Bệnh giang mai được xếp hạng là những loại bệnh xã hội có tính lây lan nhanh. Bệnh có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau của người bệnh. Vì bệnh có những biểu hiện khó nhận diện, chính vì thế mà nhiều người dễ nhầm lẫn là bị viêm loét thông thưởng. Hiện nay, tỷ lệ người nhiễm bệnh giang mai ở miệng càng tăng. Nguyên nhân có thể xuất phát từ việc quan hệ tình dục không an toàn bằng miệng. vậy bệnh giang mai trên miệng có biểu hiện gì và có dẫn đến HIV không?
Bệnh giang mai ở miệng có làm tăng nguy cơ bị HIV không?
Bệnh giang mai ở miệng
Bệnh giang mai ở miệng rất dễ lây lan khi bạn quan hệ tình dục bằng miệng. Bệnh này diễn ra khá phổ biến ở các cặp đôi nam nữ ở độ tuổi từ 25 đến 45. Giang mai ở miệng chủ yếu làm tổn thương bề mặt da và niêm mạc. Dẫn đến bị lở loét hoặc chảy máu ở khu vực quanh miệng và vòm họng, lưỡi,.. Căn bệnh này khá nguy hiểm vì nó có tốc độ lây lan rất nhanh.
Hiện nay, ở Việt Nam chưa có số liệu thống kê chính xác nào cho thấy căn bệnh này đang phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, vì tâm lý e ngại đi thăm khám nên người bị nhiễm bệnh vẫn coi thường sự nguy hiểm của căn bệnh này. Đến khi gặp được bác sĩ, diễn biến bệnh lại càng trầm trọng hơn và làm gia tăng sự lây lan trong cộng đồng.
Dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai ở miệng
Bệnh giang mai ở miệng và giang mai nói chung đều có thời gian ủ bệnh rất lâu, từ 20 đến 35 ngày. Tuy nhiên, trong thời gian này, bạn lại không hề có bất kỳ triệu chứng nào cả. Sau thời gian ủ bệnh, khu vực quanh miệng của bạn có thể xuất hiện các đốm trắng li ti, vùng quanh miệng xuất hiện mũ như lở miệng. Những dấu hiệu này có thể nhầm lẫn như bệnh viêm loét miệng, viêm họng,.. Do đó, bệnh nhân rất khó để phát hiện và ngăn chặn kịp thời.
Bị lở loét ở khu vực trong miệng, lưỡi, viêm họng là dấu hiệu của giang mai ở miệng
Nhiều người do đó mà chủ quan về các dấu hiệu nhỏ này và không đi thăm khám. Đến khi bệnh trở nên nặng hơn thì rất khó để điều trị cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt ăn uống hằng ngày. Một số triệu chứng phổ biến ở bệnh giang mai ở miệng như:
- Khu vực miệng như tại họng, môi, lưỡi miệng, cổ họng, khoang miệng có dấu hiệu xuất hiện các vết loét, mưng mủ bán kính từ 1-2cm. Các vết loét này có thể nhìn thấy bằng mắt thường với hình dạng tròn, hoặc hình bầu dục, màu trắng đục và nền màu hồng nhạc. Các vết loét này sẽ không làm cho người bệnh đau hay khó chịu mà chúng chỉ ửng đỏ ở khu vực quanh miệng.
- Sau thời gian dài, kích thước của các vết loét đó sẽ lan rộng ra khắp miệng với kích thước phát triển, khiến cho người nhiễm bệnh khó chịu và dễ bị nhiễm trùng.
Bệnh giang mai và HIV
Bị giang mai ở miệng có làm tăng khả năng nhiễm HIV không? Những người nhiễm HIV không được điều trị tốt có thể tăng nguy cơ lây truyền HIV nếu họ cũng mắc bệnh giang mai. Người nhiễm HIV cũng có thể bị biến chứng não sớm hơn và nặng hơn so với người không nhiễm HIV. Những người nhiễm HIV có thể yêu cầu một đợt dùng thuốc dài hơn để điều trị bệnh giang mai.
Dấu hiệu sớm nhận biết bệnh HIV
Xem thêm: DẤU HIỆU HIV 16 BIỂU HIỆN HIV GIÚP ĐIỀU TRỊ SỚM CÓ KẾT QUẢ HƠN
Làm gì để ngăn chặn sự phát triển của bệnh giang mai
Ngăn ngừa nhiễm trùng
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ qua đường hậu môn hoặc âm đạo có thể giúp giảm nguy cơ mắc hoặc lây truyền bệnh giang mai.
- Sử dụng bao cao su hoặc miếng dán miệng khi quan hệ tình dục bằng miệng có thể giúp giảm nguy cơ mắc hoặc lây truyền bệnh giang mai.
- Không có thuốc chủng ngừa để bảo vệ chống lại bệnh giang mai.
Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục giúp ngăn chặn bệnh giang mai
Đi xét nghiệm
Cách duy nhất để biết chắc chắn bạn có mắc bệnh giang mai ở miệng hay không là đi xét nghiệm. Nếu nhiễm trùng ở giai đoạn sơ cấp hoặc thứ cấp, các xét nghiệm có thể bao gồm xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm chất lỏng lấy từ vết loét.
Bạn nên đi xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác (STIs), bao gồm cả HIV, khi bạn được xét nghiệm bệnh giang mai. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác có thể lây truyền theo cách tương tự như bệnh giang mai ở miệng.
Nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn về tần suất bạn nên xét nghiệm bệnh giang mai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh giang mai, nhân viên y tế công cộng sẽ nói chuyện với bạn về việc thông báo cho bạn tình của bạn rằng họ có thể đã tiếp xúc với bệnh giang mai và khuyến khích họ đi xét nghiệm.
Tiến hành xét nghiệm nếu có những dấu hiệu nghi ngờ giang mai
Điều trị
Bệnh giang mai có thể được chữa khỏi bằng một liều penicillin nếu được chẩn đoán trong năm đầu tiên bị nhiễm bệnh. Những người nhiễm HIV và những người bị nhiễm lâu hơn một năm có thể cần nhiều thuốc hơn trong thời gian dài hơn.
Sau khi điều trị xong, bạn nên đợi 7 ngày trước khi quan hệ tình dục trở lại. Nếu bạn bị tổn thương hoặc phát ban, bạn nên đợi cho đến khi các triệu chứng biến mất trước khi quan hệ tình dục trở lại.
Một khi bạn đã khỏi bệnh, bạn không thể truyền bệnh giang mai cho bạn tình của mình. Nhưng bạn có thể bị nhiễm lại. Được điều trị bệnh giang mai không bảo vệ bạn khỏi bị bệnh giang mai trong tương lai.
Trên đây là những dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai ở miệng và cách bạn phòng chống sự lây lan bệnh giang mai trong cộng đồng. Nếu phát hiện và nghi ngờ bệnh hãy đến ngay các phòng khám gần nhất để kiểm tra sớm bạn nhé.
Phòng khám đa khoa Galant chuyên cung cấp các dịch vụ khám và xét nghiệm các bệnh như giang mai hoặc HIV và một số dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác.
HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM ĐA KHOA GALANT
Cơ sở 1: 104 Trần Bình Trọng, P.1, Q.5, TP.HCM
- Hotline: 0943 108 138 * 7303 1869
- Thời gian làm việc: 09h – 20h (T2 – CN)
Cơ sở 2: 23 Yên Đỗ, P.1, Bình Thạnh, TP.HCM
- Hotline: 0976 856 463 * 7302 1869
- Thời gian làm việc: 11h – 20h (T2 – T7)
Cơ sở 3: 341/24D Lạc Long Quân, P.5, Q.11, HCM
- Hotline: 0901 386 618 * 7304 1869
- Thời gian làm việc: 11h – 20h (T2 – T7)
Email: cskh@wpdemo.galantclinic.com
Website: galantclinic.com * dieutrihiv.com