Search
Close this search box.

Tìm hiểu cách phòng tránh HIV AIDS

Ngày nay, HIV / AIDS là một đại dịch nguy hiểm chúng đe dọa  đến tính mạng, sức khỏe của con người và tương lai của các quốc gia và dân tộc trên thế giới. Bên cạnh đó, chúng còn tác động to lớn đến phát triển kinh tế, văn hóa, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và đe dọa sự phát triển bền vững của tất cả các quốc gia trên thế giới. Đáng lo ngại là sự lây lan nhanh chóng của HIV / AIDS nếu thiếu kiến thức ở mọi người. Và bạn đang muốn tìm hiểu rõ hơn về HIV và cũng như cách phòng tránh hiv/aids một cách hiệu quả. Nếu vậy  bạn đừng bỏ qua viết này nhé

hiv bi benh

HIV và AIDS là gì

HIV là cụm từ viết tắt của Virus gây suy giảm miễn dịch ở cơ thể người. 

AIDS là tên viết tắt của Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. Căn bệnh AIDS được xem là giai đoạn cuối trong quá trình người bệnh bị nhiễm HIV. Trong giai đoạn này, hệ thống miễn dịch của cơ thể người sẽ bị suy yếu. Và khiến người bệnh dễ bị nhiễm trùng và mắc các bệnh khác như ung thư,…

TRIỆU CHỨNG của bệnh

Có  04 giai đoạn khi nhiễm virus HIV:

  1. Giai đoạn sơ nhiễm (còn gọi là thời kỳ cửa sổ): thời gian này sẽ kéo dài từ 2 đến 6 tháng tuy nhiên cơ thể người bệnh hoàn toàn bình thường. Đôi khi xét nghiệm HIV cho ra kết quả âm tính (vì thế trong giai đoạn này thì người bệnh thường rất dễ lây bệnh cho người khác nếu quan hệ tình dục không an toàn).
  2. Giai đoạn nhiễm bệnh HIV không triệu chứng: Thời gian của giai đoạn này sẽ từ 5 đến 7 năm. Và cơ thể người bệnh vẫn khỏe mạnh bình thường. Tuy nhiên, khi xét nghiệm người bệnh sẽ cho kết quả dương tính.
  3. Giai đoạn cận AIDS: Cơ thể người bệnh vẫn không có biểu hiện đặc trưng: xét nghiệm cho kết quả dương tính.
  4. Giai đoạn AIDS: Người bệnh sẽ có các triệu chứng như sau:
  • Người bệnh gầy sút cân không có lý do (giảm trên 10% trọng lượng cơ thể ).
  • Người bệnh thường xuyên bị sốt , ỉa chảy và ho kéo dài trên 1 tháng.
  • Người bệnh sẽ xuất hiện nhiều bệnh như : ung thư, viêm phổi, lao, viêm da, lở loét toàn thân.
  • Người bệnh có thể tử vong nhanh chóng nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách

CON ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN HIV giữa người với người thường gặp:

Lây HIV qua đường tình dục

Virus HIV có rất nhiều trong chất dịch sinh dục của người bị nhiễm bệnh. Do vậy, virus HIV có thể xâm nhập vào máu của bạn tình thông qua cơ quan sinh dục. Vì vậy quá trình sinh hoạt tình dục dù có giao hợp hay chỉ tiếp xúc cơ quan sinh dục đều có khả năng lây nhiễm HIV nhé

Lây HIV qua đường máu.

Bên cạnh đó, Virut HIV cũng có rất nhiều trong máu của người bị nhiễm. Do vậy việc dùng chung kim tiêm, dụng cụ y tế không được qua tiệt trùng với người bị nhiễm HIV. Thì có thể làm bạn bị lây nhiễm HIV.

Riêng về sử dụng ma túy, chúng không thể sinh ra HIV. Tuy nhiên, người nghiện Ma tuý dễ dàng bị lây nhiễm HIV khi dùng chung bơm kim tiêm với bạn nghiện hoặc bơm kim tiêm tại tụ điểm bán thuốc nhé.

Lây nhiễm HIV từ mẹ sang con.

Tỷ lệ trẻ em khi sinh ra bị nhiễm HIV từ những người mẹ bị nhiễm HIV là 25-30% ( một con số khá cao). Thực tế cho thấy, HIV có thể lây từ mẹ sang bé qua nhau thai khi bé trong bụng mẹ. Từ con đường máu và chất dịch của mẹ khi sinh em bé. Bên cạnh đó, Virus HIV cũng có thể lây nhiễm từ tuyến sữa của mẹ khi cho con bú. Trẻ sơ sinh, nếu bị nhiễm HIV thường không sống được quá 3 năm.

hiv va aids

CÁCH PHÒNG , TRÁNH hiv/ aids:

Phòng tránh HIV/AIDS lây qua đường tình dục:

– Chúng ta cần sống lành mạnh, chung thuỷ một vợ một chồng và cả hai người đều không bị nhiễm HIV. Bên cạnh đó, mọi người không nên quan hệ tình dục bừa bãi.

– Trong trường hợp quan hệ tình dục với một người chưa rõ có bị nhiễm HIV không. Bạn cần phải thực hiện quá trình tình dục an toàn để bảo vệ cho bản thân bằng cách sử dụng bao cao su đúng cách nhé.

– Phát hiện bệnh và cũng như chữa trị kịp thời các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm virus HIV/AIDS. Vì những tổn thương do nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục sẽ là điều kiện cho virus HIV có thể phát triển

Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường máu:

– Mọi người nói không với việc tiêm chích ma túy.

– Bạn chỉ được truyền máu và các chế phẩm máu khi thật cần thiết. Và chỉ nhận máu hoặc các chế phẩm máu đã xét nghiệm HIV là âm tính nhé.

– Chỉ sử dụng kim tiêm đã được vô trùng. Bên canh đó, nên sử dụng các dụng cụ đã tiệt trùng khi phẫu thuật, xăm, xỏ lỗ, châm cứu… trên cơ thể mình nhé

– Mọi người nên tránh tiếp xúc trực tiếp với các dịch cơ thể của người bệnh bị nhiễm HIV nếu không có đồ bảo hộ

– Dùng riêng đồ dùng cá nhân với người bị bệnh hiv: dao cạo, bàn chải răng, bấm móng tay,…

Phòng trách quá trình lây nhiễm HIV/AIDS từ mẹ sang con:

– Khuyến khích phụ nữ bị nhiễm HIV thì không nên có thai. Vì tỷ lệ lây truyền virus HIV sang con là 30%, nhé.

– Trường hợp muốn sinh con người phụ nữ muốn sinh em bé: phải cần đến cơ sở y tế để được các bác sĩ tư vấn về cách phòng lây nhiễm HIV cho con.

– Sau khi sinh em bé ra nếu có điều kiện thì nên tránh cho em bé sử dụng sữa mẹ bị HIV

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT KIẾN THỨC

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%