Search
Close this search box.

[Góc giải đáp] HIV giai đoạn cuối sống được bao lâu?

HIV giai đoạn cuối sống được bao lâu? Đây có lẽ là thắc mắc của rất nhiều người bệnh và người nhà bệnh nhân nhiễm HIV. Thông thường HIV sẽ tiến triển theo 4 giai đoạn. Trong đó, người bệnh chuyển sang AIDS thì cơ thể suy kiệt, nguy cơ tử vong là tất yếu. Vậy chính xác thì người nhiễm HIV giai đoạn cuối có thể sống bao lâu? 

HIV giai đoạn cuối sống được bao lâu? 

Ở giai đoạn cuối của HIV, số lượng tế bào Lympho T-CD4 bắt đầu sụt giảm đáng kể. Đồng thời, tải lượng virus HIV lại tăng cực kỳ cao trong giai đoạn này. 

aqp2sutghiaohtwrojpa2ha9apcy6mkv2a ir4ltnwbplk3iio9 i6xuicn qrf61fohibus5a

Ảnh 1: HIV giai đoạn cuối sống được bao lâu? 

Trường hợp số lượng tế bào CD4 giảm xuống dưới mức 200, người bệnh và người nhà cần chuẩn bị tâm lý đón nhận tình huống xấu nhất. Khi chuyển sang giai đoạn AIDS nguy cơ tử vong cho người nhiễm bệnh giống như một sự tất yếu. 

Trường hợp không áp dụng các biện pháp điều trị, tuổi thọ của người bệnh thường không vượt quá 36 tháng. Thời gian sống thậm chí sẽ giảm xuống chỉ còn khoảng 12 tháng nếu người bệnh xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng cơ hội. 

Tuy rằng cơ thể của người bị nhiễm HIV trong giai đoạn cuối bị suy giảm hầu hết các chức năng. Thế nhưng, vẫn có trường hợp người bệnh kéo dài thêm sự sống nhờ vào việc tuân thủ phác đồ điều trị bằng thuốc kháng virus. 

Thuốc kháng virus không thể điều trị hoàn toàn căn bệnh thế kỷ HIV / AIDS nhưng nếu dùng thêm thuốc, người bệnh có thể giảm nguy cơ lây nhiễm cho người xung quanh. Tuy vậy, cũng phải lưu ý rằng không phải lúc nào thuốc cũng mang lại hiệu quả điều trị như mong muốn. Do đó ngay khi phát hiện nhiễm HIV, người bệnh cần điều trị càng sớm càng tốt. 

Thời điểm người nhiễm HIV được chẩn đoán chuyển sang AIDS

Người nhiễm HIV chính thức được chẩn đoán chuyển sang giai đoạn AIDS là khi số lượng tế bào lympho T-CD4 thấp hơn 200 tế bào/1μL khối máu. Đây chính là giai đoạn tiến triển bệnh cuối cùng của người bị nhiễm HIV. 

7yqh3ckifyvsnr6oqp8k9ezx h17pwgmn9gmnnjmo3qvzvda7shy2pksc7 hqo5gsci41n2nn0zqwuffcn9hwe2krxfr2edrkqzhd7dfmexww8bgsy1knr97bvgq1mumm kfcxjwttiygimc167btdo4 vjixshqrbzr7qlczv iofrex ymhys8wpqg

Ảnh 2: Nếu lượng lympho T-CD4 thấp hơn 200 có nghĩa người bệnh đã chuyển sang AIDS 

Người bệnh khi tiến triển đến giai đoạn cuối thì cơ thể gần như suy kiệt hoàn toàn. Hệ miễn dịch lúc này không còn duy trì được chức năng bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây hại. Nguy cơ tử vong trong giai đoạn cuối giống như một sự tất yếu dù sớm hay muộn người bệnh đều phải đối mặt. 

Bệnh lý thường gặp khi người nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn cuối

Hệ miễn dịch của cơ thể người bệnh trong giai đoạn cuối đã bị tổn thương nặng nề. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiễm trùng cơ hội, làm tăng nguy cơ tử vong ở người nhiễm bệnh. 

Bệnh lý nhiễm trùng xuất hiện

rxf0 5l81xswdhp mnctut01rugkfkdvblmv5qlckuk0wjik klz80 nfyj8syv n0kmsgnqw1yy9 aigr4tec9flqu6x6qeapqoya3kol8uqskraohtaxh6iimvkxrrwffdfi9cefukdrtwixzfkgori0smoyzoxv2gs1x tvbtlha1pdrkumttyia

Ảnh 3: Hình ảnh nấm Candida gây ra tình trạng viêm nhiễm

Bệnh lý nhiễm trùng thường gặp ở người nhiễm HIV giai đoạn cuối là bệnh lao, nhiễm nấm Candida, viêm màng não Cryptococcus,.. 

  • Bệnh lao: Bệnh liên quan đến nhiễm trùng cơ hội rất hay gặp ở người nhiễm HIV trong giai đoạn cuối. Người bệnh nếu mắc thêm bệnh lao thì nguy cơ tử vong sẽ tăng sớm sẽ tăng lên. 

  • Nhiễm nấm Candida: Tình trạng nhiễm nấm Candida ở người nhiễm HIV giai đoạn cuối là nguyên nhân gây viêm nhiễm. Chẳng hạn như viêm nhiễm tại vùng miệng, bộ phận sinh dục, lưỡi và thực quản. 

  • Nhiễm virus Cytomegalovirus: Một loại virus Herpes dễ dàng lây nhiễm qua đường nước bọt, đường máu, đường nước tiểu, lây từ mẹ sang con,.. Loại virus này làm tăng nguy cơ tử vong ở người nhiễm HIV giai đoạn cuối. 

  • Cryptosporidiosis: Một loại virus lây lan qua đường ăn uống. Chúng thường sống ký sinh trong đường ruột và ống mật. Virus Cryptosporidiosis chính là nguyên nhân khiến người nhiễm HIV bị tiêu chảy kéo dài. 

  • Viêm màng não Cryptococcus: Bệnh nhiễm trùng ảnh hưởng liên hệ thần kinh của người bị HIV. 

  • Nhiễm độc: Tình trạng nhiễm độc ở người bị HIV giai đoạn cuối thường là do một loại ký sinh trùng mang tên Toxoplasma Gondii. Nếu xâm nhập thành công lên não, loại ký sinh trùng này sẽ gây ra các cơn động kinh. 

Người nhiễm HIV có nguy cơ bị ung thư 

Người bị nhiễm HIV giai đoạn cuối có nguy cơ cao mắc ung thư hạch và ung thư Kaposi. 

  • Ung thư hạch: Xuất phát từ tế bào bạch cầu. Người nhiễm HIV tiến triển đến giai đoạn cuối thường nổi hạch trên khắp cơ thể. 

  • Ung thư Kaposi: Là những khối u hình thành từ thành mạch máu. Đây là một loại ung thư hiếm gặp ở người bình thường nhưng lại rất hay gặp ở người bị nhiễm HIV giai đoạn cuối. 

Một số bệnh lý khác

Một vài bệnh lý hay gặp khác ở đối tượng nhiễm HIV giai đoạn cuối phải chế đến như bệnh thận, biến chứng liên quan đến hệ thần kinh, giảm cân đột ngột không rõ lý do. 

  • Bệnh thận: Thận không còn duy trì được chức năng bình thường. Bệnh lý này chính là tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc kháng virus HIV. 

  • Bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh: Người nhiễm HIV có xu hướng bị trầm cảm, lo lắng quá mức, hay quên,… Thậm chí một số người bệnh còn mất trí nhớ, hành vi thay đổi hoàn toàn. 

  • Giảm cân không rõ nguyên nhân: Cân nặng của người nhiễm HIV thường giảm khoảng 10% tổng khối lượng cơ thể. Kèm theo đó là triệu chứng tiêu chảy kéo dài, cơ thể suy nhược, sốt cao liên tục. 

Làm thế nào để làm chậm HIV tiến triển đến giai đoạn cuối? 

sjnup7hejnpvhdkilii5hdcad6fzyacu7i3x4ipdhplc3dpgm

Ảnh 4: Người nhiễm HIV điều trị sớm bằng thuốc kháng virus HIV 

Người nhiễm HIV không thể tránh khỏi nguy cơ bệnh tiến triển đến giai đoạn cuối. Tuy nhiên thông qua việc áp dụng đúng phác đồ điều trị, duy trì lối sống lành mạnh, người bệnh có thể làm chậm tốc độ tiến triển bệnh đến giai đoạn cuối. 

  • Tuân thủ phác đồ điều trị bằng thuốc ARV: Áp dụng đúng các đồ điều trị chính là cách để người bệnh kéo dài tuổi thọ, duy trì cuộc sống bình thường. 

  • Duy trì lối sống lành mạnh: Người nhiễm HIV không nên hút thuốc lá, từ bỏ thói quen tiêm chích ma túy, không sử dụng các chất kích thích, ngủ đủ giấc,.. Duy trì lối sống lành mạnh chính là cách để người bệnh kéo dài sự sống. 

  • Tập luyện thể thao mỗi ngày: Người bệnh nên duy trì thói quen tập luyện thể thao, giúp cơ thể tăng tính dẻo dai và sức chịu đựng. 

Bên cạnh đó, mỗi người bệnh cũng nên tìm cách chia sẻ tình trạng bệnh với người thân, tham gia các hội nhóm cùng cảnh ngộ. Trong mọi hoàn cảnh, người bệnh không nên từ bỏ hy vọng. 

HIV giai đoạn cuối sống được bao lâu còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người. Thường thì khi chuyển sang giai đoạn AIDS, người bệnh chỉ có thể sống thêm được từ 12 đến 36 tháng. Muốn làm chậm tốc độ tiến triển bệnh đến giai đoạn cuối, người bệnh nên điều trị sớm bằng thuốc kháng virus HIV. 

HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM ĐA KHOA GALANT

CS1: 104 Trần Bình Trọng, P.1, Q.5, TP.HCM

Hotline: 0943 108 138 *  028. 7303 1869

Làm việc: 09:00 – 20:00 (Thứ 2 – Chủ nhật)

 CS2: Số 23 Yên Đỗ, P.1, Bình Thạnh, TP.HCM

Hotline: 0976 856 463 *  028. 7302 1869

Làm việc: 11:00 – 20:00 (Thứ 2 – Thứ 7)

 CS3: 96 Ngô Thị Thu Minh, P.2, Q. Tân Bình

Hotline: 0901 386 618 *  028. 7304 1869

 Làm việc: 11:00 – 20:00 (Thứ 2 – Thứ 7)

 CS4: 15 Đường Số 3 (Cư Xá Lữ Gia), P.15, Q.11

Hotline: 0932 623 048*  028. 7300 5222

Làm việc: 11:00 – 20:00 (Thứ 2 – Thứ 7)

 CS5: 417/21 Quang Trung. P10, Quận Gò Vấp

Hotline: 0906 200 902*  028. 7305 1869

 Làm việc: 11:00 – 20:00 (Thứ 2 – Thứ 7)

Email: cskh@wpdemo.galantclinic.com * www.galantclinic.com *www.dieutrihiv.com 

#galantclinic #phongkhamdakhoa #namkhoa #xetnghiemhiv #benhdalieu #dieutrihiv #benhmantinh #xetnghiemnoitiet #dieutrihivbaohiemyte #dieutriARV #hormone #glbt

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT KIẾN THỨC

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%