HIV là một căn bệnh “thế kỷ” vô cùng nguy hiểm và cho đến nay trên thế giới vẫn chưa có loại thuốc đặc trị nào. Chính vì lý do này mà nhiều người nhiễm bệnh thường bị mọi người xung quanh kỳ thị và xa lánh. Vậy có phải bệnh HIV rất khó lây và nếu có thì lây qua những đường nào?
Liệu rằng căn bệnh HIV rất khó lây như bạn nghĩ
Bệnh HIV rất khó lây có đúng không?
Ngày nay, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm được rất nhiều những thông tin liên quan đến virus HIV trên sách báo hay các phương tiện truyền thông. Trên thực tế, nếu tuân thủ theo liệu trình điều trị thì những người nhiễm HIV vẫn sẽ bình thường và có cuộc sống khỏe mạnh như bao người khác. Khi đó, khả năng lây truyền từ người nhiễm bệnh sang cho người khác là không có.
Bên cạnh đó, có nhiều nguồn thông tin cho rằng bệnh HIV rất khó lây. Thế nhưng đây là một nhận định không hề đúng. Nếu người nhiễm bệnh không đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc phòng ngừa lây nhiễm thì khả năng lây truyền bệnh cho người khác vẫn là rất cao.
Trong điều kiện môi trường bình thường, vi rút HIV có thể tồn tại trong bơm kim tiêm 5 ngày và nếu sau 5 ngày thì rất khó để lây nhiễm. Theo nghiên cứu cho thấy, loại vi rút này được phát hiện nhiều nhất trong máu, trong sữa và sinh dịch của người nhiễm bệnh.
Virus HIV còn tồn tại trong các thể khác như trong nước bọt, nước tiểu, nước mắt hoặc mồ hôi của người nhiễm bệnh. Thế nhưng virus HIV nằm trong những thể kể trên không nhiều, thậm chí là rất ít và không có khả năng lây nhiễm từ người sang người. Qua đó, ta có thể thấy rằng những tiếp xúc thông thường như chạm tay, ôm hoàn toàn không phải là con đường lây nhiễm của HIV.
> Những con đường không lây truyền HIV
Bệnh HIV lây truyền qua những con đường nào?
HIV rất dễ lây truyền qua đường máu, nó được tìm thấy nhiều trong máu và trong các thành phần của máu như tiểu cầu, hồng cầu, huyết tương… Do đó, HIV dễ dàng lây truyền từ người này sang người khác qua máu và các sản phẩm của máu có nhiễm HIV trong những trường hợp sau đây:
-
Vi rút lây truyền từ người sang người qua các dụng cụ tiêm chích như dùng chung bơm kim tiêm, kim châm cứu, kim xăm hay lưỡi dao cạo râu.
-
Vi rút cũng có thể lây truyền qua những vật dụng dính máu của người khác như khi dùng chung bàn chải đánh răng.
-
Các trường hợp tiếp xúc trực tiếp với máu của người nhiễm bệnh vào những vết thương hở, qua các hoạt động truyền máu bằng các dụng cụ lấy máu không được tiệt trùng một cách đảm bảo.
Những đối tượng có nguy cơ lây nhiễm bệnh HIV
Đường tình dục cũng là một trong những con đường lây nhiễm của căn bệnh HIV. Tất cả các hình thức quan hệ tình dục của người nhiễm bệnh đều mang khả năng lây nhiễm cao cho đối phương. Mỗi hình thức quan hệ sẽ có mỗi mức độ nguy cơ lây nhiễm khác nhau, mức độ lây nhiễm cao nhất là quan hệ qua đường hậu môn và thấp nhất là quan hệ bằng miệng. Theo một số nghiên cứu, người nhận tinh dịch là người mang nguy cơ lây nhiễm cao.
Vi rút HIV cũng rất dễ dàng lây truyền từ mẹ sang con, trong suốt quá trình mang thai và đến khi cho con bú thì người mẹ bị nhiễm bệnh có thể lây nhiễm cho trẻ. Những con đường có thể lây nhiễm là qua nước ối, dịch âm đạo hay dịch tử cung của người mẹ, qua đường sữa hoặc cũng có thể là qua những vết nứt ở núm vú của mẹ khi cho con bú.
HIV lây truyền từ đường mẹ sang con
-
Trong quá trình người mẹ mang thai: Qua nhau thai, vi rút có khả năng lây truyền từ máu của người mẹ nhiễm bệnh sang cơ thể của thai nhi.
-
Khi sinh con: trong quá trình đẻ, qua niêm mạc mắt, mũi hay xây xát thì vi rút HIV có thể lây truyền từ nước ối, sinh dịch của người mẹ nhiễm bệnh thâm nhập vào cơ thể của trẻ.
-
Trong khi người mẹ cho con bú, thông qua đường sữa hay các nứt ở núm vú của người mẹ nhiễm bệnh hoặc khi trẻ có vết thương ở miệng. Đây là những nơi mà vi rút HIV có thể lây truyền từ mẹ sang con.
HIV rất khó lây truyền qua đường nào?
Những tiếp xúc thông thường giữa người với người, khi hai người hôn nhau hoặc bị muỗi cắn là những con đường mà virus HIV rất khó lây truyền. Chúng ta đều biết rằng nguyên nhân chính gây ra bệnh sốt xuất huyết là do muỗi cắn và hay lầm tưởng rằng HIV cũng vậy. Nhưng thực tế, cơ thể muỗi hoàn toàn không phải là môi trường sống và sinh sản của virus HIV.
Những con đường mà HIV không lây quyền qua
Khi phân tích các thành phần của những chất dịch trong cơ thể, các nhà khoa học đã đưa ra kết luận rằng trong nước bọt của người bị nhiễm HIV có một lượng rất ít vi rút nên khả năng lây nhiễm bệnh từ người sang người qua con đường này là không thể. Đối với trường hợp hai người tiếp xúc như hôn nhau thì virus chỉ lây nhiễm khi lúc đó cả hai đều bị chảy máu chân răng hay vết loét trong miệng…
HIV nguy hiểm với xã hội vì sao?
Cho đến hiện tại thì HIV vẫn là một căn bệnh nguy hiểm và vẫn chưa có thuốc trị khỏi. Song, không những ảnh hưởng đến các cá nhân nhiễm bệnh, căn bệnh này còn có những ảnh hưởng to lớn đến xã hội và những hậu quả này là không thể lường trước.
HIV cùng những ảnh hưởng đến cá nhân và xã hội
-
Căn bệnh HIV ảnh hưởng đến kinh tế: theo thống kê, số người nhiễm HIV đều nằm trong lứa tuổi lao động. Số lượng nhiều người bị nhiễm bệnh và chết đi ở lứa tuổi lao động sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển kinh tế của từng gia đình và toàn xã hội.
-
Tâm lý xã hội sẽ bị ảnh hưởng, về lâu sẽ gây ra tình trạng phân biệt đối xử, vì sự sợ hãi căn bệnh này mà nhiều xa lánh, hắt hủi người nhiễm bệnh.
-
HIV làm ảnh hưởng nặng nề đến hệ thống y tế của quốc gia: người nhiễm bệnh thì tăng lên nhưng thuốc đặc trị thì lại không có, điều này khiến hệ thống y tế bị quá tải và nguy cơ lây nhiễm vi rút này trong môi trường y tế tăng lên.
-
Ảnh hưởng nghiêm trọng hơn nữa của HIV là làm giảm tuổi thọ trung bình con người, tỷ lệ chết sơ sinh và tỷ lệ chết mẹ ngày càng tăng.
Vì sao phải điều trị HIV?
Sau khi nhận kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút, người nhiễm bệnh nên bắt đầu điều trị HIV càng sớm càng tốt. Hiện nay, những người không may sống chung với HIV được bộ y tế khuyến nghị điều trị bằng liệu pháp kháng retrovirus (hay còn gọi tắt là ART). Loại thuốc điều trị này có khả năng giúp người nhiễm bệnh có cuộc sống khỏe mạnh và có thể sống lâu hơn. Làm giảm sự lây nhiễm cũng là một chức năng của liệu pháp này.
HIV là căn bệnh đòi hỏi người bệnh phải điều trị suốt đời. Việc dùng liệu pháp điều trị bệnh hàng ngày có tác dụng ngăn ngừa sự tăng lên, sự đột biến cũng như ngăn cản quá trình tạo ra vi rút kháng thuốc. Bên cạnh đó, một điều quan trọng là người sống chung với HIV cần thường xuyên đến gặp bác sĩ và tuân thủ tốt chế độ điều trị vi rút HIV.
Ngăn ngừa nguy cơ đột biến và tạo virus HIV kháng thuốc
Xem thêm:
> XÉT NGHIỆM HIV BAO NHIÊU TIỀN
HIV là căn bệnh nguy hiểm và cho đến hiện tại vẫn chưa có thuốc để điều trị. Tuy nhiên, HIV rất khó lây là một nhận định hoàn toàn không đúng. Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ hiểu rõ về các con đường lây nhiễm cùng như các con đường không lây nhiễm của HIV và biết cách tuân thủ phòng ngừa để ứng phó nếu không may sống chung với loại virus này.