Search
Close this search box.

Điều trị Pep – dự phòng sau phơi nhiễm HIV bạn đã biết chưa?

HIV không còn là căn bệnh quá xa lạ với mọi người trong xã hội hiện nay. HIV có thể lây nhiễm thông qua nhiều con đường. Việc phòng tránh và điều trị sau phơi nhiễm HIV rất quan trọng. Dự phòng HIV bằng Pep là phương pháp được nhiều người áp dụng. Vậy Pep là thuốc gì? Có thực sự hiệu quả trong điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV?

Như thế nào được coi là phơi nhiễm HIV?

HIV là tên gọi của bệnh lý suy giảm miễn dịch ở người. Virus HIV sẽ tấn công các kháng thể để làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể. Từ đó khiến cho cơ thể trở nên yếu ớt, dễ mắc bệnh hơn. HIV có thể lây nhiễm qua nhiều con đường khác nhau như quan hệ tình dục, tiếp xúc với máu hay dịch tiết người bệnh,…

Phơi nhiễm HIV là trường hợp dễ gặp đối với nhóm đối tượng có nguy cơ cao nhiễm HIV. Phơi nhiễm HIV là tình huống khi cơ thể tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết của người bệnh. 

Phơi nhiễm HIV gặp trong đời sống thường do quan hệ tình dục không có sự bảo vệ hoặc bao cao su bị rách, tiếp xúc với các công cụ như kim tiêm tại nơi công cộng,… Phơi nhiễm trong bệnh viện khi vô tình bị kim tiêm đâm vào da,… 

Việc phơi nhiễm HIV không đồng nghĩa với tình trạng bị lây nhiễm. Nhưng đây là điều kiện cần có để mắc HIV. Chính vì vậy, khi nghi ngờ bản thân bị phơi nhiễm HIV cần tiến hành điều trị. Dự phòng HIV bằng pep là phương pháp ngăn ngừa nguy cơ mắc HIV sau phơi nhiễm an toàn và hiệu quả. Đây được xem là hình thức điều trị cấp cứu cần thiết để bảo vệ tốt sức khỏe của bạn.

hpemobrtgyd678fhgm fepsxi7r7p90fhfpftprr6geuvaisbpk9l4lpt3ymjvz1mbvrjosnes0me2nlom1vmc 3ddhq9ezjsbvodhhc8zd53ssehhed7qzgyrhsqmgk9hiunnyb35yatd6ad63ehvnre c xsr7etua4bvmgex2fkzx gyv65conrvr

Phơi nhiễm HIV

Dự phòng HIV bằng pep cho hiệu quả cao

Dự phòng HIV bằng pep là phương pháp được đánh giá cao để ngăn chặn sự lây nhiễm của virus HIV trong cơ thể. Pep là thuốc chứa thành phần kháng virus HIV. Chúng có tác dụng ngăn chặn sự hình thành và phát triển của virus HIV khi vào cơ thể trong vòng 72 giờ kể từ khi nghi ngờ phơi nhiễm.

Sau khoảng 72 giờ pep hoàn toàn không mang lại hiệu quả như mong muốn. Chính vì vậy, bạn cần sử dụng pep càng sớm càng tốt. Thuốc Pep không nên sử dụng thường xuyên. Bạn chỉ sử dụng chúng vào những thời điểm, tình huống thực sự cần thiết.

Theo đó, khi bạn rơi vào các trường hợp có nguy cơ cao bị phơi nhiễm HIV như: quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su với đối tượng không rõ tình trạng bệnh lý, bao cao su bị rách khi quan hệ tình dục với đối tượng nhiễm HIV, sử dụng chung bơm kim tiêm khi tiêm chích ma túy hay bị tấn công tình dục,…

Sau khi uống thuốc trong vòng 72 giờ kể từ lúc nghi ngờ bị phơi nhiễm, bạn cần kiên trì điều trị trong vòng 28 ngày tiếp theo. Như vậy mới đảm bảo được hạn chế tối đa nguy cơ bị lây nhiễm HIV.

l2vzh5nnolib wh3c0y02nl1j3nchwfuo4mlmpgdf0qrgw2yp kxrtitaqtmjhb 2z5dt 6lcl1ohnbrto8pgphfn qpxi9fwpf6j7mxtbner3b6khn1peevrgxbuv6fiq kgeb gtkzrqo2vtxqcazubnpgtrssx3g 1goclf7vcobhiyp0wpekzccs

Pep dự phòng HIV hiệu quả

Cần làm gì khi uống pep sai giờ?

Như đã đề cập ở trên, dự phòng HIV bằng Pep cần tuân thủ thời gian và những chỉ định trong việc uống thuốc. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người bệnh quên hoặc uống pep không đúng giờ. Tình huống này có thể khiến cho tác dụng của thuốc bị suy giảm nhưng không hẳn là mất hoàn toàn.

Bạn cần uống thuốc ngay khi sực nhớ đã quên. Ngày hôm sau cần tiếp tục uống thuốc theo đúng giờ quy định. Sau khoảng 2 tháng, bạn cần tiến hành xét nghiệm HIV để chắc chắn mình không bị lây nhiễm virus này.

Để hạn chế tình trạng quên và giúp bạn uống thuốc đúng với quy định, hãy áp dụng những phương pháp như sau:

  • Đặt lời nhắc trên điện thoại di động về thời gian cần uống thuốc. Khi vô tình quên sẽ có điện thoại nhắc nhở bạn uống đúng giờ.

  • Hãy đặt thuốc pep tại những vị trí thường xuyên sử dụng để bản thân có thể nhớ uống thuốc mỗi ngày tốt hơn. Các vị trí có thể đặt thuốc pep như đầu giường ngủ, bàn làm việc ở nhà, phòng tắm,…

nd2ruupx441pnriashjumq257oyomq6mwuzetsh54kbaqoaqz pwmonxcfpmgkk hhrvajxhg0fl7jfr4 i3dor0focktsleirkcrkfjxr16jnjr3qquulhhpjsw u8oat0euklqu3ljrx4d3akf9pfnb4uqx ty9fqygtdujkb5fdk0scuv2fajvcw

Quên uống pep có thể giảm hiệu quả của thuốc

Tác dụng phụ có thể gặp phải khi uống pep?

Dự phòng HIV bằng pep sẽ mang lại hiệu quả cao, giúp bản thân phòng tránh lây nhiễm HIV. Pep có mức độ an toàn cao, có thể sử dụng với nhiều đối tượng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, uống pep vẫn có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

Người sử dụng thuốc có thể gặp phải những triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi hay tiêu chảy,… Các triệu chứng này thường không quá nghiêm trọng, có thể tự mất đi sau một thời gian ngắn.

g9ca os5naxbu3mklhqp3ogghfh8dtnby8gwrsq3qb1i8ga7bxucqa7whcbopohj85sl0vczl62rjowpy xoukjl2sgg3hwwj7mfbh01h6 2vkthmlfmw ykf8wlui6dmoednqg9wccsirrikor6klh

Tác dụng phụ có thể gặp khi uống pep

Trong trường hợp các tác dụng phụ kéo dài, nghiêm trọng bạn nên đi gặp bác sĩ để được kiểm tra cẩn thận. Hãy lựa chọn đơn vị cung cấp thuốc Pep chất lượng, uy tín. Tại đây, bác sĩ sẽ có những lời khuyên, tư vấn tận tình giúp cho mọi người hiểu hơn về cách sử dụng thuốc.

Dự phòng HIV bằng pep là giải pháp an toàn và hiệu quả ngay sau khi nghi ngờ bị phơi nhiễm. Cần uống thuốc sớm nhất trong vòng 72 giờ kể từ khi bị phơi nhiễm để bảo vệ an toàn bản thân.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT KIẾN THỨC

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%