Search
Close this search box.

Bài tuyên truyền về công tác phòng, chống HIV/AIDS

Xem nhanh nội dung

https://galantclinic.com/blogs/tin-tuc/khai-niem-hiv-aids đã trở thành cái tên quá quen thuộc trong cuộc sống hiện đại. Hầu hết chúng ta đều biết mức độ nguy hiểm của căn bệnh này nhưng không phải ai cũng hiểu đúng và có biện pháp phòng tránh hiệu quả. Nếu bạn đang làm ở một tổ chức có liên quan đến việc phòng chống căn bệnh này thì những nội dung trong bài tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS sau đây là vô cùng cần thiết.

q85f8j0v tlx1coramzwquerbde3aef89nefpfqzh2lr drw41ys45dp4yto6afclmkcwytong 9uz jgzlnrutldjt4f3p6kdmt2el9al8qkpy7yqvil71eowfdcieim wkfe3o8zw

HIV/AIDS là căn bệnh mà không một ai muốn nhiễm phải

HIV/AIDS là gì?

HIV (Human Immunodeficiency Virus) là một loại virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người khi mắc phải. Còn AIDS (Acquired Immuno Deficiency Syndrome) là giai đoạn cuối mà căn bệnh HIV sẽ tiến triển thành. 

Khi nhiễm HIV tức là hệ miễn dịch của con người sẽ bị tấn công. Như vậy thì bức tường rào giúp bảo vệ sức khỏe của chúng ta cũng ngày càng yếu đi. Đây là cơ hội để các loại virus hay mầm bệnh nguy hiểm tấn công. Điều này sẽ dẫn đến nguy cơ tử vong cao và nhanh hơn cho người mắc phải.

Triệu chứng của bệnh HIV/AIDS

Tùy vào từng giai đoạn khác nhau mà căn bệnh này sẽ biểu hiện với những triệu chứng nhận biết khác nhau. Cụ thể như sau:

Giai đoạn sơ nhiễm (còn gọi là thời kỳ cửa sổ)

Giai đoạn cửa sổ là thời gian sau khi người bệnh phơi nhiễm với nguồn bệnh từ 2 – 6 tuần. Lúc này, người nhiễm sẽ có những dấu hiệu phát hiện bệnh sớm. Nhưng những dấu hiệu này tương tự như bệnh cảm cúm thông thường nên rất dễ dẫn đến sự nhầm lẫn khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

Cụ thể về các dấu hiệu nhận biết mà bạn cần nắm được để thực hiện tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS một cách hiệu quả đó là:

  • Sốt và ớn lạnh: Khi mới bị nhiễm HIV, người bệnh sẽ có biểu hiện sốt nhẹ với khoảng nhiệt độ cơ thể giao động từ 37,5 đến 38 độ C. Bên cạnh đó là cảm giác rùng mình, ớn lạnh. Nguyên nhân là vì virus đang đi vào trong mạch máu của người bệnh và bắt đầu quá trình nhân lên của mình. Khi nhận được tín hiệu, hệ miễn dịch sẽ có phản ứng lại. Từ đó, dẫn đến những hiện tượng trên.

  • Mệt mỏi: Chắc chắn khi hệ miễn dịch suy giảm thì chắc chắn là người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ hơn.

  • Đau nhức toàn thân: Khi nhiễm phải bất cứ một loại virus nào người bệnh cũng sẽ cảm thấy đau nhức người, đặc biệt là ở phần đầu, cơ bắp cũng như các khớp.

  • Đau họng: Đây là triệu chứng bệnh khiến chúng ta rất dễ nhầm lẫn với bệnh cảm cúm thông thường. 

  • Sưng hạch bạch huyết ở phần cổ, nách và bẹn.

  • Phát ban đỏ ở da: Thời gian triệu chứng này xuất hiện là sau 2 đến 3 tuần phơi nhiễm.

  • Buồn nôn, tiêu chảy: Không phải ai cũng xuất hiện triệu chứng này chúng chỉ có trên khoảng 30 – 60% người bệnh mà thôi.

Ngoài ra, người nhiễm HIV/AIDS ở giai đoạn đầu còn có một vài triệu chứng khác nữa đó là: giảm cân đột ngột và không rõ nguyên nhân, tưa miệng hay nhiễm trùng, bị nấm và chị em phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt.

ua00b8y5cuj1lzeu9m7vylr2ooupc6sherxp7z5jqascfp8kf 2alvk 0n 72v9txrfr59zg84z4cn79pbgvdonueutyvvmwpf1aj0ggas lwvxeppeojx9

Mỗi giai đoạn, HIV sẽ có những biểu hiện khác nhau

Giai đoạn nhiễm HIV không có triệu chứng

Sau giai đoạn cửa sổ là giai đoạn người bệnh không xuất hiện bất cứ triệu chứng nào mà virus sẽ âm thầm tấn công cơ thể. Đây là nội dung tiếp theo mà bạn cần nắm được khi tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS.

Khi đã chuyển sang giai đoạn 2 thì bạch cầu trong cơ thể người chỉ bị tiêu diệt một số lượng rất nhỏ, hoàn toàn không đáng kể. Nhưng ngược lại, virus đang phát triển một cách cực kỳ mạnh mẽ. 

Chúng sẽ rút ngắn tuổi thọ của người bệnh một cách đáng kể. Nếu như không tiến hành xét nghiệm và điều trị thì người bệnh chỉ có thể sống nhiều nhất là 10 năm mà thôi. Điều nguy hiểm nhất đó là người bệnh có thể lây truyền sang người khác với tỷ lệ rất cao.

Đó là lý do vì sao người bệnh được khuyên là nên đi xét nghiệm phát hiện sớm đồng thời sử dụng các loại thuốc kháng virus theo như liệu trình bác sĩ đưa ra. Như vậy vừa có thể kéo thấp lượng virus trong cơ thể xuống thậm chí bằng 0 đồng thời kéo dài tuổi thọ một cách đáng kể.

Giai đoạn AIDS

Giai đoạn cuối cùng khi người bệnh bị nhiễm HIV đó chính là là AIDS. Khi chuyển sang giai đoạn này tức là người bệnh đã cận kề với cái chết và khó tránh khỏi. Biểu hiện lâm sàng ở người bị AIDS đó chính là hệ miễn dịch rối loạn và suy yếu một cách trầm trọng.

Lúc này, người bệnh gầy gò, ốm yếu, thường xuyên bị sốt, tiêu chảy và đặc biệt là nổi hạch toàn thân. Cơ thể yếu dần đi vì hàng tà bảo vệ bị virus tấn công mạnh mẽ và không còn khả năng phục hồi. Người nhiễm HIV sẽ rất dễ mắc phải các bệnh nhiễm trùng cơ hội dẫn đến tử vong cao như: viêm màng não, viêm ruột, viêm phổi hoặc ung thư hạch.

Thời gian sống khi người bệnh chuyển sang giai đoạn AIDS là 2 năm. Cho dù chúng ta có sử dụng thêm thuốc thì cũng chỉ kéo dài sự sống được trong thời gian ngắn mà thôi.

02kpa3pn afo5a0myl4drdns0wi4kfng8f2inujkgmy ilznl6elrsu0ziihvpciqow7a2ogldrilijazs1ykbe 9fazx2wdmzzt2qiz 5ra thzbrk08twnz5zn2rr3iqbp8ikcj2m

Cần nhận biết các dấu hiệu nhiễm HIV để phát hiện bệnh sớm

> 16 dấu hiệu hiv triệu chứng biểu hiện để điều trị sớm

Các con đường bị lây nhiễm HIV/AIDS

Trong bài tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS một điều vô cùng quan trọng đó chính là bạn phải chỉ ra được những con đường lây nhiễm bệnh để người nghe có thể biết và phòng tránh một cách hiệu quả. Từ đó, hạn chế lây bệnh cho người khác trở thành gánh nặng cho toàn xã hội. Sau đây sẽ là 3 con đường chính dẫn đến lây nhiễm HIV/AIDS.

Tình dục

Đây là con đường nhanh nhất và phổ biến nhất khiến lây nhiễm HIV trong xã hội hiện nay. Theo thống kê thì quan hệ đồng tính nam hiện đang là nguyên nhân chính lây nhiễm HIV một cách mạnh mẽ và trở thành hồi chuông đáng báo động. Cần phải có biện pháp phù hiệu để hạn chế hiệu quả tình trạng này.

Khi người bệnh bị nhiễm HIV, virus sẽ xuất hiện nhiều nhất là trong máu cũng như dịch tiết sinh dục. Khi quan hệ tình dục, virus sẽ trực tiếp xâm nhập vào cơ thể thông qua bộ phận sinh dục và truyền thẳng vào dịch tiết sinh dục của người lành. Từ đó, dần truyền đi khắp cơ thể.

Cho dù chúng ta quan hệ tình dục bằng bất cứ hình thức nào đi chăng nữa đối với người nhiễm HIV thì cũng có nguy cơ mắc bệnh. Nhưng mức độ truyền nhiễm đối với mỗi hình thức là khác nhau. Chúng sẽ giảm dần theo các đường là: hậu môn, âm đạo và miệng. Nếu chúng ta sử dụng các phương pháp quan hệ tình dục an toàn thì vẫn có thể hạn chế được tình trạng lây nhiễm.

Đường máu

Khi đã nhiễm HIV thì dù là trong máu toàn phần hay các thành phần của máu cũng có sự xuất hiện của virus. Chính vì thế, việc lây truyền HIV trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết thông qua con đường này:

Các trường hợp khiến lây nhiễm HIV đó là:

  • Sử dụng chung các bơm kim tiêm với người bị lây nhiễm HIV. Điều này là vô cùng phổ biến đối với những người tiêm chích ma túy.

  • Dùng chung các loại kim khi đi xăm, châm cứu… chưa được tiệt trùng.

  • Sử dụng chung các loại dụng cụ phẫu thuật, dụng cụ xuyên cắt qua da mà chưa được tiệt trùng.

  • Sử dụng chung các dụng cụ có dính máu của người bệnh.

  • Lây bệnh khi tiếp xúc trực tiếp với máu thông qua vết thương hở.

  • Lây truyền qua truyền máu và các sản phẩm từ máu của người bệnh khi hiến máu.

Từ mẹ sang con

Mẹ bị nhiễm HIV thì con cũng có khả năng lây nhiễm rất cao. Cụ thể theo các từng giai đoạn như sau:

  • Khi mang thai: Virus từ máu của mẹ sẽ truyền qua nhau thai vào cơ thể của thai nhi.

  • Khi sinh: Virus HIV lúc này sẽ truyền từ nước ối, dịch âm đạo, dịch tử cung xâm nhập vào trong cơ thể của em bé. 

  • Khi cho con bú: Nếu mẹ nhiễm HIV cho con bú và núm vú bị nứt, con bị tổn thương niêm mạc miệng thì nguy cơ lây nhiễm bệnh cũng rất cao.

lxgwrsmdzh0bnz0xu1ynftnqpbqdf3sy7tyje9loasw3dhoey gfnw7pwbesoy07c 2iqhhx08ixp3pod

HIV cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con

Cách phòng tránh

Tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS cũng không thể thiếu được những cách phòng tránh căn bệnh này để người nghe biết được mình cần phải làm gì để bảo vệ mình. Cụ thể các cách phòng tránh HIV/AIDS thông qua các đường lây nhiễm đó là:

Phòng nhiễm lây truyền HIV/AIDS lây qua đường tình dục

  • Chung thủy 1 vợ 1 chồng, không quan hệ tình dục lung tung bừa bãi.

  • Nếu có phát sinh quan hệ với đối tượng mà mình chưa rõ về lai lịch thì cần sử dụng các bệnh pháp bảo vệ hiệu quả như sử dụng bao cao su hoặc màng chắn âm đạo.

  • Phát hiện bệnh sớm, sử dụng thuốc để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường máu

  • Tuyệt đối không sử dụng, dùng chung bơm kim tiêm với bất cứ ai. 

  • Tại các cơ sở y tế, cơ sở làm đẹp, khám chữa bệnh chỉ dùng bơm kim tiêm 1 lần. 

  • Truyền máu khi thực sự rất cần thiết.

  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân với mọi người.

  • Cần phải khử trùng các dụng cụ phẫu thuật, dụng cụ xuyên qua da một cách triệu để trước khi sử dụng.

Phòng lây nhiễm HIV/AIDS lây truyền từ người mẹ sang con

Phụ nữ khi nhiễm HIV/AIDS thì không nên sinh con. Nếu trong quá trình mang thai nhiễm HIV thì nên nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ để hạn chế tình trạng lây nhiễm.

l9i6trmop4ga0izu0p3r7rqauflqyu8xlxtpr43jupc ygcft4bjdlyaktilloniu 9gq maamyvret 1nezspinro4z9 17kxbyjw694gm jgfh6qpo68dqw 3rlt zldzlinedjoo

Tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS giúp phòng tránh tình trạng lây nhiễm trong cộng đồng

xem thêm:

> xét nghiệm hiv là gì? xét nghiệm hiv ở đâu nhanh và chính xác?

> xét nghiệm hiv bao nhiêu tiền

 điều trị hiv ở đâu

Trên đây là những nội dung mà chúng ta cần có khi muốn tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS để mọi người dùng nắm bắt và thực hiện. Từ đó, hạn chế tình trạng lây nhiễm HIV không kiểm soát trong cộng đồng.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%