HIV khi đã tiến triển đến giai đoạn cuối thì thời gian sống sẽ không còn được bao lâu. Thêm vào đó người bệnh còn phải trải qua nhiều đau đớn về thể xác. Tuy nhiên ngay từ đầu nếu người bệnh tuân thủ điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ và chuyên gia tư vấn thì thời gian sống sẽ lâu hơn rất nhiều. Vậy tuân thủ điều trị HIV sống được bao lâu? Nếu bạn đang phải sống chung với căn bệnh này thì hãy tìm hiểu ngay sau đây.
Tuân thủ điều trị HIV sống được bao lâu?
Nhiều người thắc mắc nhiễm HIV có thể sống được bao lâu? Thực tế cho thấy thời gian sống của người nhiễm HIV có lâu không phụ thuộc vào thời gian phát hiện ra bệnh sớm hay muộn và người bệnh có tuân thủ điều trị HIV không.
Trước đây, tuổi thọ của những người mắc HIV thấp hơn so với bây giờ. Y học hiện nay ngày càng phát triển và nghiên cứu ra nhiều loại thuốc điều trị mang lại hiệu quả cao. Trong đó phải kể đến thuốc ức chế virus ARV. Mặc dù chưa có phương pháp điều trị HIV triệt để nhưng các loại thuốc này góp phần hỗ trợ rất nhiều cho sức khỏe của người bệnh.
Tuân thủ điều trị HIV bằng thuốc ức chế virus giúp virus HIV không phát triển, tải lượng virus không tăng, người bệnh tăng cường hệ miễn dịch và hạn chế bệnh nhiễm trùng cơ hội. Do đó gia tăng tuổi thọ cho bệnh nhân. Các chuyên gia y tế khẳng định, bệnh nhân có H nếu được điều trị kịp thời và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ thì có thể sống khỏe mạnh tới hơn 30 năm.
Tuân thủ điều trị hiv sống được bao lâu là vấn đề người bệnh rất quan tâm
Tuy nhiên nếu bệnh nhân không được điều trị, bệnh sẽ tiến triển đến giai đoạn 4, tức là giai đoạn AIDS. Lúc này tải lượng virus tăng cao. Các tế bào lympho T-CD4 giảm xuống dưới 200 tế bào/ml khối máu. Ở giai đoạn cuối cùng này, người bệnh thường chỉ sống được thêm 3 năm. Nếu mắc thêm bệnh nhiễm trùng cơ hội nguy hiểm như ung thư thì thời gian sống chỉ còn khoảng 1 năm.
Bởi vậy, tuân thủ điều trị HIV sống được bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: người bệnh có tích cực điều trị không, có hợp tác với các bác sĩ không, thói quen sinh hoạt, dinh dưỡng…như thế nào? Nếu người bệnh sử dụng đúng thuốc kháng virus HIV, giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh khác liên qua thì sức khỏe và tuổi thọ sẽ được cải thiện.
Khi nào HIV được chẩn đoán giai đoạn cuối?
Như đã nói, người nhiễm HIV khi đã bước vào giai đoạn cuối là AIDS thời gian sống chỉ còn từ 1-3 năm. Vậy khi nào bệnh được chẩn đoán là bước vào giai đoạn cuối?
Người nhiễm HIV nếu xét nghiệm tế bào lympho T-CD4 giảm còn dưới 200 tế bào/ml khối máu thì họ được chẩn đoán là ở giai đoạn cuối cùng (AIDS). Ở giai đoạn này, virus làm suy giảm hệ miễn dịch. Vì thế các triệu chứng ngày càng nhiều và nghiêm trọng hơn. Tỷ lệ tử vong theo đó sẽ tăng lên. Như trên bạn đã thấy tuân thủ điều trị HIV sống được bao lâu. Nhưng nếu bệnh đã tiến triển đến AIDS thì người bệnh chỉ còn sống được khoảng 3 năm nữa.
Triệu chứng HIV giai đoạn cuối
Khi số lượng tế bào lympho T-CD4 giảm sâu, hệ miễn dịch của cơ thể bị vô hiệu hóa. Lúc này rất nhiều loại vi sinh vật cơ hội sẽ tấn công. Chúng gây ra nhiều triệu chứng cho người bệnh ở giai đoạn cuối như:
-
Sụt cân nhanh và nhiều
-
Các triệu chứng ho, sốt, tiêu chảy kéo dài hơn 1 tháng và điều trị không dứt
-
Cơ thể nổi ban đỏ, mụn rộp, hầu họng có nấm, ngứa toàn thân và xuất hiện hạch trên cơ thể
-
Người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi và không tập trung
Người nhiễm HIV giai đoạn cuối sẽ có rất nhiều triệu chứng nguy hiểm
Điều gì xảy ra khi có triệu chứng HIV giai đoạn cuối?
Ngoài thắc mắc tuân thủ điều trị HIV sống được bao lâu, nhiều người còn lo lắng không biết điều gì sẽ xảy ra khi bệnh bước vào giai đoạn cuối?
Khi người nhiễm HIV bước sang giai đoạn AIDS thì hệ thống miễn dịch của cơ thể gần như bị phá hủy hoàn toàn. Hậu quả là rất nhiều biến chứng nghiêm trọng xảy ra, nhất là các nhiễm trùng cơ hội.
-
Nhiễm trùng phổ biến
Ở giai đoạn cuối, người bệnh sẽ mắc phải các nhiễm trùng cơ hội. Các loại nhiễm trùng này hầu như rất khó xuất hiện ở người bình thường. Trong đó phải kể đến các loại nhiễm trùng phổ biến như:
-
Bệnh lao: Bệnh này là nguyên nhân chính kiến cho người bệnh AIDS tử vong
-
Bệnh nấm candida: Nhiễm trùng này gây viêm nặng ở vùng ấm đạo, miệng, lưỡi và thực quản.
-
Virus Cytomegalovirus: Virus này lây qua nhiều con đường khác nhau như nước tiểu, tinh dịch, máu, nước bọt,…Chúng gây tổn thương cho phổi, mắt, đường tiêu hóa,….
-
Cryptosporidiosis: Người nhiễm HIV ở giai đoạn cuối cũng có thể bị nhiễm trùng bệnh này qua đường ăn uống. Người bệnh sẽ bị tiêu chảy nặng do ký sinh trùng Cryptosporidiosis phát triển trong đường ruột.
-
Viêm màng não do cryptococcus: Loại nấm này sẽ gây nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương của bệnh nhân nhiễm HIV ở giai đoạn cuối.
-
Các bệnh ung thư
Người nhiễm HIV khi đã bước vào giai đoạn cuối có thể mắc phải một số căn bệnh ung thư như:
-
Ung thư hạch: Các tế bào bạch cầu sẽ bị tấn công đầu tiên. Người bệnh sẽ xuất hiện hạch ở cổ, nách, háng,…
-
Ưng thư Kaposi: Khối u này rất hiếm xuất hiện ở người bình thường. Với người HIV giai đoạn cuối, khối u sẽ xuất hiện ở thành mạch máu. Ung thư sẽ tàn phá cơ quan nội tạng, phổi, đường tiêu hóa,…
-
Các bệnh khác
Ngoài các bệnh nhiễm trùng phổ biến ở trên, người bị HIV giai đoạn cuối còn bị nhiều bệnh khác như:
-
Sút cân không rõ nguyên nhân: Người bệnh có thể sút cân nhiều, kèm theo đó là các triệu chứng như tiêu chảy, sốt, suy nhược cơ thể.
-
Bệnh thận: Thận bị viêm ở các bộ lọc nhỏ
-
Biến chứng thần kinh: Người bệnh cũng phải đối mặt với các biến chứng về thân kinh như trầm cảm, hay quên, hay nhầm lẫn, khó đi lại, mất trí nhớ, hành vi thay đổi.
Người bị HIV giai đoạn cuối sẽ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm dẫn đến tử vong
Phương pháp làm chậm tiến triển của HIV giai đoạn cuối
Điều quan trọng nhất để làm chậm tiến triển của bệnh ở giai đoạn cuối đó là người bệnh cần điều trị càng sớm càng tốt ngay sau khi biết mình bị nhiễm HIV. Phương pháp điều trị chính và quan trọng nhất là sử dụng thuốc kháng virus. Thuốc sẽ kìm hãm sự phát triển của virus, nhờ đó bảo vệ các tế bào CD4. Khi hệ thống miễn dịch được bảo vệ thì sẽ đủ mạnh để bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật.
Sử dụng thuốc kháng virus giúp làm chậm sự tiến triển của HIV sang AIDS
Ngoài việc sử dụng thuốc kháng virus thì người bệnh cần kết hợp một số biện pháp khác như:
-
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng
-
Thường xuyên tập thể dục một cách điều độ
-
Duy trì trạng thái tinh thần ổn định, vui vẻ lạc quan
-
Chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý
-
Không sử dụng các chất kích thích và thuốc lá
-
Đảm bảo an toàn khi quan hệ tình dục để tránh lây nhiễm chéo.
-
Điều trị dự phòng trước và sau phơi nhiễm
-
Chia sẻ với người thân và những người có cùng hoàn cảnh để có thể nhận được sự hỗ trợ từ họ.
Với những thông tin Galant Clinic chia sẻ ở trên, bạn đã biết tuân thủ điều trị HIV sống được bao lâu. Hãy nhớ để duy trì sức một cách tốt nhất, người bệnh nên điều trị càng sớm càng tốt và tuân thủ theo mọi hướng dẫn của đơn vị y tế. Phòng khám đa khoa Galant Clinic sẽ luôn đồng hành cùng bệnh nhân HIV trong việc điều trị để có kết quả tốt nhất.