Search
Close this search box.

Bệnh giang mai có lây không ? Lây qua những đường nào ?

Bệnh giang mai có lây không?

Bệnh giang mai là 1 bệnh xã hội vô cùng nguy hiểm có tốc độ lây lan rất nhanh, mức độ nguy hiểm chỉ đứng sau bệnh thế kỉ HIV/AIDS. Tác nhân gây bệnh là xoắn khuẩn giang mai thâm nhập vào cơ thể gây ra, con đường lây truyền phổ biến là lây lan qua đường quan hệ tình dục không an toàn. Xoắn khuẩn giang mai tấn công vào cơ thể người bệnh gây ra các tổn thương ở vùng da, niêm mạc và nếu kéo dài thì xoắn khuẩn sẽ xâm nhập vào các cơ quan chức năng như : xương ,tim mạch. hay là thần kinh… và để lại nhiều biến chứng khôn lường cho người bệnh.

Giang mai nếu không được điều trị và khắc phục kịp thời thì không chỉ trở thành nguồn lây nhiễm cao mà còn gây ra những biến chứng cho tim, thần kinh… thậm chí ở 1 số trường hợp có thể dẫn đến tử vong. Và câu hỏi giang mai có lây không thì câu trả lời là có .

44 1

Bệnh giang mai lây qua những đường nào? 

Hiện nay, người  bệnh vẫn còn thắc mắc rằng giang mai lây qua đường nào?

Theo các chuyên gia y tế thì bệnh giang mai có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác rất cao, thông qua các con đường khác nhau:

Giang mai lây truyền bệnh chủ yếu qua đường quan hệ tình dục không ?

Khi quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh giang mai thì khả năng lây nhiễm bệnh rất là cao và rất nhanh, khi người bệnh tiếp xúc trực tiếp với các tổn thương, vết loét do giang mai gây ra thường sẽ xuất hiện ở bộ phận sinh dục. Chính vì vậy, quan hệ tình dục là con đường lây nhiễm phổ biến của bệnh giang mai.

40

Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh giang mai cao là gái mại dâm, quan hệ ko an toàn với nhiều người và thường xuyên quan hệ bằng đường miệng… sẽ có tỉ lệ nhiễm bệnh cao.

Giang mai có lây truyền qua đường máu không? 

Các xoắn khuẩn giang mai tồn tại trong máu , chính vì vậy nếu 1 người khỏe mạnh được truyền máu có chứa xoắn khuẩn giang mai từ người bệnh thì khả năng nhiễm bệnh cũng rất là cao. Đồng thời nếu người khỏe mạnh sử dụng chung kim tiêm với người mắc bệnh  thì cũng có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh giang mai .

34 1

Giang mai có lây truyền từ mẹ sang con không? 

Khi người phụ nữ nhiễm bệnh giang mai trong thời gian mang thai thì khả năng lây truyền sang thai nhi trong suốt thai kỳ or qua quá trình sinh con, em bé sẽ vô tình bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai ở âm đạo của người mẹ.

Phụ nữ mang thai nhiễm bệnh sẽ có nguy cơ bị sảy thai or thai nhi tử vọng ngay khi chào đời. Ở một số trường hợp con sinh ra bị ảnh hưởng đến khả năng phát triển, dị tật hay động kinh. Chính vì vậy, phụ nữ mang thai bị nhiễm giang mai không nên có thai. Nếu trường hợp có thai mới phát hiện bản thân bị nhiễm bệnh thì cần đến cơ sở y tế uy tín để được ddieeefu trị bệnh tốt nhất.

Giang mai có lây nhiễm do tiếp xúc thân mật hay dùng chung đồ cá nhân? 

Con đường truyền nhiễm này không phổ biến, tuy nhiên khả năng bị nhiễm bệnh giang mai khi tiếp xúc thân mật với người bệnh như ôm, hôn, or sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh thì có nhiễm xoắn khuẩn giang mai.

52

Giang mai có khả năng tàn phá sức khỏe rất lớn, để lại rất nhiều hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho người bệnh. Do vậy, việc nhận thức đc những con đường có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm bệnh giang mai là điều rất quan trọng.

Giang mai có lây qua con đường ăn uống không?

Theo các bác sĩ thì: mặc dù bênh giang mai không có khả năng truyền nhiễm qua đường ăn uống bình thường nhưng nếu trường hợp bạn ăn chung, uống chung và sử dụng chung các đồ dung ăn uống với người bị nhiễm bệnh giang mai thì cũng có thể có nguy cơ bị nhiễm bệnh.

53

Bệnh giang mai có lây qua đường nước bọt không? 

Bệnh giang mai lây qua đường nước bọt là hoàn toàn có khả năng nhưng không qua phổ biến. Giang mai có thể truyển qua đường nướt bọt từ các nguyên nhân sau:

  • Quan hệ tình dục bằng miệng

    Quan hệ tình dục bằng miệng là con đường lây bệnh giang mai thường gặp hiện nay.Quan hệ tình dục bằng miệng khiến xoắn khuẩn giang mai từ bộ phận sinh dục của người bệnh lân lan sang miệng của người lành và dễ dàng thâm nhập vào ở vòm họng, khoang miệng…

  • Hôn sâu với người bị nhiễm giang mai

    Người nhiễm bệnh giang mai ở miệng có thể dễ dàng lây bệnh cho ng khác thông qua con đường hôn môi. Bởi lúc này các xoắn khuẩn giang mai có trong nước bọt và niêm mạc miệng, or từ máu của người bệnh thâm nhập trực tiếp vào miệng.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT KIẾN THỨC

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%