Search
Close this search box.

Tế bào lympho TCD4 và bệnh HIV/AIDS

Số lượng của tế bào lympho TCD4 là công cụ hỗ trợ phản ánh hệ miễn dịch cơ thể hoạt động tốt thế nào. Đây là những tế bào bạch cầu giúp chống lại sự nhiễm trùng, đồng thời cũng là đích đến của những siêu vi gây bệnh HIV. Do đó việc theo dõi lượng tế bào lympho TCD4 được coi là điều vô cùng cần thiết trong việc khởi trị và theo dõi điều trị cho bệnh nhân nhiễm HIV. Để hiểu rõ hơn khi ở trong tế bào limpho T HIV như thế nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết ngay sau đây.

Định nghĩa bệnh HIV/AIDS

Hiện tại hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (hay AIDS) là bệnh lý rất nguy hiểm, gây ra bởi vi rút HIV và được gọi tắt là HIV/AIDS. Theo đó căn bệnh này sẽ khiến cho cơ thể bị mất đi sức đề kháng với những vi sinh vật, các vi sinh vật thông thường không thể gây bệnh cũng trở thành vi khuẩn gây bệnh và gây ra nhiễm trùng cơ hội khiến cho ung thư phát triển dễ dàng. 

hvw6z1paiae7r5tukqrvco7quk6npaak1dr1twl4cfe6loplhtkftt7i04cwr362vmihubb3amyfv7d7og0lwhpikgmeu3ceg57qhla na4sio y rylabffeclmk lwrmtip q

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải là bệnh lý rất nguy hiểm, gây ra bởi vi rút HIV

Một bệnh nhân bị nhiễm HIV sẽ là nguồn lây nhiễm HIV suốt đời cho tất cả người khác. Nhưng điều nguy hiểm nhất đó chính là hầu hết các bệnh nhân đều không có bất cứ triệu chứng nào trong suốt một khoảng thời gian dài. Chính vì vậy rất nhiều người không biết bản thân bị bệnh và vẫn tiếp xúc, lây nhiễm vi rút cho mọi người xung quanh. AIDS (Acquired Immune Deficiency Syndrome) chính là giai đoạn cuối cùng của HIV.

Virus HIV có trong các loại dịch cơ thể nào?

Vi rút HIV có nguồn lây là những bệnh nhân bị nhiễm ở tất cả những giai đoạn. Virus có trong dịch âm đạo, tinh dịch, máu và những sản phẩm từ máu, nước mắt, nước bọt, sữa mẹ, dịch não tủy. Nhưng hiện tại nó chỉ có thể lây nhiễm qua 3 con đường xác định là:

  • Lây truyền qua đường máu

  • Quan hệ tình dục không đảm bảo độ an toàn

  • Lây truyền từ mẹ qua con (thông qua nhau thai, khi chuyển dạ và thông qua sữa mẹ)

9v1nysilf8ahfxcmhjymuht0tmza7vi y6uaoqee5opccqd8yfwog9t6tnavahmdc

Vi rút HIV có nguồn lây là những bệnh nhân bị nhiễm ở tất cả những giai đoạn

Sự rối loạn hệ miễn dịch của bệnh nhân HIV

Sau khi xâm nhập trực tiếp vào trong cơ thể con người, virút HIV sẽ có ái tính chủ yếu cùng tế bào lympho TCD4. Bên cạnh đó vi rút HIV cũng có thể xâm nhập trực tiếp vào nhiều tế bào khác trong hệ miễn dịch ví dụ tế bào lympho bào B, tế bào nguồn, đại thực bào, tế bào xơ non, tế bào hình sao,…

Những rối loạn chính sẽ xảy ra ở bệnh nhân bị nhiễm HIV/AIDS gồm có:

  • Bị giảm lượng TB lympho T toàn phần và đặc biệt lượng TB TCD4 sẽ bị giảm nặng, tỷ lệ của TCD4/TCD8 sẽ bị giảm.

  • Bị suy giảm chức năng của nhân tế bào miễn dịch, bị giảm tăng sinh tế bào cùng những chất gây phân bào, nguyên bào và giảm đáp ứng độc tế bào vì giảm chức năng tế bào NK (Natural Killer) và TCD8.

  • Tăng phức hợp miễn dịch và tăng những tự kháng thể cũng như một số protein khác có trong huyết thanh.

  • Giảm gamma – Interferon.

  • Tăng gamma – globulin.

  • Giảm đáp ứng của kháng thể nguyên phát đối với những kháng nguyên mới lần đầu tiếp xúc.

66cuyvq6fgy5dysgmqpjhed6ogqhfhwevv7tsxvxavt0wlev on4lgkffz xtppvf7ysgvzqm63us391somx9idjwlmk20der0oozulzotsy7zfzewriteutov pvizklxq gu

Sau khi xâm nhập, virus HIV sẽ có ái tính chủ yếu cùng tế bào lympho TCD4

Do sự ảnh hưởng một cách nghiêm trọng tới từ những tế bào miễn dịch mà bệnh nhân bị nhiễm HIV/AIDS sẽ dễ mắc phải những bệnh nhiễm trùng cơ hội hay mắc những loại ung thư. 

Mối liên hệ giữa các tế bào T-CD4 và nhiễm HIV như thế nào?

Đối với người không bị nhiễm HIV, lượng tế bào CD4 có thể trong khoảng từ 500 tới 1500. Ngoài ra đối với những người đã bị nhiễm HIV, thông thường lượng CD4 đạt trên 500 được coi là có sức khỏe tốt.

Tuy nhiên ngược lại đối với những ai đã bị nhiễm HIV và đang tiếp tục tiến triển thì số lượng những tế bào này sẽ giảm dần. Người nhiễm HIV có lượng tế bào CD4 ở mức dưới 200 thì bệnh HIV sẽ chuyển qua giai đoạn AIDS. Đồng thời sẽ có nguy cơ nhiễm những bệnh lý nghiêm trọng rất cao. Khi đó phác đồ điều trị cần được khuyến nghị cho tất cả các bệnh nhân bị nhiễm HIV. Bên cạnh đó điều này cũng đặc biệt quan trọng với những ai có lượng CD4 thấp.

Nếu như bạn kiểm soát và điều trị hiệu quả HIV, virus HIV sẽ được kiểm soát và số lượng CD4 cũng sẽ tăng dần. Ngoài ra hệ thống miễn dịch cũng được củng cố vững chắc và tương đương như người bình thường. 

fp9l3ld0f9oobua93vbpqvrb jcsz1x5eoyerr46feiunxy6eugl4msxlrnwh4a9vz0tilhjvj35ntaahddyf7pv7th0ahvxi80qzwg8spff

Lượng tế bào CD4 ở mức dưới 200 thì bệnh HIV sẽ chuyển qua giai đoạn AIDS

Đối với những trường hợp đã bị nhiễm HIV và không điều trị HIV thì số lượng CD4 cũng sẽ giảm theo thời gian. Nếu như lượng tế bào CD4 giảm xuống càng thấp thì khi đó hệ thống miễn dịch cũng ngày càng yếu kém, nguy cơ mắc bệnh sẽ càng tăng cao. 

Virus HIV ở trong cơ thể người và tế bào lympho TCD4

Tế bào lympho TCD4 được coi là mục tiêu chính của loại vi rút HIV này. Vì hiện tại tế bào lympho TCD4 có khá nhiều thụ thể CD4 và nhiều hơn hẳn so với những loại tế bào khác. TCD4 còn đảm nhiệm vai trò là một “nhạc trưởng” trong việc đáp ứng miễn dịch cơ thể. Thông thường sự suy giảm của TCD4 sẽ đi kèm với tình trạng suy giảm hệ miễn dịch và những nhiễm trùng cơ hội. 

HIV sẽ gắn vào bề mặt của tế bào đích nhờ vào sự liên kết đặc biệt của phân tử gp120 (là phân tử trên lớp vỏ ngoài vi rút) với những thụ thể CD4 (hiện có trên tế bào miễn dịch của cơ thể con người). Ngay sau khi bám vào trong tế bào đích, nó sẽ tạo ra hiện tượng hòa màng, bộ gen cũng như enzym HIV giải phóng vào tế bào con người và sẽ nhân lên.

Nếu như virus xâm nhập trực tiếp vào trong tế bào, hai khả năng có thể xảy ra là: 

8lfd7koojfecc3ylld sfqvflllkro24llcgembqakzudzei6fxzixxzk z8xl0m qrhcfjzkt bwri26rmxuc8knl2 15kix6j7ry iu1qas1mtfpeybfjtm9rehpjlwsgveh0

Lympho TCD4 có khá nhiều thụ thể CD4 và nhiều hơn hẳn so với những loại tế bào khác

  • Vi rút “ngủ”: Đây chính là giai đoạn không có triệu chứng, nhưng tế bào lympho TCD4 đã bị nhiễm vi rút (có chứa enzym và bộ gen của HIV) vẫn có thể lây nhiễm cho người khác.

  • Nếu như tế bào TCD4 hoạt hóa thì nó vô tình sẽ trở thành nhà máy sản xuất ra HIV. Những vi rút mới được tạo thành sẽ phá vỡ đi tế bào TCD4, gây ra tình trạng giảm số lượng TB lympho T-CD4. Bên cạnh đó nếu như tế bào bị phá vỡ thì virus sẽ “tràn ra” và tiếp tục lây nhiễm cho những tế bào lành khác.

TCD4 giảm dần theo các giai đoạn tiến triển của HIV/AIDS

HIV ở giai đoạn sơ nhiễm sẽ nhân lên nhanh chóng và phá hủy những tế bào lympho TCD4, gây ra những triệu chứng không điển hình ví dụ như tiêu chảy, viêm họng hoặc sốt nhẹ,… Trong giai đoạn từ 4 đến 8 tuần, cơ thể của người bệnh sẽ hình thành những đáp ứng miễn dịch, giúp ngăn chặn virus nhân lên. Ở cuối giai đoạn này sẽ có sự phục hồi nhẹ đối với lượng tế bào TCD4 cũng như sự suy giảm của nồng độ virus tự do có trong máu người nhiễm.

gavfpyh

HIV ở giai đoạn sơ nhiễm sẽ nhân lên nhanh chóng và phá hủy những tế bào lympho TCD4

Ở giai đoạn mãn tính sẽ không xảy ra bất cứ triệu chứng nào và kéo dài trong khoảng từ 3 tới 7 năm. Lượng tế bào TCD4 trong giai đoạn này sẽ giảm dần, hệ miễn dịch sẽ bị mất kiểm soát và bị suy giảm.

Ở giai đoạn cuối HIV sẽ chuyển qua AIDS, bệnh nhân sẽ có lượng tế bào TCD4 ở mức rất thấp (thông thường sẽ dưới 200 tế bào/mm3). Bên cạnh đó sẽ không có khả năng chống lại những bệnh nhiễm trùng thông thường và cơ thể sẽ xuất hiện ung thư, những bệnh nhiễm trùng cơ hội. Chính những bệnh này thông thường sẽ là nguyên nhân cao gây ra tử vong ở người bệnh. 

Bộ Y tế hiện tại đã quy định bệnh nhân bị nhiễm HIV/AIDS cần theo dõi định kỳ bằng phương pháp xét nghiệm TB lympho TCD4 để có được các chỉ định và can thiệp kịp thời.

Ý nghĩa của xét nghiệm tế bào TCD4 trong điều trị HIV/AIDS

Việc xét nghiệm tế bào TCD4 trong điều trị HIV/AIDS sẽ giúp:

  • Đánh giá được mức độ suy giảm của hệ miễn dịch và đồng thời xác định được giai đoạn của bệnh HIV. 

  • Giúp theo dõi được diễn biến của bệnh.

Theo đó chỉ định điều trị bằng loại thuốc kháng virus (ARV) theo như kết quả đếm TB TCD4. Theo đó tiêu chuẩn của việc chỉ định điều trị bằng thuốc ARV là khi:

geaam p5k vhjkgzx6 yl12mscpnhmffv8vfthpi007kymua0

Việc xét nghiệm tế bào TCD4 sẽ giúp đánh giá được mức độ suy giảm của hệ miễn dịch

  • Bệnh nhân bị nhiễm HIV có lượng TN TCD4 ≤ 350 tế bào/mm và không phụ thuộc vào giai đoạn lâm sàng cần phải điều trị bằng thuốc ARV.

  • Trẻ em trong độ tuổi từ 24 tới 60 tháng tuổi cần được điều trị bằng thuốc ARV khi % tế bào lympho TCD4 của trẻ ≤ 25% hay số lượng TB lympho TCD4 của trẻ ≤ 750 tế bào/mm3 và không phụ thuộc vào tình trạng lâm sàng. 

  • Đánh giá và theo dõi hiệu quả của việc điều trị. 

Nếu như bị nhiễm HIV tiến triển, lượng tế bào này cũng sẽ giảm dần. Trong điều trị HIV/AIDS, đo tải lượng siêu vi có trong máu thì việc theo dõi định kỳ lượng tế bào T-CD4 là vô cùng quan trọng. Điều này giúp đánh giá hiệu quả của thuốc sớm và điều chỉnh phát đồ, củng cố được hệ thống miễn dịch cho cơ thể của người bệnh. Từ đó giúp tránh mắc phải những bệnh lý nguy hiểm về nhiễm trùng cơ hội. 

Kết luận

Như vậy qua bài viết trên https://galantclinic.com/ đã cung cấp đầy đủ những thông tin chi tiết nhất liên quan tới khi ở trong tế bào limpho T HIV như thế nào. Theo đó có thể thấy được rằng xét nghiệm tế bào TCD4 trong điều trị HIV/AIDS là vô cùng quan trọng. Hy vọng rằng với những thông tin đã được chia sẻ qua bài trên sẽ giúp cho bạn nhìn nhận và hiểu được rõ hơn về tác dụng của việc xét nghiệm tế bào TCD4, từ đó kịp thời phát hiện cũng như điều trị hiệu quả căn bệnh “thế kỷ” này. 

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT KIẾN THỨC

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%