Nhiễm giun sán – bệnh tưởng dễ mà khó không tưởng
Giun, sán ký sinh ở người có thể chiếm tới 1/4 dân số trên toàn thế giới. Bệnh giun sán hiện nay đang có chiều hướng gia tăng tại các nước vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Tại nước ta, số ca mắc bệnh giun sán đang tăng vọt trong thời gian gần đây. Căn bệnh này tưởng chừng rất dễ điều trị và phát hiện nhưng nó lại gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm mà người bệnh không thể lường trước được.
Con đường giun sán xâm nhập cơ thể con người.
Mỗi loại giun sán lại có các đặc điểm và tập tính riêng. Vì vậy con đường mà giun sán xâm nhập vào cơ thể người cũng khác nhau. Tuy nhiên có thể chia thành hai con đường lây truyền chính sau đây:
- Qua đường tiêu hóa. Giun sán sẽ xâm nhập vào cơ thể bạn thông qua con đường ăn uống. Chúng di chuyển từ miệng xuống dạ dày rồi tới ruột non, ruột già và gây bệnh tại đây. Các loài giun sán lây nhiễm qua đường tiêu hóa có thể kể đến như: Giun đũa, giun tóc, sán lá gan, sán dây, giun lươn,…
- Qua đường da. Loài giun sán xâm nhập qua đường niêm mạc khá nguy hiểm đó là giun móc. Nguyên nhân là do người bệnh tiếp xúc với đất, cát,… có chứa ấu trùng giun móc.
Phần lớn các loài giun sán xâm nhập vào cơ thể con người thông qua con đường ăn uống. Do tập tính ăn uống của người bệnh hay ăn những món ăn chưa được nấu chín kỹ như: gỏi cá, thịt nướng, tiết canh, cá nướng, rau sống,… Phần nhỏ còn lại là do lây nhiễm qua việc bón phân, tưới rau, trồng rau,… do đã tiếp xúc với nguồn đất, nước bị nhiễm ký sinh trùng.
Một số biểu hiện và biến chứng thường gặp ở người mắc bệnh giun sán.
Phần lớn người bệnh không hề hay biết mình bị mắc bệnh giun sán. Bởi có đến 75% bệnh nhân mắc bệnh giun sán không hề có biểu hiện hay triệu chứng. Một số người còn bị tổn thương đường ruột, gan, mật nhưng vẫn không hề hay biết. Tuy nhiên, bệnh giun sán thường có những biểu hiện sau đây:
- Rối loạn tiêu hóa (đau bụng, phân lỏng, nhầy không thành khuôn).
- Thiếu máu suy dinh dưỡng nhẹ hoặc nặng. Do giun sán ký sinh trong cơ thể đã hút máu để lấy chất dinh dưỡng nuôi cơ thể của chúng và sinh sản.
- Sụt cân, ăn bao nhiêu cũng không tăng cân.
- Chán ăn, buồn nôn, ăn khó tiêu đây là dấu hiệu khi bạn mắc giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim, giun lươn,…
- Ngứa, dị ứng, nổi các hạt mề đay, ấu trùng di chuyển trên da.
Đây là những biểu hiện thường gặp ở các bệnh nhân bị nhiễm giun sán. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời rất dễ gây nên những biến chứng nguy hiểm như: Áp xe gan, mù mắt, động kinh,… và thậm chí có thể gây tử vong. Nguyên nhân là do giun sán di chuyển lạc lên các bộ phận như: gan, mật, não,… Vậy cách để phòng tránh, phát hiện bệnh giun sán như thế nào?
Phương pháp phòng tránh và phát hiện bệnh giun sán.
Nếu như bạn nghi ngờ hoặc phát hiện bản thân có những triệu chứng của bệnh giun sán, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được khám và làm các xét nghiệm xem mình có bị mắc bệnh giun sán hay không? Sau đó cần phải được điều trị kịp thời để tránh những biến chứng xấu có thể xảy ra.
Phương pháp phòng tránh mà Galant đưa ra:
- Ăn chín, uống sôi. Nên khử trùng và nấu chín đối với các loại thực phẩm như hoa quả, rau củ, thị lợn, thịt bò, cá sông làm gỏi,…
- Không tiểu tiện, đại tiện bừa bãi tránh lây lan ra cộng đồng.
- Không sử dụng phân tươi, phân người để bón phân. Phân người cần phải được xử lý để tránh gây ô nhiễm nguồn nước.
- Thường xuyên cắt móng tay, vệ sinh tay, chân sạch sẽ. Tập thói quen rửa tay với xà phòng trước khi ăn uống.
- Xổ giun sán định kì cho gia đình thường xuyên.
Trên đây, Phòng khám chuyên khoa Ký sinh trùng Galant đã đưa ra cho bạn đọc cách nhận biết, phương pháp phòng ngừa bệnh giun sán. Hi vọng sau bài viết, bạn sẽ có những kiến thức thật bổ ích để giúp cho bản thân và người nhà phát hiện và phòng tránh bệnh giun sán. Mọi thông tin chi tiết về bệnh giun sán, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.