Search
Close this search box.

Có cách nào chữa khỏi hiv không?

HIV luôn được mọi người xem là căn bệnh thế kỷ bởi chúng có khả năng phá hủy hệ miễn dịch của cơ thể người bệnh cũng như sự lây lan nhanh chóng từ chúng. HIV được phát hiện và biết đến vào những năm giữa thế kỷ XX. Tuy nhiên đã 1 thế kỷ trôi qua, nhưng căn bệnh này vẫn luôn khiến mọi người lo ngại. Và bạn cũng đang tò mò sau 1 thể kỷ vừa rồi cùng với nền móng phát triển của loài người thì người nhiễm virus có thể chữa khỏi HIV được không?

Một số điều về HIV mà mọi người phải biết

Có thể bạn không biết đó là HIV không phải là bệnh. Mà chúng là tên của một loại virus có thể gây tổn thương đến hệ thống miễn dịch của cơ thể người bị nhiễm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời: Chúng sẽ nhanh chóng lây nhiễm và giết chết từng tế bào CD4 và kể cả tế bào miễn dịch tế bào lympho T. Sau một thời gian cơ thể của người bệnh sẽ mất đi khả năng miễn dịch và dễ bị bệnh ung thư

Virus HIV lây nhiễm qua những người xung quanh như thế nào?

Virus HIV sẽ lây truyền qua các chất dịch cơ thể như: máu; tinh trùng; tiết dịch âm đạo và trực tràng  hoặc con đường sữa mẹ. 

Nhiễm HIV chỉ xảy ra khi một hoặc nhiều chất dịch từ cơ thể của người bị nhiễm xâm nhập vào máu của người khác. Đây được xem là cách mọi người bị nhiễm HIV. 

quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh; 

Dùng chung ống tiêm, kim tiêm và các dụng cụ tiêm chích với khác. 

Người mẹ bị nhiễm HIV có thể truyền căn bệnh thế kỷ cho con trong quá trình sinh hoặc cho con bú. 

.Lưu ý rằng HIV không lây truyền qua như tiếp xúc với da Những cái ôm, những cái bắt tay

không khí hoặc nước; 

Chia sẻ đồ ăn thức uống, kể cả vòi uống nước. 

nước bọt, nước mắt hoặc mồ hôi (không bao gồm máu nhiễm HIV); 

Nhà vệ sinh chung, khăn tắm và chăn. 

Không lây nhiễm từ muỗi hoặc côn trùng khác

Điều quan trọng cần chú ý là nếu một người đang được điều trị HIV và có tải lượng vi rút không thể phát hiện trong quá trình thực hiện xét nghiệm thì vẫn có thể lây nhiễm sang cho những người xung quanh họ nhé. Bất cứ ai cũng có thể bị lây nhiễm căn bệnh thế kỷ này dù nam hay nữ.

Cách phòng tránh căn bệnh thế kỷ HIV cho bản thân tốt nhất 

  • Hãy có thói quen sử dụng bao cao su hoặc các biện pháp an toàn khác bất cứ khi nào bạn thực hiện quan hệ tình dục – âm đạo, hậu môn hoặc đường miệng với người khác;
  • Không nên tiêm thuốc và không sử dụng chung bơm kim tiêm với mọi người
  • Những người cảm thấy có nguy cơ cao nhiễm HIV cần thực hiện điều trị dự phòng phơi nhiễm trước (PrEP) và thực hiện xét nghiệm sau 3 tháng kể từ ngày bản thân bị nghi bị nhiễm virus nhé.

Những phương pháp xét nghiệm HIV được ưa dùng hiện nay

Thực tế, kháng thể được tạo ra từ 3 đến 6 tháng sau khi virus HIV xâm nhập vào bên trong cơ thể bệnh nhân. Cách duy nhất để biết bạn có dương tính với virus hay không là làm xét nghiệm HIV. Có ba loại xét nghiệm liên quan đến HIV: 

Quá trình xét nghiệm sàng lọc HIV, 

Quá trình  xét nghiệm chẩn đoán HIV và 

Quá trình xét nghiệm theo dõi điều trị.

Hiện nay người nhiễm virus có thể chữa khỏi HIV được không?

Thực tế, dù căn bệnh này đã phát hiện từ những năm 1981 cho đến nay. Thì các nhà nghiên cứu vẫn chưa có thể nghiên cứu ra loại thuốc đặc trị căn bệnh này.

Tuy nhiên, người bị nhiễm virus HIV cũng đừng quá hụt hẫng vì các nhà nghiên cứu đã tạo ra một loại thuốc có thể ngăn chặn sự phát triển của virus trong cơ thể người nhiễm. Thực tế cho thấy thì họ có thể kiểm soát HIV, giảm khả năng sinh sôi và lây lan của virus, hạn chế tối đa virus HIV nếu người bệnh tuân thủ điều trị. Luôn sử dụng kết hợp ba loại thuốc khác nhau khi điều trị cho người nhiễm HIV. Thì tuổi thọ của người bệnh có thể như một người không bình thường.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT KIẾN THỨC

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%