Search
Close this search box.

Tất tần tật về điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV

Nếu một người bị phơi nhiễm HIV thì phương pháp điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV. Cách điều trị sau phơi nhiễm sẽ giúp người bị phơi giảm rủi ro bị mắc phải căn bệnh lây nhiễm này. Vậy điều trị dự phòng phơi nhiễm như thế nào? Để hiểu rõ hơn, hãy cùng galantclinic.com tìm hiểu chi tiết nhé.

Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV bằng thuốc

Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV được viết tắt là PEP (Pre-Exposure Prophylaxis). Hiện nay, sử dụng thuốc để kháng virus là một trong cách điều trị dự phòng phổ biến cho người có nguy cơ bị nhiễm HIV. Thông thường, nếu một người có nguy cơ bị lây nhiễm thì việc điều trị dự phòng sẽ diễn ra trong vòng 72 giờ để đảm bảo hiệu quả. Dưới đây là quy trình điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV:

  • Bước 1: xử lý ban đầu vết thương bằng các biện pháp như đặt vết thương dưới vào nước đang chảy và khử trùng với cồn y tế.
  • Bước 2: đánh giá khả năng và nguy cơ lây nhiễm thấp hay cao
  • Bước 3: tiến hành xét nghiệm tình trạng bị lây nhiễm HIV của nguồn phơi nhiễm
  • Bước 4: xác định tình trạng HIV của người đang bị phơi nhiễm bệnh
  • Bước 5: bác sĩ điều trị sẽ tư vấn cho người bị phơi nhiễm về nguy cơ nhiễm HIV, các lợi ích của việc điều trị dự phòng sau phơi nhiễm bằng cách sử dụng thuốc
  • Bước 6: kê đơn thuốc kháng virus cho người phơi nhiễm HIV (sử dụng trong 28 ngày)

Lưu ý, khi điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV, việc điều trị tốt nhất là trong vòng 72 giờ. Và thời gian điều trị sẽ là 28 ngày làm đúng theo những chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo việc điều trị diễn ra tốt nhất. Dưới đây là phác đồ dùng thuốc ARV

  • Đối tượng bị phơi nhiễm là người lớn, phác đồ thuốc sẽ bao gồm: TDF + 3TC (hoặc FTC) + DTG (ưu tiên) hoặc TDF + 3TC (hoặc FTC) + LPV/r (thay thế) hoặc TDF + 3TC (hoặc FTC) + RAL (thay thế).
  • Đối tượng bị phơi nhiễm là trẻ em dưới 10 tuổi, phác đồ thuốc sẽ bao gồm: AZT + 3TC + DTG (ưu tiên nếu có sẵn liều DTG đã được phê duyệt) hoặc, AZT + 3TC + LPV/r (thay thế) hoặc, AZT + 3TC + RAL (thay thế).

Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV bằng thuốc

Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV bằng thuốc

Xem thêm: DẤU HIỆU HIV 16 BIỂU HIỆN HIV GIÚP ĐIỀU TRỊ SỚM CÓ KẾT QUẢ HƠN

Tiêm chủng dự phơi nhiễm HIV

Hệ miễn dịch của con người sẽ bị suy yếu dần nếu bị nhiễm virus HIV. Do đó mà người mắc bệnh HIV dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng khác do hệ miễn dịch không còn hoạt động tốt để chống lại các nguy cơ bệnh khác. Và tiêm chủng HIV là một trong những cách để bảo vệ người đã bị nhiễm HIV dự phòng được một số bệnh nhiễm trùng khác.

Việc tiêm chủng kết hợp với một lối sống lành mạnh như một chế độ ăn khoa học, ngủ nghỉ đầy đủ và luyện tập thể dục thường xuyên sẽ giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn. Dưới đây là thông tin về tiêm chủng HIV.

Tiêm chủng trẻ em

  • Đối vẻ trẻ em bị phơi nhiễm thì sẽ tiêm phòng loại vắc xin như BCG trước khi có bằng chứng đã bị nhiễm bệnh. Sau đó trẻ sẽ được theo dõi tình trạng sát sao sau khi tiêm. Với những trẻ có cân nặng thấp hơn 2000g hoặc có các biểu hiện lâm sàng nghi nhiễm sẽ được hoãn tiêm BCG. Trường hợp trẻ đã được khẳng định phơi nhiễm HIV thì sẽ không tiêm vắc xin.
  • Đối với trẻ nhiễm HIV: đối với những trẻ có biểu hiện nặng thì sẽ hoãn tiêm vắc xin sống. Sau đó trẻ sẽ được điều trị bằng ARV cho đến khi tình trạng ổn định trở lại thì sẽ tiêm chủng theo đúng như lịch trình như trẻ không bị nhiễm.

Tiêm chủng người lớn

Sẽ có những lưu ý khi tiêm vắc xin HIV cho người lớn. Đối với bệnh nhân nhiễm HIV khi CD4 < 200 tế bào/mm3 hoặc/và GĐLS 4 thì sẽ không tiêm các loại vắc xin sống. Sau khi ARV được điều trị ổn định trở lại thì sẽ tiêm phòng bình thường như người không bị nhiễm. Còn các loại vắc xin khác thì sẽ tiêm bình thường.

Khác với quá khứ, căn bệnh HIV được xem là án tử cho người bệnh. Nhưng hiện nay, nhờ vào các phương pháp điều trị và điều trị dự phòng HIV mà người bệnh được nâng cao chất lượng cuộc sống.

Với một người lớn bị nhiễm HIV thì nhờ phương pháp điều trị ARV mà có thể sống khỏe mạnh, sinh con và nuôi dạy con cái khỏe mạnh. Một lối sống lành mạnh bên cạnh việc tiêm vắc xin và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình chữa bệnh sẽ mang lại hiệu quả vô cùng lớn.

Tiêm chủng dự phơi nhiễm HIV

Tiêm chủng dự phơi nhiễm HIV

Như vậy, bài viết vừa chia sẻ đến quý bạn đọc thông tin về điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV. Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV sẽ giảm thiểu rủi ro mắc bệnh. Bên cạnh đó, việc điều trị theo phương pháp ARV và tiêm đầy đủ vắc xin sẽ giúp người bệnh được khỏe mạnh bình thường. Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ!

HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM ĐA KHOA GALANT

Cơ sở 1: 104 Trần Bình Trọng, P.1, Q.5, TP.HCM

  • Hotline: 0943 108 138 * 7303 1869
  • Thời gian làm việc: 09h – 20h (T2 – CN)

Cơ sở 2:  23 Yên Đỗ, P.1, Bình Thạnh, TP.HCM

  • Hotline: 0976 856 463 * 7302 1869
  • Thời gian làm việc: 11h – 20h (T2 – T7)

Cơ sở 3: 341/24D Lạc Long Quân, P.5, Q.11, HCM

  • Hotline: 0901 386 618 * 7304 1869
  • Thời gian làm việc: 11h – 20h (T2 – T7)

Email: cskh@wpdemo.galantclinic.com

Website: galantclinic.com * dieutrihiv.com

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT KIẾN THỨC

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%