Search
Close this search box.

Lượng máu đủ để lây nhiễm HIV là bao nhiêu?

Hiện nay, căn bệnh thế kỷ HIV chưa có thuốc điều trị khỏi hoàn toàn, do đó lây nhiễm HIV luôn là nỗi lo sợ của rất nhiều người. Thực tế, HIV không dễ lây như mọi người vẫn thường nghĩ. Mà thay vào đó, nó chỉ lây nhiễm khi virus HIV đạt đủ số lượng cần để lây nhiễm cho người khác. Vậy lượng máu đủ để lây nhiễm HIV cụ thể là bao nhiêu ml? Để tìm hiểu chi tiết về lượng máu đủ để lây nhiễm HIV, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của galantclinic.com nhé. 

Bệnh HIV nguy hiểm nhưng không dễ lây truyền

HIV không chỉ gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng tới cá nhân người bệnh mà còn có thể lây lan cho những người khác. Do đó, đối với những người nhiễm HIV, họ thường bị kỳ thị và phân biệt đối xử trong xã hội. Tuy nhiên, HIV dù nguy hiểm nhưng chỉ khi số lượng virus trong một lượng máu đủ để lây nhiễm HIV thì mới có nguy cơ mắc. 

> Những con đường không lây truyền HIV

Virus HIV có thể tồn tại bao lâu ở bên ngoài cơ thể?

HIV là virus nội ký sinh bắt buộc. Bởi vì thông tin di truyền và bào quan sinh sản của virus HIV không đủ để tự sinh sản. Do đó nó chỉ có thể phát triển trong một tế bào sống nhất định. Và máu là nơi thích hợp nhất để virus HIV tồn tại và sinh trưởng. 

Theo các nghiên cứu, khả năng sống sót của virus HIV còn tùy thuộc vào các môi trường sống. Cụ thể, các chuyên gia sau khi nghiên cứu về loại virus này đã phát hiện ra rằng: 

  • Trong môi trường máu khô, HIV có thể sống sót trong khoảng thời gian tù 2 – 7 ngày. 

  • HIV có thể sống trong xác chết người mắc AIDS trong 1 ngày. 

  • Ở môi trường bình thường, HIV tồn tại được từ 2 – 7 ngày trong bơm kim tiêm. Bởi trong bơm kim tiêm, virus được bảo quản tốt hơn. 

  • Trong môi trường nước, HIV bị tiêu diệt khá nhanh chóng. Nếu như máu của bệnh nhân HIV rơi vào môi trường nước thì lượng virus sống sót được rất thấp. Do đó, không thể có khả năng lây nhiễm. Tuy nhiên, nếu như virus có trong bơm kim tiêm và được đặt trong môi trường nước thì HIV có thể tồn tại từ 2 – 7 ngày.

Máu là nơi thích hợp nhất để virus HIV tồn tại và sinh trưởng

Tuy khả năng sống sót khá cao nhưng virus HIV cũng bị tiêu diệt rất nhanh. Nguyên nhân chủ yếu là do chịu ảnh hưởng của những yếu tố ngoại cảnh cũng như thiếu chất nuôi dưỡng. 

  • HIV chỉ có thể sống sót 5 phút trong không khí có nhiệt độ từ 32-26 độ C. 

  • Nhiệt độ và những chất sát khuẩn có thể dễ dàng hủy hoại virus HIV. Khi cho virus vào nước Javen, cồn, … thì chỉ sau khoảng 30 phút chúng sẽ bị tiêu diệt. 

  • HIV rất nhạy cảm với môi trường có nồng độ axit hoặc bazo cao. 

Tuy khả năng sống sót khá cao nhưng virus HIV cũng bị tiêu diệt rất nhanh

HIV không lây truyền theo những con đường nào?

Từ những thông tin trên, chúng ta có thể biết được điều kiện phát triển của HIV. Do đó chúng ta có thể chắc chắn rằng HIV không thể lây truyền theo những con đường dưới đây. Bởi lượng virus ở các môi trường này quá ít so với lượng virus cần có trong một lượng máu đủ để lây nhiễm HIV

  • HIV không lây qua nước: HIV không thể tồn tại trong môi trường nước. Do đó nguy cơ lây nhiễm HIV tại hồ bơi, nhà tắm, nhà vệ sinh, … là cực kỳ thấp. Bên cạnh đó, virus HIV cũng sẽ bị tiêu diệt bởi những chất hóa học thường được sử dụng trong các bể bơi. 

  • HIV không lây qua không khí: Ở môi trường không khí, HIV không thể tồn tại được. Do đó, chúng ta sẽ không bị nhiễm HIV qua việc hắt hơi, sổ mũi, khạc nhổ, …

  • HIV không lây qua nước bọt, nước mắt và mồ hôi: Nồng độ virus trong nước bọt, nước mắt và mồ hôi rất ít do đó không đủ khả năng lây truyền HIV. 

  • HIV không lây qua đường muỗi đốt: Dạ dày của muỗi có chứa axit có khả năng tiêu diệt virus HIV. Vì thế nên là muỗi không có nguy cơ lây truyền HIV. 

  • HIV không lây qua các hành động như bắt tay, ôm, hôn, … : Như đã nhắc ở trên, HIV không thể sống sót trong không khí cũng như trong nước bọt. Do đó việc bắt tay, ôm, hôn, … không có nguy cơ lây nhiễm HIV.

Nguy cơ lây nhiễm HIV tại hồ bơi, nhà tắm, nhà vệ sinh, … là cực kỳ thấp

HIV lây nhiễm như thế nào?

Virus HIV lây nhiễm theo 4 nguyên tắc, đó là E – S – S – E, cụ thể như sau:

  • E (Exit – đầu ra): Đầu tiên, virus HIV cần phải rời khỏi cơ thể của bệnh nhân mắc HIV. Lý do là vì, HIV không thể lây truyền qua động vật mà chỉ lây truyền giữa người với người. 

  • S (Survive – còn sống): Ở môi trường bên ngoài cơ thể, virus HIV rất dễ bị tiêu diệt. Do đó nó chỉ tồn tại ở các môi trường có nhiệt độ, độ ẩm, nồng độ axit và không khí thích hợp. Đây cũng chính là lý giải cho việc vì sao HIV không thể tồn tại trong nhà tắm, nhà vệ sinh, bát đũa, … 

  • S (Sufficient – đủ số lượng): Số lượng virus có trong một lượng máu đủ để lây nhiễm HIV cho người khác. 

  • E (Enter – đầu vào): Để lây nhiễm HIV cho người khác, virus phải thông qua các cửa vào để xâm nhập vào máu của họ. 

Virus HIV lây nhiễm theo 4 nguyên tắc, đó là E – S – S – E

HIV lây qua đường máu là như thế nào?

Máu, các chế phẩm của máu và các tế bào máu như huyết tương, hồng cầu, tiểu cầu là nơi tập trung nhiều virus HIV nhất. Vậy nên nguy cơ lây nhiễm HIV rất cao nếu như gặp phải trường hợp sau đây:

  • Lây truyền HIV do tiếp xúc trực tiếp một lượng máu đủ để lây nhiễm HIV của người mắc HIV vào nơi có các vết xước, xây xát. 

  • Lây truyền HIV do truyền máu, ghép tạng, ghép mô, … của người dương tính với HIV. 

  • Lây truyền HIV do sử dụng các dụng cụ phẫu thuật, khám chữa bệnh như dao mổ, kéo, … chưa được tiệt khuẩn. 

  • Lây truyền HIV do sử dụng chung các vật dụng có thể xuyên chích qua da như kim xăm, kim châm cứu, dụng cụ xăm mày, xăm môi, dao cạo râu, … 

  • Lây truyền HIV do sử dụng bàn chải đánh răng có dính một lượng máu đủ để lây nhiễm HIV của người mắc HIV. 

Nguy cơ mắc HIV rất cao nếu vết thương hở tiếp xúc trực tiếp một lượng máu đủ để lây nhiễm HIV

3 con đường lây truyền của virus HIV

Lượng máu đủ để lây nhiễm HIV cụ thể là bao nhiêu ml?

Hiện nay, chưa xác định được con số cụ thể lượng máu đủ để lây nhiễm HIV. Tuy nhiên, khi máu của người bình thường tiếp xúc trực tiếp với máu của người mắc HIV thì khả năng phơi nhiễm là khá cao. 

Chúng ta cần biết rằng chỉ những vết thương hở chảy máu, vết xây xát mới có khả năng lây truyền HIV. HIV không lây truyền qua các vùng da nguyên vẹn. Đối với những vết thương đã lành da non có đủ khả năng chống lại những nhiễm trùng. Do đó, chúng ta chỉ cần sơ cứu bằng cách rửa sạch máu với nước sạch và xà phòng là có thể yên tâm. 

Bên cạnh đó, tại nước ta hiện nay, mô hình lây nhiễm HIV chủ yếu là do quan hệ tình dục, tiêm chích ma túy. Vì thế nên mại dâm, quan hệ tình dục đồng giới, nghiện ma túy là những nhóm đối tượng có nguy cơ nhiễm HIV cao nhất. So với dân số chung, những nhóm đối tượng này có tỷ lệ nhiễm cao gấp nhiều lần. Vì thế, tuy không thể khẳng định đúng 100% nhưng nếu không thuộc những nhóm đối tượng này thì khả năng nhiễm bệnh khá thấp. 

Hiện nay, chưa xác định được con số cụ thể lượng máu đủ để lây nhiễm HIV

Việc lây nhiễm HIV còn tùy thuộc vào nồng độ virus có trong lượng máu đủ để lây nhiễm HIV hay không. Theo đó, nồng độ virus sẽ rất cao nếu như người nhiễm HIV không sử dụng thuốc kháng virus ARV. Ngược lại, nếu sử dụng thuốc  ARV đầy đủ nồng độ virus sẽ rất thấp, thậm chí là âm tính. Khi đó, có thể hiểu là virus HIV không có khả năng lây nhiễm nữa.Vậy nên, dù có bao nhiêu máu cũng không còn là nỗi lo ngại nữa. 

Nếu virus HIV xâm nhập vào cơ thể thì như thế nào?

Virus HIV có khả năng phá hủy hệ thống miễn dịch của cơ thể. Khi virus xâm nhập vào cơ thể, nó tấn công và tế bào bạch cầu CD4. Sau đó nhân lên hàng nghìn bản sao virus mới và tiêu diệt tế bào gốc. Chúng tiếp tục xâm chiếm hệ tuần hoàn và sản sinh ra các bản sao mới.

Kết quả là trong cơ thể số lượng tế bào CD4 bị phá hủy đáng kể, trong khi đó, số lượng virus HIV tăng lên rất nhanh chóng. Lúc này, sức đề kháng sẽ bị suy giảm nghiêm trọng. Cũng chính vì thế mà người nhiễm HIV dễ mắc bệnh hơn và sức khỏe ngày càng giảm sút. Đồng thời, nồng độ virus cao có trong lượng máu đủ để lây nhiễm HIV cho người khác. Đặc biệt, HIV dễ lây nhiễm nhất trong thời kỳ cửa sổ. 

Virus HIV có khả năng phá hủy hệ thống miễn dịch của cơ thể

Vậy thời kỳ cửa sổ là gì?

Thời kỳ cửa sổ của HIV còn được gọi là thời kỳ ủ bệnh. Dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về thời kỳ cửa sổ là gì, kéo dài bao lâu và thời kỳ cửa sổ có lượng máu đủ để lây nhiễm HIV bao nhiêu nhé. 

Thời kỳ cửa sổ của HIV là gì?

Ngay khi virus HIV xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ bắt đầu sinh sản trong cơ thể. Hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ mất vài tháng để tạo ra các kháng thể chống lại virus. 

Thời kỳ cửa sổ được hiểu là khoảng thời gian kể từ lúc virus HIV xâm nhập vào cơ thể cho tới lúc cơ thể bắt đầu tạo ra kháng thể để chống virus. Hầu hết sau khoảng 1 – 3 tháng nhiễm bệnh, các xét nghiệm có thể phát hiện ra sự phát triển của HIV. 

Ngay khi virus HIV xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ bắt đầu sinh sản 

Trong thời kỳ cửa sổ, mặc dù virus HIV đã thực sự tồn tại trong cơ thể người bệnh. Thế nhưng các kết quả xét nghiệm đều sẽ là âm tính. Tuy nhiên, họ vẫn có thể lây truyền HIV cho người khác bởi virus trong lượng máu đủ để lây nhiễm HIV. 

Nếu bạn thấy bản thân có nguy cơ bị lây nhiễm HIV tuy nhiên xét nghiệm có kết quả âm tính. Bạn cần nên xét nghiệm thêm trong 1 – 3 tháng để cho ra kết quả chính xác nhất. Bên cạnh đó, cần sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để hạn chế khả năng lây nhiễm virus. 

> 16 DẤU HIỆU HIV TRIỆU CHỨNG BIỂU HIỆN ĐỂ ĐIỀU TRỊ SỚM

Thời kỳ cửa sổ của HIV kéo dài tới khi nào?

Thời kỳ cửa sổ kéo dài bao lâu còn tùy thuộc vào hệ thống miễn dịch của mỗi người bệnh. Ngoài ra nó còn tùy thuộc vào loại xét nghiệm mà người bệnh thực hiện. Đa số những xét nghiệm hiện nay đều sẽ là xét nghiệm kháng thể. Trong khi đó, hệ thống miễn dịch của cơ thể cần thời gian để sản xuất ra đủ kháng thể để đưa ra kết quả chính xác là bệnh nhân mắc HIV hay không. 

Thời kỳ cửa sổ kéo dài bao lâu còn tùy thuộc vào hệ thống miễn dịch của mỗi người bệnh

Xét nghiệm có thể phát hiện sự sinh trưởng của kháng thể sớm nhất hiện nay là 21 ngày. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng có thể phát hiện sớm việc cơ thể đang sản xuất ra kháng thể. Mà nhiều trường hợp phải mất khoảng 21 – 84 ngày sau khi bị phơi nhiễm. 

Số lượng kháng thể tăng lên rất nhanh chóng vào cuối thời kỳ cửa sổ. Lúc này, có thể phát hiện được người bị nhiễm HIV hay không bằng các xét nghiệm máu. Có nghĩa là, huyết thanh trong máu từ âm tính đã chuyển sang dương tính. Tùy theo tình trạng của bệnh nhân mà giai đoạn này có thể kéo dài 5 – 10 năm, thậm chí lâu hơn.

Trong giai đoạn cuối của thời kỳ cửa sổ, số lượng virus trong máu là rất cao. Do đó một ít nhỏ lượng máu đủ để lây nhiễm HIV cho người khác. 

Dấu hiệu của thời kỳ cửa sổ HIV là gì?

Ở giai đoạn cửa sổ, người nhiễm HIV thường các các triệu chứng khá giống với cảm cúm như là:

  • Mệt mỏi. 

  • Đau đầu, đau nhức cơ thể. 

  • Sưng hạch, sưng viêm. 

  • Phát ban, sốt. 

Ở giai đoạn cửa sổ, người nhiễm HIV thường các các triệu chứng khá giống với cảm cúm

Các triệu chứng này trong giai đoạn này có thể kéo dài từ vài ngày đến vài chục ngày. Mỗi bệnh nhân sẽ có các triệu chứng nặng nhẹ khác nhau. Một vài trường hợp người mắc HIV không có dấu hiệu gì trong thời kỳ cửa sổ. Thậm chí họ không tin rằng mình đã bị nhiễm HIV.

Xem thêm:

> XÉT NGHIỆM HIV LÀ GÌ? XÉT NGHIỆM HIV Ở ĐÂU NHANH VÀ CHÍNH XÁC?

> XÉT NGHIỆM HIV BAO NHIÊU TIỀN

Điều Trị HIV Ở Đâu

Tổng kết

Như vậy chúng ta biết rằng hiện nay chưa xác định được lượng máu đủ để lây nhiễm HIV cụ thể. Theo đó, nó còn phụ thuộc vào nồng độ virus có trong máu có đủ để lây nhiễm hay không. Mong rằng bài viết trên của galantclinic.com sẽ giúp bạn giải đáp được câu hỏi “lượng máu đủ để lây nhiễm HIV là bao nhiêu” và hiểu hơn về thời kỳ cửa sổ của HIV nhé. Nếu nghi ngờ bản thân nhiễm HIV, hãy đến ngay phòng khám Đa khoa Galant Clinic để được tư vấn và điều trị nhé. 

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT KIẾN THỨC

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%