Search
Close this search box.

[ Bạn đã biết] Các giai đoạn bệnh giang mai

1. Nguyên nhân gây nên bệnh giang mai

Bệnh giang mai là do xoắn vi khuẩn Treponema pallidum gây ra. Bạn sẽ thắc mắc bệnh giang mai khi tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn Treponema pallidum tại các vết loét của bệnh  khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hay bằng miệng. Bạn có thể thấy vết loét trên hoặc xung quanh dương vật, âm đạo, hậu môn hoặc ở trong trực tràng, trên môi hoặc trong miệng. Bệnh giang mai có thể lây từ mẹ sang con thông qua nhau thai trong quá trình mang thai.

Bệnh giang mai ko lây cho người khác thông qua ngồi trên bệ nhà vệ sinh, nắm cửa, bồn nước nóng, dùng chung quần áo hoặc dụng cụ ăn uống.

8 1

2. Ai là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh giang mai?

Đối tượng có những yếu tố sau sẽ có nguy cơ mắc bệnh giang mai cao hơn những người khác:

  • Quan hệ tình dục không an toàn
  • Có nhiều đôi tượng bạn tình
  • Đã bị nhiễm HIV
  • Quan hệ đồng giới

 17

bệnh giang mai sẽ có nguy cơ cao khi qua quan hệ đồng tính

3. Các giai đoạn của bệnh giang mai

Các giai đoạn của bệnh giang mai thường được gọi là giang mai giai đoạn 1, giang mai giai đoạn 2, giai đoạn tiềm ẩn và giang mai giai đoạn cuối.

3.1 Giang mai giai đoạn 1

Các triệu chứng của giang mai giai đoạn đầu thường xuất hiện từ 10 ngày đến 3 tháng sau khi người bệnh tiếp xúc với xoắn khuẩn gây bệnh giang mai. Người bệnh  nhận thấy các hạch bạch huyết gần háng bị phì đại.

Thông thường, các biểu hiện giang mai  mà người bệnh có thể nhìn thấy là một hoặc nhiều săng giang mai ở vị trí mà vi khuẩn thâm nhập vào cơ thể như mép âm hộ, môi lớn, môi bé hoặc miệng sáo, quy đầu, dương vật và bìu. Đặc điểm của săng giang mai là vết trợt nông có dạng hình tròn hoặc hình bầu dục. Các vết săng sẽ tự lành sau khoảng từ 3 -6 tuần, nhưng không có nghĩa là bệnh đã khỏi và lúc này người bệnh sắp bước vào giai đoạn 2 của bệnh.

3.2 Giang mai giai đoạn 2

Khoảng từ 2 đến 10 tuần sau khi vết săng đầu tiên xuất hiện, người bệnh ở giai đoạn này  có các triệu chứng:

  • Phát ban trên da gây ra vết lở loét nhỏ, màu nâu đỏ.
  • Các vết loét ở trong miệng, âm đạo hoặc hậu môn
  • Sốt cao
  • Sưng các tuyến
  • Sụt cân
  • Rụng tóc
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi cực độ
  • Đau cơ khớp

Các triệu chứng này thường sẽ biến mất cho dù người bệnh có được điều trị hay không, tuy nhiên các triệu chứng này  kéo dài đến một năm. Ngay cả khi những triệu chứng chưa quay trở lại thì xoắn khuẩn gây bệnh giang mai vẫn tồn tại trong cơ thể người bệnh.

3.3. Giang mai tiềm ẩn

Nếu người bệnh không được điều trị bệnh giang mai giai đoạn 2, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn tiềm ẩn. Không phải ai nhiễm bệnh giang mai cũng đều trải qua giai đoạn này. Nếu có, người bệnh ở giai đoạn này sẽ ko có bất kỳ triệu chứng nào trong nhiều năm liền. Do xoắn khuẩn gây bệnh giang mai vẫn tồn tại trong cơ thể, nên trong một số trường hợp sau nhiều năm mắc bệnh, người bệnh đang ở giai tiềm ẩn phát triển đến giai đoạn cuối của giang mai.

3.4 Giang mai giai đoạn cuối

Giai đoạn này là giai đoạn cuối cùng và nguy hiểm nhất của bệnh giang mai. Giai đoạn này  xuất hiện sau từ 10 đến 30 năm tính từ khi bắt đầu bị nhiễm vi khuẩn. Người bệnh có thể bị tổn thương các nội tạng trong cơ thể và có thẻ gây nên tử vong:

  • Các vấn đề liên quan về não và  hệ thần kinh
  • Gây đột quỵ
  • Viêm và nhiễm trùng màng quanh não và tủy sống.
  • Tê tay chân
  • Điếc tai
  • Các vấn đề về thị giác hoặc gây mù lòa
  • Thay đổi tính cách con người
  • Sa sút trí tuệ, trí nhớ
  • Bệnh van tim
  • Chứng phình động mạch
  • Viêm mạch máu

18

bệnh giang mai giai đoạn cuối có nguy cơ đột quỵ

4. Các triệu chứng giang mai ở trẻ 

Sản phụ đang mang thai có thể lây truyền các bệnh lây truyền qua đường tình dục cho thai nhi trong quá trình mang thai hoặc cho trẻ trong quá trình sinh em bé. Các chuyên gia gọi đây là bệnh giang mai bẩm sinh. Nếu ko được điều trị thì thai nhi có nguy cơ chết lưu, sinh non và nhẹ cân.

Hầu hết các trẻ sinh ra mắc bệnh giang mai đều ko có triệu chứng. Một số trẻ có thể bị sẽ phát ban ở lòng bàn tay hoặc trong lòng bàn chân, nhưng đến cuối cùng, trẻ có thể các biến chứng bất thường tại các cơ quan như:

  • Gan to
  • Vàng da
  • Sổ mũi
  • Sưng các tuyến
  • Bất thường về xương
  • Biến chứng ở não và thần kinh

Gặp bác sĩ nhi khoa ngay lập tức nếu trẻ có các triệu chứng xuất tiết bất thường, vết loét hoặc phát ban gần háng.

 

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT KIẾN THỨC

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%