Search
Close this search box.

Máu HIV bắn vào mắt có bị lây nhiễm không?

Căn bệnh HIV được xem là loại bệnh mà ai nhắc nghe đến cũng giật mình. Chúng có thể được xem là một căn bệnh thế kỷ và gây nhiều ảnh khá nghiêm trọng về mặt sức khỏe của người nhiễm. Thực tế, HIV là căn bệnh có thể lây nhiễm từ con đường màu, tình dục không an toàn và di truyền từ mẹ bị HIV sang con. Tuy nhiên, bạn đang phân vân máu của người nhiễm HIV vô tình bắn vô mắt thì có bị nhiễm bệnh hay không? Nếu bạn muốn tìm ra câu trả lời thì đừng bỏ qua bài viết này nhé.

5 8

Những điều cần biết về HIV

HIV là một hội chứng suy giảm miễn dịch ở người do nhiễm virus Human Immunodeficiency Virus và chúng có thể gây suy giảm miễn dịch ở người. Virus gây bệnh thuộc họ Retroviridae và vật chất di truyền của nó là ARN . Khi virus đã vào bên trong cơ thể: thì chúng bắt đầu nhân lên và tấn công hệ thống miễn dịch của bệnh nhân, bao gồm đại thực bào và tế bào lympho T. 

Bên cạnh đó, HIV không có ổ chứa tự nhiên và những người bị nhiễm HIV từ nguồn lây nhiễm duy nhất xung quanh họ. Có 3 con đường lây truyền HIV chính: Lây truyền qua đường máu, Lây  truyền từ mẹ bị HIV sang con,  Lây truyền qua đường tình dục.

Máu của người nhiễm HIV vô tình bắn vô mắt thì có bị nhiễm bệnh hay không?

Có thể biết vùng niêm mạc vốn rất mỏng và dễ bị thương nên việc niêm mạc mắt tiếp xúc với máu, tinh dịch, dịch âm đạo hay là sữa mẹ của người bị nhiễm HIV được coi là hành vi có nguy cơ bị lây nhiễm virus HIV

Tuy nhiên, nếu niêm mạc mắt của bạn hoàn toàn khỏe mạnh và không bị tổn thương. Và bên cạnh đó lượng máu hoặc tinh dịch, … bắn vào mắt một lượng rất ít. Cũng như thực hiện quá trình sơ cứu kịp thời đúng cách như rửa mắt bằng nước muối sinh lý và nước sạch,…  thì nguy cơ bị nhiễm là rất thấp 

Bên cạnh đó, sau 3-6 tháng kể từ ngày nghi bị nhiễm HIV: bản thân nên đến các cơ sở uy tín để thực hiện xét nghiệm để kiểm tra bản thân có nguy cơ bị lây nhiễm không nhé. Và ngoài ra trong thời gian gian từ  ngày chưa có kết quả xét nghiệm: bản thân nên sử dụng thuốc chống phơi nhiễm cũng như sử dụng bao cao su khi quan hệ để hạn chế nguy cơ lây nhiễm

1 5

Một Số triệu chứng xuất hiện ở người nhiễm HIV 

Người bị nhiễm HIV sẽ xuất hiện triệu chứng khác nhau ở từng giai . Các triệu chứng nhiễm ở HIV có thể được tóm tắt trong ba giai đoạn: 

giai đoạn nhiễm trùng tiên phát của HIV: 

Đây là giai đoạn đầu của HIV bởi virus vừa xâm nhập vào cơ thể người bệnh. Ở giai đoạn này virus nhân lên rất nhanh trong cơ thể người bệnh. Sau 14 – 30 ngày bị lây nhiễm virus, bệnh nhân có thể có các triệu chứng như: sốt, ho, sưng hạch bạch huyết, phát ban,  buồn nôn, sụt cân, ….. Bên cạnh đó triệu chứng kéo dài khoảng 1-4 tuần phụ thuộc theo từng cơ thể mỗi người

Giai đoạn mãn tính của HIV:

  • Tại giai đoạn này thì lượng lớn virus sẽ tân công vào hệ miễn dịch và chuyển sang tình trạng nhiễm trùng mạn tính.
  • Thời gian của giai đoạn mãn tính này kéo dài có khi lên đến 20 năm. Bên cạnh đó người nhiễm virus có thể lây bệnh cho người khác trong giai đoạn này khá cao.

Giai đoạn AIDS của người bệnh: 

Virus HIV tấn công và làm suy yếu hệ thống miễn dịch ở cơ thể người bệnh, lấn át khả năng miễn dịch qua trung gian tế bào và mở đường cho sự lây nhiễm của các vi khuẩn khác. 

Đặc trưng suy giảm hệ miễn dịch mạnh mẽ là sự bùng phát virus herpes gây ra bệnh nấm miệng, bệnh lao, …..

Ở giai đoạn này, người bệnh dễ bị các bệnh nhiễm trùng cơ hội tấn công và có nguy cơ  tử vong.

hiv

Một số chẩn đoán HIV hiện nay

Xét nghiệm axit nucleic: quá trình hình này là khuếch đại gen nhằm hỗ trợ tìm axit nucleic của virus. Quá trình này cho kết quả chính xác ngay cả người bệnh đoan ơ trong giai đoạn đầu tiếp xúc. Tuy nhiên, quá trình này tốn chi phí rất cao .

Xét nghiệm kháng nguyên-kháng thể: quá trình khẳng định sự hiện diện của virus hoặc kháng virus HIV trong cơ thể người bị nhiễm.

Xét nghiệm kháng nguyên: Qua trình này thường lấy máu tĩnh mạch để sử dụng tìm kháng thể HIV bằng que thử nhanh.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT KIẾN THỨC

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%