Như chúng ta đã biết, HIV là căn bệnh quái ác đã đeo bám cuộc sống của chúng ta và hủy hoại biết bao nhiêu mảnh đời tươi sáng. Mặc dù vẫn chưa có một loại thuốc nào có thể tiêu diệt hoàn toàn con virus này. Nhưng hiện nay, vẫn có loại thuốc ngăn cản sự phát triển của HIV, đó là thuốc dự phòng sau phơi nhiễm. Nếu bạn vẫn đang băn khoăn không biết nên sử dụng thuốc sau phơi nhiễm có hiệu quả và an toàn không? Bài viết dưới đây sẽ đưa ra cho bạn một đáp án cụ thể nhất.
Thế nào là phơi nhiễm HIV? Dự phòng sau phơi nhiễm là gì?
Thế nào là phơi nhiễm HIV? Dự phòng sau phơi nhiễm là gì?
Ở thời điểm hiện tại, ngoài các biện pháp phòng ngừa , bạn cũng cần nắm được cách điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV để kịp thời ngăn cản những hậu quả có thể xảy ra và làm xấu đi tình trạng sức khỏe
Uống thuốc phơi nhiễm HIV ở giai đoạn sớm sau khi có nguy cơ tiếp xúc với Virus chính là biện pháp an toàn đầu tiên điều trị dự phòng mà bạn cần phải biết. Vậy phơi nhiễm là gì? Dự phòng sau phơi nhiễm là như thế nào?
Phơi nhiễm HIV
Theo cục Phòng chống HIV/AIDS thuộc Bộ Y tế đã giải thích rằng: Phơi nhiễm HIV là trường hợp có tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch cơ thể của người nhiễm HIV hoặc là nghi nhiễm HIV. Từ đó dẫn đến các nguy cơ lây nhiễm HIV.
Phơi nhiễm HIV
Phơi nhiễm HIV được chia làm 2 trường hợp chính là:
- Phơi nhiễm ngoài môi trường nghề nghiệp hay cách khác là lây nhiễm ở cộng đồng: chẳng hạn như dẫm phải kim tiêm, vật sắc nhọn có dính máu, dính phải dịch của người nhiễm HIV….
- Phơi nhiễm nghề nghiệp hay chính là thường xuyên phải tiếp xúc với máu và các dịch của các đối tượng bệnh nhân hay tội phạm,…. thường là các bác sĩ và các chiến sĩ bộ đội, công an.
Tuy nhiên bạn cần phân biệt rõ một điều rằng: Phơi nhiễm HIV sẽ không có nghĩa là người đó cũng sẽ mắc bệnh HIV. Trong thời gian nghi phơi nhiễm là bạn vẫn còn có hy vọng, hãy nhanh chóng sắp xếp điều trị dự phòng sau phơi nhiễm ngay.
Xem thêm: DẤU HIỆU HIV 16 BIỂU HIỆN HIV GIÚP ĐIỀU TRỊ SỚM CÓ KẾT QUẢ HƠN
Dự phòng sau phơi nhiễm HIV là gì?
Dự phòng sau phơi nhiễm HIV là gì?
Theo thuật ngữ khoa học đã đưa ra định nghĩa như sau: Dự phòng sau phơi nhiễm (PEP) là sử dụng thuốc phơi nhiễm HIV – đây là thuốc kháng virus ARV, để ngăn ngừa nhiễm virus HIV này sau khi thực hiện hành động tiềm ẩn các nguy cơ lây nhiễm bệnh. Sau phơi nhiễm HIV, virus này sẽ không ảnh hưởng ngay lập tức toàn bộ hệ thống mà sẽ đan xen vào đó một khoảng thời gian trì hoãn khoảng 2 cho đến 3 ngày trước khi xuất hiện trong máu.
Trong giai đoạn được cho là “cửa sổ cơ hội hy vọng” này, thuốc kháng sinh virus có thể phòng ngừa nhiễm bệnh bằng cách khống chế sự nhân lên của các con virus sau đó cô lập và đào thải những tế bào bị nhiễm HIV ra khỏi cơ thể.
Tuy nhiên không phải ai cũng có thể thành công và thực hiện chính xác đến như vậy. Những người thuộc nhóm đối tượng dưới đây cần nhanh chóng thực hiện dự phòng sau phơi nhiễm gồm có:
- Đầu tiên chính là con đường lây nhiễm HIV nhanh nhất: Quan hệ tình dục không sử dụng các biện pháp an toàn đối với bạn tình thuộc đối tượng nghi nhiễm HIV.
- Tiếp đến là những người cũng quan hệ tình dục không an toàn với những người bị nghi nhiễm mắc HIV. Nhưng khác ở chỗ là bị tấn công tình dục, không phải là tự nguyện quan hệ.
- Cuối cùng cũng chính là con đường nhanh nhất có thể nhiễm HIV là dùng chung, dùng lại các bơm kim tiêm có đã sử dụng qua và dính máu hay dịch của những người nghi nhiễm HIV.
Vào ngày 1/12/2017, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 5418/ QĐ – BYT về việc điều trị ARV cho tất cả người nghi nhiễm HIV. Đặc biệt không phụ thuộc vào giai đoạn lâm sàng. Việt Nam còn áp dụng mô hình xét nghiệm và điều trị. Bên cạnh đó mở rộng cho tất cả người nhiễm HIV.
Vậy thời gian nào là hợp lý để dự phòng sau phơi nhiễm HIV
Vậy thời gian nào là hợp lý để dự phòng sau phơi nhiễm HIV
Thời gian hoàn hảo và tốt nhất hay gọi là “khung giờ vàng” dành cho những bạn dự phòng sau phơi nhiễm sẽ có thời gian cụ thể. Bạn cần bắt đầu uống thuốc càng sớm càng tốt vì tỉ lệ hiệu quả của thuốc có thể sụt giảm theo từng giờ nhất định. Cụ thể là trong vòng 72 giờ là thời gian tốt nhất. Duy trì uống thuốc kháng virus hàng ngày trong vòng 28 ngày, ngưng thuốc khi xác định nguồn phơi nhiễm đã âm tính với virus HIV.
Hy vọng bạn đọc đã kịp ghi nhớ những thông tin cần thiết liên quan đến việc uống thuốc dự phòng sau phơi nhiễm HIV. Chúc các bạn sớm vượt qua được giai đoạn khủng hoảng và khó khăn này.
HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM ĐA KHOA GALANT
Cơ sở 1: 104 Trần Bình Trọng, P.1, Q.5, TP.HCM
- Hotline: 0943 108 138 * 028. 7303 1869
- Thời gian làm việc: 09h – 20h (T2 – CN)
Cơ sở 2: 23 Yên Đỗ, P.1, Bình Thạnh, TP.HCM
- Hotline: 0976 856 463 * 028. 7302 1869
- Thời gian làm việc: 11h – 20h (T2 – T7)
Cơ sở 3: 341/24D Lạc Long Quân, P.5, Q.11, HCM
- Hotline: 0901 386 618 * 028. 7304 1869
- Thời gian làm việc: 11h – 20h (T2 – T7)
Email: cskh@wpdemo.galantclinic.com
Website: galantclinic.com * dieutrihiv.com