Search
Close this search box.

Tìm hiểu về dự phòng HIV bằng Pep và Prep chi tiết nhất

HIV được biết đến là bệnh lây nhiễm qua đường tình dục vô cùng nguy hiểm. Hiện tại vẫn chưa có thuốc điều trị dứt điểm HIV khi không may mắc phải. Chính vì vậy, việc phòng tránh và điều trị chống phơi nhiễm HIV rất quan trọng. Dự phòng HIV bằng Pep và Prep là vấn đề được mọi người hết sức quan tâm. Vậy Pep và Prep là gì? Tầm quan trọng của Pep và Prep.

Khác nhau giữa PEP & PrEP là gì?

PrEP và PEP đều là hai thuật ngữ có liên quan đến điều trị dự phòng HIV, nhưng chúng có ý nghĩa khác nhau.

PrEP (PrEP – Pre-Exposure Prophylaxis):

  • Prep là viết tắt của Pre-Exposure Prophylaxis, có nghĩa là phòng ngừa trước phơi nhiễm.
  • Prep là một phương pháp phòng chống HIV/AIDS bằng cách sử dụng thuốc trước khi tiếp xúc với virus HIV, nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm.
  • Thuốc Prep được sử dụng hàng ngày để giảm nguy cơ nhiễm HIV cho những người ở trong nhóm rủi ro cao.
PrEP miễn phí tại GALANT
PrEP miễn phí tại GALANT


PrEP là thuốc dự phòng HIV trước phơi nhiễm

PEP (Post-Exposure Prophylaxis):

  • PEP là viết tắt của Post-Exposure Prophylaxis, có nghĩa là phòng ngừa sau phơi nhiễm.
  • PEP là một phương pháp phòng chống HIV/AIDS sau khi đã tiếp xúc với virus HIV như chấn thương do kim tiêm, đã quan hệ với người nhiễm/nghi nhiễm HIV mà không sử dụng bao cao su, tuột bao/rách bao.
  • PEP chỉ hiệu quả khi còn trong “thời điểm vàng”, là 72 giờ sau tiếp xúc. Sử dụng càng sớm hiệu quả dự phòng càng cao.

Tại sao phải uống PEP 28 ngày
PEP là thuốc dự phòng HIV sau phơi nhiễm khi còn trong 72 giờ

Vậy, điểm khác biệt chính giữa PrEP và PEP là thời điểm sử dụng và mục đích của chúng. Prep được sử dụng trước khi có tiếp xúc với virus HIV để ngăn chặn lây nhiễm, trong khi PEP được sử dụng sau khi tiếp xúc với virus HIV đã xảy ra để ngăn chặn sự lây nhiễm.

PEP dự phòng sau phơi nhiễm

PEP và PrEP trong ngăn ngừa lây nhiễm HIV

Prep có phải là vắc xin không?

HIV là một loại bệnh lây nhiễm chưa có vacxin phòng tránh. Căn bệnh này khi bị lây nhiễm sẽ gây ra rất nhiều tác động xấu tới sức khỏe người bệnh. Virus HIV sẽ tấn công các tế bào trong cơ thể, gây ra tình trạng suy giảm miễn dịch nghiêm trọng. Đây chính là cơ hội để các mầm bệnh phát triển, phá hoại cơ thể khiến người bệnh suy nhược và mất dần sức sống.

Prep là thuốc giúp phòng tránh lây nhiễm virus HIV hiệu quả. Tuy nhiên, prep không phải là vắc xin. Bởi vắc xin là thuốc được tiêm vào cơ thể giúp sản sinh ra các kháng thể chống lại một loại nhiễm trùng nào đó và có tác dụng trong thời gian dài. 

Tuy nhiên, prep là thuốc được hình thành bởi sự kết hợp của các thuốc kháng virus để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm. Để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất, mọi người cần sử dụng mỗi ngày và đúng giờ. Theo đó, thuốc cũng sẽ hết tác dụng khi bạn ngừng uống.

Hiệu quả của thuốc prep trong phòng tránh lây nhiễm HIV đạt tới 90%. Chính vì vậy, những người có nguy cơ cao bị lây nhiễm có thể sử dụng để bảo vệ sức khỏe bản thân. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng loại thuốc này. Thuốc sẽ không đảm bảo được hiệu quả và ngược lại có sẽ gây ảnh hưởng xấu đến những đối tượng không phù hợp với thuốc. Hãy tiến hành xét nghiệm HIV khi bắt đầu sử dụng hoặc tái sử dụng thuốc.

pep va prep 1 1

Prep không phải là vacxin

Thuốc Prep & Pep có an toàn không?

Thuốc Prep và Pep là hai loại thuốc đều có tác dụng trong việc phòng tránh lây nhiễm HIV. Tuy nhiên, Pep được sử dụng khi nghi ngờ bị phơi nhiễm căn bệnh thế kỷ. Prep lại là thuốc sử dụng trong trường hợp có nguy cơ cao lây nhiễm HIV. Mỗi loại thuốc sẽ được sử dụng trong các tình huống khác nhau. Mọi người cần cân nhắc để đảm bảo được hiệu quả tốt nhất khi sử dụng Pep và Prep.

Dự phòng HIV bằng Pep và Prep đều mang lại hiệu quả cao và an toàn. Phụ nữ có thai, đang cho con bú hay trẻ nhỏ đều có thể sử dụng 2 loại thuốc này. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các đối tượng sử dụng Pep và Prep sẽ gặp phải tác dụng phụ.

Với thuốc Prep và Pep tác dụng phụ xuất hiện chỉ chiếm nguy cơ 10%. Các tác dụng phụ phổ biến là đau đầu, chóng mặt hay đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, buồn nôn, chán ăn. Những tác dụng phụ này thường chỉ kéo dài trong khoảng 1 tuần đầu tiên khi uống thuốc. Bạn vẫn có thể tiếp tục uống thuốc khi không may gặp phải tác dụng phụ.

Sau một thời gian sử dụng, các tác dụng phụ này sẽ dần mất đi. Mọi người không cần phải quá lo lắng đối với loại thuốc này giúp phòng lây nhiễm HIV này. Tuy nhiên, khi dự phòng HIV bằng Pep và Prep bạn đều cần đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn và tư vấn chi tiết. Không nên tự sử dụng để đảm bảo an toàn.

prep du phong phoi nhiem hiv mien phi 2

Thuốc an toàn với sức khỏe

Khi nào dùng Prep, khi nào dừng sử dụng Prep?

Việc dự phòng HIV bằng Pep và Prep cần có sự hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ. Không phải lúc nào bạn cũng có thể sử dụng hoặc tùy ý ngừng sử dụng Prep. Để đảm bảo phát huy tối đa hiệu quả của thuốc Prep, bạn cần tuân thủ thời điểm nên dùng và ngừng sử dụng như sau:

Các đối tượng nên dùng Prep khi có nguy cơ lây nhiễm virus HIV ở mức độ cao. Khi bạn tình của đối tượng đã bị nhiễm HIV và chưa hoặc điều trị ARV hoặc điều trị ở mức độ thấp. Hay đối tượng đó thường xuyên quan hệ tình dục với những người thuộc nhóm có nguy cơ cao nhiễm bệnh HIV.

Ngoài ra, bạn bị rơi vào một hoặc nhiều các trường hợp như quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp bảo vệ an toàn với hơn 1 người, đang điều trị các bệnh về đường tình dục, có sử dụng ma túy hay có nhu cầu sử dụng prep.

Các đối tượng có thể ngừng sử dụng prep khi không có nguy cơ bị lây nhiễm HIV hoặc bắt nguồn từ tác dụng phụ,… Tuy nhiên, việc dừng sử dụng thuốc Prep đều cần phải có sự hướng dẫn từ bác sĩ. Bác sĩ sẽ thông qua  những trao đổi của đối tượng để quyết định đã nên ngừng sử dụng thuốc hay chưa và việc không tiếp tục sử dụng thuốc có đảm bảo an toàn.

Đối với người có quan hệ tình dục đồng giới nam nên sử dụng thêm 2 ngày thuốc Prep kể từ sau lần quan hệ cuối trước khi ngừng dùng thuốc.

Đang dùng Prep có cần sử dụng bao cao su không?

Prep là một loại thuốc giúp phòng ngừa lây nhiễm HIV. Đây là thuốc được sử dụng cho các đối tượng có nguy cơ cao nhiễm bệnh. Khi sử dụng Prep bạn vẫn cần đeo bao cao su trong quan hệ tình dục. Đặc biệt là khi quan hệ tình dục với hơn 1 bạn tình hay thực hiện tình dục đồng giới.

Bởi thuốc Prep không đem lại hiệu quả phòng ngừa lây nhiễm HIV tuyệt đối. Trong một số trường hợp vẫn xuất hiện tỷ lệ nhỏ bị nhiễm bệnh. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn, mọi người vẫn cần sử dụng bao cao su để tránh lây nhiễm tuyệt đối.

Hơn nữa, thuốc prep chỉ có tác dụng trong việc phòng ngừa lây nhiễm bệnh HIV. Trong khi đó, việc quan hệ tình dục thiếu lành mạnh có nguy cơ dẫn đến bị mắc phải nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như giang mai, sùi mào gà, lậu,… Đây đều là những bệnh lý lây nhiễm qua đường tình dục gây ra nhiều tác động xấu tới sức khỏe người mắc phải. Một số bệnh lý có thể gây vô sinh và nguy hiểm hơn là mắc ung thư nếu bị biến chứng. 

Bởi vậy, hãy sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục ngay cả khi đang uống prep để nâng cao hiệu quả bảo vệ sức khỏe bản thân. Dự phòng HIV bằng pep và prep sẽ đạt kết quả tốt hơn khi kết hợp cùng bao cao su.

anh 5 su dung bao cao su giup nam gioi phong lay nhiem giang mai duong vat

Sử dụng bao cao su cả khi đang uống prep

Dự phòng hiv bằng pep và prep

Dự phòng HIV bằng Pep và Prep là những phương pháp được đánh giá cao về hiệu quả đến thời điểm hiện tại. Đây là 2 loại thuốc có khả năng ngăn ngừa mắc HIV hiệu quả và an toàn đối với sức khỏe người sử dụng.

Tác dụng của thuốc:

  • Pep được sử dụng để điều trị trong trường hợp bị phơi nhiễm HIV

  • Prep được sử dụng trong trường hợp dự phòng phơi nhiễm HIV.

Đối tượng dự phòng HIV

  • Những người nghi ngờ bị phơi nhiễm HIV trong quan hệ tình dục, sử dụng chung bơm kim tiêm khi chích ma túy hay tiếp xúc đường máu với người nhiễm HIV. Sử dụng Pep sẽ ngăn ngừa tình trạng mắc HIV hiệu quả trong các tình huống này.

  • Các đối tượng cần sử dụng Prep khi có nguy cơ cao lây nhiễm HIV. Đối tượng này thường phát sinh quan hệ tình dục đồng giới, phụ nữ hành nghề mại dâm hay có lịch sử quan hệ tình dục thiếu lành mạnh. Ngoài ra, các trường hợp khi đối tượng có quan hệ tình dục với người bị nhiễm HIV chưa hoặc đang điều trị bệnh ở mức độ thấp.

Thời gian sử dụng

  • Thuốc pep cần được uống ngay trong vòng 72 giờ kể từ khi bị phơi nhiễm HIV. Sử dụng kéo dài trong khoảng 28 ngày.

  • Sử dụng liên tục ít nhất 7 ngày hoặc 21 ngày trước khi phát sinh quan hệ tình dục. Ngưng sử dụng thuốc sau 28 ngày kể từ lần quan hệ tình dục cuối cùng.

Không nên để bao cao su ở trong ví

Dự phòng HIV bằng pep và prep

Tác dụng phụ khi sử dụng

Sử dụng phương pháp dự phòng HIV bằng Pep và Prep có độ an toàn cao. Hầu hết các đối tượng sử dụng gần như không gặp phải tác dụng phụ. Thuốc có thể sử dụng an toàn với cả phụ nữ đang mang thai, cho con bú hay trẻ nhỏ. 

Tuy nhiên, một số trường hợp có thể gặp phải các triệu chứng như: buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, tiêu chảy, đầy hơi, nóng, mệt mỏi hay chán ăn,… Các triệu chứng này chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn và sẽ tự kết thúc. Bạn không cần ngừng sử dụng thuốc.

PrEP du phong truoc phoi nhiem scaled

Tác dụng phụ khi uống prep

Xem thêm: Cách sử dụng ED-PrEP

Dự phòng HIV bằng Pep và Prep mang lại hiệu quả và độ an toàn cao. Hai loại thuốc này sẽ giúp bảo vệ bạn tránh khỏi việc bị lây nhiễm HIV. Mỗi loại thuốc sẽ được sử dụng trong từng trường hợp khác nhau. Để bảo vệ tốt sức khỏe bản thân nên sử dụng Pep hoặc Prep khi nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao nhiễm HIV.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT KIẾN THỨC

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%