dịch là rất quan trọng để quá trình ghép tạng được diễn ra thành công. Tuy nhiên, thuốc này cũng sẽ ức chế toàn bộ những đáp ứng miễn dịch, đây là nguyên nhân gây ra một số biến chứng như tăng cao nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, khiến các tế bào ung thư phát triển và thậm chí có thể gây tử vong nếu nhiễm trùng không thể kiểm soát.

  • Suy dinh dưỡng: Một cơ thể khỏe mạnh cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Do đó, nếu bạn bị thiếu các chất dinh dưỡng trong thời gian dài có thể sẽ khiến cho cơ thể bị suy giảm hệ miễn dịch.

fknm7wrdixd2dkbcplnkpsk4oas8aofm7 2ovg gun ae jtdml sob6ohx96lalqvwkq 2wknnwp3t2xqxi1z epileduwdcm9ujyztucht mpvg3u ho4ukhmwv1qlz61lr0wNguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giảm hệ miễn dịch thứ phát

Suy giảm miễn dịch đa dạng phổ biến (CVID)

Đây là tình trạng bị rối loạn hệ miễn dịch cơ bản, gây ra bởi sự khiếm khuyết của một số phần tử khác nhau và đồng thời cũng không rõ ràng.

Những ai bị nhiễm CVID sẽ có những dấu hiệu như thiếu gamma globulin trong máu, liên kết cùng đột biến gen của nhiễm sắc thể X và thường sẽ khởi phát muộn hơn.

Suy giảm hệ miễn dịch kết hợp nghiêm trọng

Đây là sự rối loạn tiên phát có liên quan đến việc thiếu hụt của kết hợp miễn dịch dịch thể cùng với các tế bào do sự đột biến tại bất kỳ một trong nhiều gen. Các khiếm khuyết này thường sẽ lặn ở nhiễm sắc thể thường

Các trẻ sơ sinh cho đến 6 tuổi mắc phải bệnh SCID sẽ thường mắc candida và liên tục nhiễm virus, tiêu chảy, viêm tróc da,… Khi không được phát hiện sớm thì SCID có thể sẽ gây tử vong.

Bệnh u hạt mạn tính (CGD)

Bệnh u hạt mạn tính chính là một rối loạn suy giảm hệ miễn dịch cơ bản, có liên quan đến những khiếm khuyết tế bào thực bào. Có đến hơn 50% người mắc bệnh CGD là nam giới do sự di truyền lặn của liên kết nhiễm sắc thể X.

Đối với bệnh CGD, bạch cầu sẽ không sản xuất superoxide hay hydrogen peroxide và những chất hoạt hóa phức hợp O2, chính vì thế dù là thực bào bình thường thì các vi khuẩn nấm cũng sẽ không bị chết.

Căn bệnh này bắt đầu với áp xe tái phát ở thời thơ ấu cùng với những tổn thương u hạt của phổi, hạch bạch huyết, tiết niệu, gan hay đường tiêu hóa. Đồng thời, căn bệnh này cũng sẽ gây ra một số vấn đề khác bao gồm viêm hạch to, áp xe hậu môn, viêm tủy xương và viêm phổi.

pojx4h8zdhxblpqwjon5k jbt8desp8zw82ouudgiq0 qfnhjl5knt3geg5 edwh2wk2pdgukqeo6qdw0qieg3iryumjgy rkvj4sh5riknyurcp dy4wpgtkwbbmmtcf3cct2wBệnh u hạt mạn tính thường đến từ đàn ông

Triệu chứng

Vậy triệu chứng ở người đang gặp hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải là như thế nào?

Khi hệ miễn dịch đang bị suy yếu thì cơ thể của bạn sẽ không thể tự bảo vệ được trước sự tấn công từ virus, vi khuẩn, do đó bạn sẽ rất dễ bị nhiễm bệnh. Bạn vẫn có thể mắc cả những căn bệnh viêm nhiễm không có ở người bình thường. Một số triệu chứng của người có hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải bao gồm:

  • Bị viêm xoang và tưa miệng

  • Người bị viêm nướu hoặc mắc hồng

  • Người thường xuyên cảm lạnh hoặc bị viêm phổi

  • Bị nhiễm trùng nấm men

gwxrayyxvgkmkor dxyrkxvv65qssfeidzljtojanyqj37tpbl15ylihpu8lay6wbrzfqtgfdp5z6dmo5loz9irituguz8nwocm4mmyTriệu chứng thường gặp phải ở người bị suy giảm hệ miễn dịch

Suy giảm miễn dịch do HIV

HIV là một nguyên nhân rất phổ biến khiến con người bị hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. HIV có tên đầy đủ là Human Immunodeficiency Virus. Nếu xâm nhập vào cơ thể thì virus sẽ nhân lên và đồng thời tấn công hệ miễn dịch của con người như các tế bào lympho T cùng với đại thực bào. Kết quả cuối cùng là sẽ bị suy giảm chức năng miễn dịch, từ đó khiến cho các vi sinh vật phát triển và xâm nhập vào cơ thể. Do đó, HIV còn được biết đến là một căn bệnh cơ hội.

Cách điều trị

Để điều trị hội chứng suy giảm hệ miễn dịch mắc phải, các bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng cơ thể bạn và đưa ra phương pháp phù hợp. Điều trị hội chứng này thông thường sẽ là ngăn ngừa, điều trị nhiễm trùng, tăng cường việc cải thiện các chức năng của những cơ quan của hệ thống miễn dịch.

Bác sĩ có thể sẽ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh cùng với thuốc kháng virus như là acyclovir, interferon và oseltamivir, liệu pháp immunoglobulin nhằm mục đích điều trị rối loạn suy giảm hệ miễn dịch.

Khi tủy xương của người bệnh không thể sản xuất đủ lượng tế bào lympho thì có thể các bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân cấy ghép tủy xương.

mfokxgjwtyclhcnkzwnn4bpwgifb7yiky iy4bftg e84qxvtaby5oj4uscocj7sujw6avmybcmbtfegyjd fu8m6qf1zĐiều trị bệnh suy giảm miễn dịch như thế nào?

Bài viết trên mang đến cho các bạn đọc những thông tin quan trọng liên quan đến hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở con người. Từ đó, các bạn có thể phát hiện sớm nhất về tình trạng bệnh của mình nếu có và được chữa trị kịp thời. Nếu muốn tham khảo thêm những kiến thức liên quan đến y tế, hãy truy cập ngay trang web https://galantclinic.com/ các bạn nhé.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%