Tìm kiếm
Close this search box.
Tìm kiếm
Close this search box.

Tin vui dành cho những người bệnh đang nhiễm HIV

Những người bệnh bị nhiễm HIV hiện nay đã có thể hòa nhập cộng đồng một cách dễ dàng hơn vì ý thức và sự văn minh của nhân loại. Qua thời gian các phương pháp chữa trị được áp dụng, tuy không thể tiêu diệt được hoàn toàn nhưng có thể ức chế và ngăn chặn sự phát triển của virus. Đặc biệt, đã có tin vui cho người nhiễm HIV vì hiện nay đã xuất hiện phương pháp chữa trị cực hiệu quả. 

Tìm hiểu lịch sử HIV

HIV AIDS là căn bệnh đã cướp đi mạng sống của rất nhiều người. Chúng là một loại virus có trong cơ thể của loài tinh tinh. Vào những năm 80 của thế kỷ 20, việc lây lan dịch bệnh HIV bắt đầu từ những người đàn ông quan hệ đồng tính với nhau. Những thanh niên vốn dĩ khỏe mạnh đã bị phá hủy, hệ miễn dịch của họ bị suy yếu, các căn bệnh nhiễm trùng cơ hội tấn công và cướp đi mạng sống một cách dễ dàng. 

Không lâu sau đó đã có những cuộc mít tinh, tuyên truyền và vận động mọi người cùng nâng cao ý thức bảo vệ bản thân trước dịch bệnh đáng sợ này. Ngay 1/12 được đánh dấu là ngày thế giới phòng chống HIV. 

Lịch sử phát triển của HIV

Ở những thời gian đầu của dịch bệnh, cái chết sẽ đến rất nhanh chóng với những ai đã bị lây nhiễm. Tuy nhiên sau một thời gian, các phương pháp trị liệu và ức chế sự phát triển của HIV đã được ra đời. Nhưng không thể nào tiêu diệt được hoàn toàn virus trong máu, chỉ có thể giảm sự lây lan và kéo dài tuổi thọ cho người bị nhiễm. 

Tại Việt Nam xuất hiện những bệnh nhân nhiễm HIV đầu tiên là năm 1990 tại thành phố Hồ Chí Minh. Hệ thống y tế đã có những phác đồ điều trị hợp lý, hiện nay bệnh nhân đầu tiên này vẫn sinh sống và làm việc bình thường. Mỗi năm ước tính trung bình sẽ có gần 10.000 nhiễm HIV thông qua xét nghiệm sàng lọc. Số lượng người nhiễm còn sống tại Việt Nam hiện đang đạt ở mức trên 200.000 người.  Con số này đã được hạn chế nhờ vào sự nỗ lực của các tổ chức và chính sách của nhà nước trong việc vận động và tuyên truyền phòng chống HIV. 

HIV đã trở thành một căn bệnh cần được quan tâm và là nỗi lo của rất nhiều người. Vậy bạn đã biết cụ thể về việc bị nhiễm HIV thì cơ thể sẽ bị phá hoạt như thế nào hay chưa? Hãy tiếp tục với chúng tôi ở những thông tin kế tiếp, tin vui cho người nhiễm HIV cũng sẽ được bật mí.

HIV hoạt động như thế nào khi vào cơ thể?

HIV sẽ trải qua 4 giai đoạn khi đã xâm nhập vào cơ thể của con người. Mỗi giai đoạn sẽ có những hoạt động vô cùng mạnh mẽ của virus để khiến cho người nhiễm nhanh chóng yếu đi và tử vong.

HIV hoạt động như thế nào

Giai đoạn sơ nhiễm

Trong giai đoạn sơ nhiễm, lúc này HIV sẽ bám vào tế bào T – helper. Tế bào này có chức năng giúp cho hệ miễn dịch của con người có thể phát hiện và phản ứng đối với những căn bệnh, nhiễm khuẩn và virus. Tuy nhiên HIV sẽ khiến cho T – helper bị hủy hoại, chúng sao chép và nhân bản nhanh chóng. 

Ở giai đoạn này trong những tháng đầu chưa thể xét nghiệm ra virus. Thay vào đó thì sẽ có một số biểu hiện như người bệnh bị sốt, đau họng, đổ mồ hôi trộm vào ban đêm,… Tuy nhiên triệu chứng chỉ xuất hiện với tỷ lệ là 50% người nhiễm bệnh. Với các bệnh nhân khác thì sức khỏe vẫn bình thường. 

Đây còn được gọi là giai đoạn cửa sổ, virus sẽ tiếp tục nhân rộng để bắt đầu phá hủy hệ miễn dịch của người nhiễm. Nếu như phát hiện sớm và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì có thể giảm được nguy cơ bệnh trở nặng, vẫn có khả năng sinh hoạt bình thường. 

Nhiễm HIV không triệu chứng

Trong giai đoạn này thường kéo dài từ 2 đến 3 năm hoặc từ 10 đến 12 năm trước khi chuyển đến giai đoạn AIDS. Sẽ không có triệu chứng nào được thể hiện rõ trong quá trình này. Ở một số người thì sẽ xuất hiện hạch, các hạch này được hệ miễn dịch tạo ra nhằm chống sự viêm nhiễm của những căn bệnh cơ hội. Tuy nhiên số lượng hạch có thể xuất hiện trên khắp toàn thân của người bệnh. 

Nhiễm HIV không triệu chứng

Tùy vào sức khỏe của mỗi người mà giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng được kéo dài hay không. Nếu như không có sự can thiệp của việc điều trị sẽ khiến cho thời gian chuyển biến sang giai đoạn mới nhanh hơn rất nhiều lần. Nhìn chung, việc xét nghiệm sàng lọc khi có nguy cơ vẫn là rất cần thiết để có kế hoạch điều trị phù hợp.

Giai đoạn có triệu chứng

Lúc này những virus HIV đã nhanh chóng nhân bản và phá hủy được nhiều tế bào CD4. Cơ thể của người bị nhiễm không sản sinh được kịp thời các tế bào CD4, hệ miễn dịch bắt đầu không còn nhận được tính hiệu trước sự xâm nhập của các căn bệnh nhiễm trùng. Tải lượng trong máu lúc này tăng cao lên khá nhiều, nhiễm trùng cơ hội bắt đầu xuất hiện và trở thành một nỗi lo lớn đối với tính mạng của người bệnh. 

Giai đoạn trở thành AIDS

Án tử khi chuyển đến giai đoạn AIDS

Đây được xem là giai đoạn cuối đối với người bị nhiễm HIV. Lúc này các tế bào CD4 không còn cầm cự, sản xuất không kịp. Triệu chứng mà các căn bệnh cơ hội đem đến càng nặng, cơ thể người bệnh không thể nào chống lại được những căn bệnh nhiễm trùng. Khi đến với giai đoạn này, bệnh nhân bị nhiễm HIV chỉ có thể sống được thêm tối đa là nửa năm, trải qua nhiều đau đớn với các căn bệnh nhiễm trùng cơ hội. 

> 16 DẤU HIỆU HIV TRIỆU CHỨNG BIỂU HIỆN ĐỂ ĐIỀU TRỊ SỚM

Những con đường lây nhiễm HIV

Sau thời gian nghiên cứu nhanh chóng khi căn bệnh thế kỷ này xuất hiện, các con đường lây nhiễm đã được tìm ra nhằm nâng cao ý thức bảo vệ bản thân của con người.

Lây truyền qua máu

Khi máu của bệnh nhân nhiễm HIV dính vào vết thương hở của người bình thường, ngay lập tức virus có thể xâm nhập để lây truyền bệnh. Nếu như không có biện pháp chống phơi nhiễm kịp thời thì lúc này HIV đã xuất hiện ở 2 người. Một số trường hợp lây truyền qua máu như:

  • Tệ nạn tiêm chích ma túy với việc sử dụng chung một bơm kim tiêm.

  • Các loại kim bấm tai, kim xăm trổ, dao cạo lông mày, cạo râu,… chưa được khử trùng mà sử dụng chung với nhau cũng dễ dẫn đến việc lây nhiễm HIV.

  • Những dụng cụ phẫu thuật nếu không được tiệt trùng kỹ cũng là một mối đe dọa, đặt biệt khi bạn thăm khám ở các cơ sở y tế không đảm bảo, cơ sở khám chui,…

  • Sử dụng chung bàn chải để đánh răng cũng có nguy cơ lây nhiễm.

Đường máu được xem là dễ lây truyền và tốc độ lây truyền nhanh chóng nhất nếu như không có biện pháp khử trùng và ngăn ngừa kịp thời. 

Lây truyền qua máu của bệnh nhân đến người khỏe mạnh qua vết thương hở

Đường tình dục

Những bệnh nhân nam đầu tiên bị lây nhiễm HIV là do quan hệ đồng giới. Đường tình dục đã khiến cho nhiều người vô tình bị nhiễm HIV ngoài ý muốn của mình. Nếu như không sử dụng bao cao su để bảo vệ hoặc quá trình quan hệ có tổn thương thì việc virus HIV bị lây nhiễm từ người này sang người khác xảy ra khá nhanh chóng.

Không chỉ quan hệ bình thường, dù quan hệ bằng miệng hay các đường khác như hậu môn cũng có thể lây nhiễm HIV. Do đó không nên phát sinh quan hệ với những người mà bạn chưa biết rõ để tránh trường hợp lây nhiễm mà không biết, cụ thể như mại dâm, tình một đêm,…

Lây nhiễm mẹ sang con

Lây nhiễm từ mẹ sang con sẽ xuất hiện ở ba giai đoạn. Khi mang thai có thể truyền từ rau thai qua cơ thể của người mẹ. Khi sinh nở, virus từ nước ối, dịch tử cung hay âm đạo,… cũng có thể lây nhiễm. Hoặc trong quá trình cho con bú, nếu như có vết thương ở vú và trẻ có tổn thương ở niêm mạc miệng thì sẽ có khả năng lây HIV. Tuy nhiên tin vui cho người nhiễm HIV muốn làm mẹ chính là việc đã có những can thiệp, giảm thiểu khả năng lây sang con. Rất nhiều trường hợp đứa trẻ sinh ra không bị lây nhiễm HIV từ người mẹ của mình. 

Lây nhiễm từ mẹ sang con

Các hoạt động kêu gọi ý thức bình đẳng

Từ khi mới xuất hiện, căn bệnh HIV đã lôi nhiều người đến với “địa ngục”. Họ bị phân biệt đối xử, không được hòa nhập cộng đồng và trải qua căn bệnh đầy đau đớn. Tuy nhiên đã có những hoạt động kêu gọi nâng cao ý thức về HIV, bình đẳng với người nhiễm và tạo cơ hội cho họ được quay lại với cuộc sống bình thường. 

Ngày 1/12 mỗi năm đã được chọn làm ngày thế giới phòng chống HIV. Các thông điệp được gửi đi mỗi năm, nhiều phong trào và hoạt động mít tinh được diễn ra. Cho đến hiện nay, chính sách của Việt Nam cũng có các điều luật bảo vệ người bị nhiễm HIV, tạo cơ hội cho họ được sống và làm việc với cộng đồng. 

Tuy nhiên tin vui cho người nhiễm HIV ngoài các hoạt động trên chính là những phương pháp chữa trị đã được nghiên cứu và phát triển. Đó chính là niềm hy vọng cho việc được chữa lành và tránh khỏi án tử khi nhiễm AIDS.

Những hoạt động kêu gọi sự bình đẳng và ý thức về HIV được tổ chức

Sự xuất hiện của các phương pháp chữa trị

Các phương pháp chữa trị và ngăn ngừa HIV đã được phát triển. Nhờ đó mà người bệnh có thể kéo dài được tuổi thọ của mình, hạn chế khả năng lây lan dịch bệnh tốt hơn. 

Dự phòng phơi nhiễm

Đây là phương pháp được áp dụng cho các trường hợp nghi tiếp xúc với nguồn bệnh nhiễm HIV. Đó chính là sử dụng thuốc kháng sinh ARV kéo dài trong 4 tuần để tránh phơi nhiễm HIV, ngăn ngừa virus xâm nhập vào tế bào của cơ thể. Thời gian lý tưởng nhất là từ 6 cho đến 72h người nghi nhiễm tiếp xúc với các nguồn nhiễm. Sự phát hiện kịp thời và ngăn ngừa đúng lúc sẽ giúp bạn tránh được căn bệnh này.

Ngừa lây từ mẹ sang con

Với trường hợp trên thì bác sĩ sẽ có sự theo dõi người mẹ, kiểm tra nồng độ và các  chỉ số liên quan đến việc nhiễm HIV. Từ đó đưa ra những phác đồ điều trị phù hợp nhất để hạn chế khả năng lây sang trẻ. Khi mới được sinh ra, trẻ cũng sẽ được uống kháng sinh ARV trong 24h đầu tiên. Nhờ vào phương pháp này mà tỷ lệ bị nhiễm sẽ giảm từ 30% xuống còn 6%.

Phương pháp điều trị ngừa từ mẹ sang con

Nhiễm trùng cơ hội

Các căn bệnh nhiễm trùng cơ hội vốn dĩ khá nhẹ nhàng và không gây ảnh hưởng lớn đến người khỏe mạnh bình thường. Tuy nhiên với bệnh nhân HIV thì chúng cực kỳ nguy hiểm. Để ngăn ngừa về bệnh nhiễm trùng cơ hội thì người bị nhiễm HIV phải có chế độ sinh hoạt và vệ sinh cá nhân thật sự khoa học. Họ cần hạn chế được sự xâm nhập của những mầm bệnh từ các hoạt động mỗi ngày.

Điều trị kháng HIV

Đây là phương pháp có hiệu quả, điều trị bằng việc kết hợp 3 loại kháng sinh với HIV để ngăn chặn sự phát triển, ức chế virus và phòng ngừa những căn bệnh có thể làm ảnh hưởng đến mạng sống của người bệnh. Phương pháp điều trị này được biết đến với tên gọi là ARV. Lượng virus khi điều trị sẽ giảm xuống và cũng giúp cho khả năng bị lây lan không nhanh và mạnh như trước.

Điều trị kháng HIV

 Điều Trị HIV Ở Đâu

Bảo vệ bản thân khỏi HIV

Dù đã có những tin vui cho người nhiễm HIV về phương pháp điều trị, tuy nhiên nếu bạn khỏe mạnh thì hãy xây dựng cho mình một nền tảng kiến thức bảo vệ bản thân. Cụ thể:

  • Không quan hệ một cách bừa bãi, có sử dụng những phương pháp bảo vệ trong quá tình phát sinh quan hệ tình dục. Đặc biệt không nên mua dâm, bán dâm hay quan hệ tình một đêm mà bản thân không nắm rõ thông tin. Đây sẽ là những nguồn lây khiến bạn không lường trước được khả năng bị nhiễm của mình. 

  • Không sử dụng chung các thiết bị y tế, đồ dùng cá nhân có thể gây tổn thương như dao cạo, bàn chải đánh răng, cây nặn mụn, xăm hình, bấm tai….

  • Nếu trong trường hợp bạn vô tình bị trúng kim tiêm dính máu, có dấu hiệu bị lây nhiễm thì hãy ngay lập tức đến với các cơ sở y tế để được chữa trị. 

Ngoài ra hãy luôn nâng cao kiến thức và tuyên truyền đến mọi người xung quanh để cùng nhau chống lại đại dịch thế kỷ HIV. Chỉ cần bạn góp một phần công sức vào việc vận động nâng cao ý thức, số lượng bệnh nhân nhiễm HIV cũng sẽ giảm đi một phần nào. 

Các biện pháp bảo vệ bản thân khỏi virus HIV

Xem thêm:

> XÉT NGHIỆM HIV LÀ GÌ? XÉT NGHIỆM HIV Ở ĐÂU NHANH VÀ CHÍNH XÁC?

> XÉT NGHIỆM HIV BAO NHIÊU TIỀN

Tin vui cho người nhiễm HIV

Tin vui cho người nhiễm HIV chính là sự kiện đã có người được chữa khỏi hoàn toàn. Ngoài ra thì những chính sách bảo vệ người bị nhiễm đã được phát triển. Hiểu rõ hơn thì cùng theo dõi ngay những chia sẻ dưới đây.

Trường hợp chữa khỏi HIV đầu tiên trên thế giới

Đây là trường hợp người phụ nữ đầu tiên trên thế giới chữa khỏi hoàn toàn virus HIV thông qua phương pháp cấy ghép tế bào gốc. Bà đã được thực hiện cấy ghép trước  đó 4 năm cho đến khi được công bố khỏi bệnh hoàn toàn. Các bác sĩ đã cho người phụ nữ được ngừng sử dụng thuốc điều trị HIV. 

Để thực hiện được thành công việc điều trị cho người phụ nữ này, các bác sĩ đã phải tìm kiếm gen hiếm có đột biến kháng lại virus. Và chỉ có duy nhất 1% người Bắc Âu hiện nay đang sở hữu nguồn gen quý hiếm này. 

Tin vui cho người nhiễm HIV khi có trường hợp chữa khỏi

Bên cạnh đó thì bệnh nhân nữ trên còn được cấy máu dây rốn của người hiến tặng để chống lại căn bệnh mà mình đang mắc phải. Sau một thời gian, bà đã được công bố khỏi bệnh và trở thành người phụ nữ đầu tiên trên thế giới được chữa khỏi hoàn toàn HIV. 

Ngoài ra thì còn có thêm 2 trường hợp nam trước đó cũng đã được chữa khỏi. Họ đều nhiễm HIV và mắc bệnh ung thư, nhờ vào việc cấy tế bào gốc đã giúp họ có thể chữa trị HIV và khỏi bệnh.

Chính sách hòa nhập cộng đồng cho người nhiễm HIV

Hiện nay chính sách của Việt Nam đã nêu rõ việc phải bảo vệ người bị nhiễm HIV khỏi sự kỳ thị và phân biệt đối xử. Đối với bất cứ ai cũng đều được quyền sống, quyền làm việc và hòa nhập với cộng đồng. Tuy nhiên sẽ có những cách để nâng cao sự an toàn, hạn chế khả năng lây lan của căn bệnh. 

Đặc biệt đối với trẻ em, nạn nhân bị lây nhiễm HIV cần được quan tâm và chăm sóc nhiều hơn. Số lượng người nhiễm HIV mỗi năm tại Việt Nam trong khoảng 10.000 người. Những bệnh nhân đã phát hiện và còn sống hơn 200.000 người. 

Mỗi năm tại Việt Nam đều có các hoạt động hưởng ứng thế giới phòng chống HIV, tuyên truyền và nâng cao ý thức của cộng đồng. Nhờ đó mà tỷ lệ nhiễm cũng đã giảm thấp hơn rất nhiều. 

Sự quan tâm của nhà nước đến người bị nhiễm

Nhìn chung thì những đột phá của y học đã đem đến nhiều tin vui cho người nhiễm HIV. Khả năng rất cao một thời gian tới, căn bệnh HIV sẽ không còn là nỗi lo của nhiều người. Bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về HIV cũng như các phương pháp điều trị hiện có. Nếu muốn cập nhật và bổ sung thêm nhiều kiến thức cho mình, đừng ngại gì mà không truy cập vào https://wpdemo.galantclinic.com

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT KIẾN THỨC

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV miễn phí tại GALANT