Search
Close this search box.

Một số triệu chứng nhiễm giun sán thường gặp ở người

Nhiễm giun sán hay còn gọi là tình trạng nhiễm ký sinh trùng và rất thường gặp ở trẻ em và giai đoạn người trưởng thành. Nguyên nhân dẫn đến nhiễm giun sán, bắt nguồn từ việc sinh hoạt hay ăn uống thiếu vệ sinh, tiếp xúc với các bề mặt cũng như các loài vật nuôi bị nhiễm ký sinh trùng hay ấu trùng trứng giun sán gây bệnh. Có nhiều loại giun sán khác nhau và các triệu chứng thường gặp điển hình khi bị nhiễm phải một số loại giun sán được trình bày bên dưới.

1. Các triệu chứng biểu hiện khi mắc giun đũa

Ở loại giun đũa này thường ở dạng trứng hoắc ấu trùng và thường có trong đất hay trên các bề mặt bẩn hoặc là phân của người bị nhiễm bệnh… Giun đũa được xem là loại ký sinh trùng có khả năng sống ký sinh rất lâu trong cơ thể vật chủ khi bị xâm nhập. Hơn nữa gây ra nhiều vấn đề về đường ruột, tiêu hóa có hại cho vật chủ đó.

Con đường lây lan của giun đũa thường thông qua đường tay – miệng.  Bệnh nhiễm giun đũa thường hay gặp ở các trẻ em của vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Đặc biệt với môi trường và điều kiện sống kém vệ sinh thì chúng dễ sinh sôi và lây lan.

Một số triệu chứng thường gặp khi người bị nhiễm giun đũa là:

  • Ho
  • Sốt
  • Ngủ không sâu hay khó ngủ
  • Gây tình trạng nôn mửa và đau bụng
  • Khó thở hay thở khò khè
  • Suy dinh dưỡng
  • Kém phát triển
  • Hơn nữa có thể có tình trạng giun trưởng thành trong phân.

Ngoài ra, tùy theo cơ địa của mỗi người mà khi bị nhiễm giun đũa mà không có biểu hiện hay các triệu chứng thông thường, khó trong việc xác định bệnh.

Các triệu chứng biểu hiện khi mắc giun đũa

2. Các triệu chứng nhiễm giun móc

Đối với loại ấu trùng giun móc thì chúng thường tồn tại ở ngoài môi trường từ 3 – 4 tuần. Có thể xâm nhập vào cơ thể vật chủ thông qua da, và ở người cũng dễ bị xâm nhập khi chúng ta đi chân trần và tiếp xúc da với bề mặt đất, sàn có trứng hoặc ấu trùng giun.

Với người có sức khỏe tốt và hệ miễn dịch khỏe khoắn thì có thể bạn sẽ không cảm nhận được sự thay đổi gì lớn trong cơ thể mình.

Bên cạnh đó đối với người bị nhiễm giun móc thì thường có các triệu chứng sau:

  • Cơ thể mệt mỏi do thiếu máu và suy nhược cơ thể
  • Co thắt ruột và đau bụng
  • Gây tiêu chảy
  • Nôn mửa
  • Ở trẻ em hoặc trẻ sơ sinh thường có triệu chứng quấy khóc và đau bụng.

Các triệu chứng nhiễm giun móc

3.  Các triệu chứng khi bị nhiễm giun kim

Giun kim cũng được xem là một loại bệnh nhiễm trùng giun phổ biến và lứa tuổi trẻ em thường bị nhiều nhất. Môi trường mà các em bị lây lan thường được xác định là ở nhà trường học, nhà trẻ. Bởi quá trình nhiễm giun kim là do trứng của giun xâm nhập thông qua đường miệng, vào ruột thì trứng nở thành ấu trùng giun và sau đó phát triển thành giun kim trưởng thành.

Giun kim thường đẻ trứng quanh vùng hậu môn của người mắc bệnh. Ở trẻ em thì thường bị tái nhiễm giun kim do cầm nắm thức ăn khi chưa rửa tay kỹ càng khi vô tình tiếp xúc với vùng có chứa giun sán. Ở người lớn cũng có thể bị nhiễm giun kim, trong quá trình thay tã hay vệ sinh cho bé mà chưa rửa tay kỹ.

Các triệu chứng phổ biến nhất ở người khi bị nhiễm giun kim là ngứa ở quanh hậu môn, âm đạo đối với nữ, đặc biệt hơn cảm giác ngứa ngáy khó chịu cũng có thể dữ dội hơn khi chúng đẻ trứng.

Các triệu chứng khi bị nhiễm giun kim

4.  Các triệu chứng nhiễm giun lươn

Nhiễm giun lươn cũng có thể thường hay gặp ở các khu vực cận nhiệt đới hay nhiệt đới, ở nơi có khí hậu nóng và ẩm quanh năm. Giun lươn xâm nhập thông qua việc người tiếp xúc bề mặt da với phần đất cát bị nhiễm ký sinh trùng giun, sau đó chúng sẽ xuyên qua da để di chuyển theo đường máu đến ruột người và nở thành ấu trùng giun lươn.

Ở người khi nhiễm giun lươn có thể sẽ không có các triệu chứng nào, tùy theo cơ địa, tuy nhiên cũng có một số trường hợp có các triệu chứng nhẹ như:

  • Đau bụng
  • Bị tiêu chảy
  • Buồn nôn và nôn ói
  • Có thể gây ra táo bón

Đối với một số tình trạng nặng hơn thì sẽ có các triệu chứng như:

  • Màu da nhợt nhạt thấy rõ, và xanh xao do thiếu máu
  • Sụt cân đột ngột
  • Tiêu chảy cấp mạn tính kéo dài.

Các triệu chứng nhiễm giun lươn

5. Các dấu hiệu cần phải gặp bác sĩ

Đa số các tình trạng nhiễm giun sán thường chỉ có các biểu hiện cũng như triệu chứng nhẹ, hoặc cũng không có triệu chứng thay đổi gì. Tuy nhiên, phụ thuộc vào nhiều yếu tố nếu bạn cảm thấy nghi ngờ mình đã mắc giun sán hay gặp phải những tình trạng dưới đây thì cần phải đến gặp nhân viên y tế hay bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, đồng thời có thể nhanh chóng làm các xét nghiệm cần thiết và điều trị kịp thời:

  • Nôn mửa thường xuyên
  • Đi ngoài có máu lẫn trong phân
  • Bị sốt cao
  • Cơ thể mất nước và mệt mỏi
  • Sụt cân không rõ lý do
  • Đau dạ dày kéo dài hơn 2 tuần và tiêu chảy
  • Có triệu chứng phát ban trên da và gây ngứa da

Các dấu hiệu cần phải gặp bác sĩ

6.  Chẩn đoán bị nhiễm giun sán

Để chẩn đoán người bệnh có đang bị nhiễm giun sán hay không thì bác sĩ xem xét những triệu chứng của bạn và cho bạn làm các xét nghiệm cần thiết để xác định.

Trong một số trường hợp nặng thì bạn cũng có thể bắt gặp giun sán khi nôn hoặc ho; có trong phân hay trong các khoang của cơ thể như miệng và mũi. Từ đó, bác sĩ cũng có thể chỉ định những phương pháp sau để có thể đưa ra chẩn đoán như:

  • Xét nghiệm máu: Người mắc bệnh sẽ có thay đổi về công thức máu điển hình là sự cảnh báo về sự gia tăng bạch cầu ái toan.
  • Xét nghiệm phân: Giun sán trưởng thành thường sẽ đẻ trứng và chúng có thể di chuyển ở trong đường ruột và theo đường phân để ra ngoài môi trường. Do đó, xét nghiệm phân để giúp tìm ra trứng cũng như ấu trùng giun sán.
  • Chụp X-quang: Hình thức này giúp nhìn thấy được khối lượng giun sán thông qua phim chụp x-quang bụng. Có một số trường hợp khi chụp X-quang cũng có thể thấy được ấu trùng giun ở trong phổi.
  • Siêu âm: Việc siêu âm có thể tìm thấy giun ở tụy hoặc gan. 

Chẩn đoán bị nhiễm giun sán

Bài viết đã tóm gọn những thông tin về các triệu chứng nhiễm giun sán các loại, khi có các triệu chứng hoặc hiện tượng như trên thì bạn hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị đúng cách nhé!

 

 

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT KIẾN THỨC

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%