Search
Close this search box.

BIỂU HIỆN BỆNH GIANG MAI – Galant Clinic

biểu hiện bệnh giang mai có gì? Như các bạn đã biết, giang mai được gây ra bởi xoắn khuẩn Treponema Pallidum, và được lây lan chủ yếu qua đường tình dục. Khi nhiễm Virus giang mai, người bệnh sẽ có các biểu hiện, triệu chứng sau:

  • Xuất hiện các vết loét nhỏ không đau, không ngứa.
  • Nổi ban đỏ khắp lòng bàn tay, bàn chân rồi lan sang khắp cơ thể.
  • Cơ thể mệt mỏi, sốt cao.
  • Đau mỏi xương khớp.
  • Rụng tóc.
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng.

Các giai đoạn của bệnh giang mai

Theo các chuyên gia, các biểu hiện của bệnh giang mai được chia ra làm 4 giai đoạn, với các triệu chứng khác nhau. Cụ thể như:

Biểu hiện bệnh giang mai giai đoạn 1 – Giai đoạn đầu:

Sau khi cơ thể nhiễm xoắn khuẩn Treponema Pallidum khoảng 7 – 90 ngày, sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng giang mai. Đó là các vết loét nhỏ, không đau rát, không ngứa ngày và mọc chủ yếu ở xung quanh bộ phận sinh dục. Đối với nữ giới, nếu có thói quen quan hệ bằng miệng, chúng có thể xuất hiện quanh vòm miệng và họng. Những vết loét này người ta gọi là săng giang mai và chúng sẽ tự biến mất trong vòng 2 – 6 tuần, tùy theo cơ địa mỗi người.

Biểu hiện bệnh giang mai giai đoạn 2:

Lúc này, các xoắn khuẩn bắt đầu ăn sâu vào máu và gây ra các triệu chứng rõ ràng hơn, đó là những nốt ban đỏ mọc xung quanh lòng bàn tay, bàn chân và dần lan sang toàn thân. Các nốt ban này cũng giống săng giang mai, chúng không gây ra đau, ngứa gì và sẽ tự mờ dần đi, rồi biến mất sau 2 – 4 tuần.
– Tuy nhiên, ở giai đoạn 2 này, người bệnh có thể gặp thêm một vài biểu hiện của bệnh giang mai khác như: Bị sốt cao, cơ thể mệt mỏi, đau nhức xương khớp,….

Biểu hiện bệnh giang mai giai đoạn 3 – Giai đoạn tiềm ẩn:

Khi bị giang mai giai đoạn này thường rất khó phát hiện, bởi dường như người bệnh không có bất cứ biểu hiện giang mai gì? Tuy nhiên, nếu lúc này các bạn vẫn chưa phát hiện được bệnh và chưa được điều trị, nó có thể biến chứng sang giai đoạn 4 – Giai đoạn nguy hiểm nhất của giang mai đấy nhé. Thời gian từ giai đoạn tiềm ẩn sang giai đoạn 4 khá lâu, mất từ 1 năm cho đến vài chục năm, tùy theo cơ địa mỗi người.

Biểu hiện bệnh giang mai giai đoạn 4 – Giai đoạn cuối:

Đây là thời điểm nguy hiểm nhất của bệnh, bởi lúc này các xoắn khuẩn Treponema Pallidum đã bắt đầu tấn công các tế bào, các cơ quan chức năng trong cơ thể, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới: Mắt, nội tạng, hệ thần kinh, tim mạch,…. Thậm chí, các biến chứng có thể khiến người bệnh bị tử vong đấy nhé.

Cách điều trị bệnh giang mai

Phát hiện các biểu hiện bệnh giang mai sớm, chuẩn xác, sẽ có khả năng điều trị bệnh khỏi càng cao. Và ngược lại, khi bệnh đã tiến triển sang giai đoạn 3 và 4, thì việc điều trị không mấy dễ dàng, chưa kể lúc này còn xuất hiện thêm nhiều biến chứng nguy hiểm khác tới sức khỏe.

Điều trị giang mai giai đoạn 1 và 2:

Ở giai đoạn này, các bác sĩ sẽ từ vấn dùng thuốc tiêm hoặc thuốc uống, tùy theo mức độ của bệnh. Bên cạnh đó, nếu bị giang mai khi mang thai, bạn cần báo với bác sĩ để được dùng thuốc điều trị giang mai đặc biệt dành cho bà bầu. Tránh việc tự ý sử dụng thuốc khi chưa được sự cho phép của bác sĩ, có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

Chữa trị giang mai giai đoạn 3 và 4:

Lúc này, bác sĩ sẽ tiêm thuốc trị giang mai với liều cao cho bạn liên tục 10 ngày, để có thể kiểm soát sự hoạt động của các xoắn khuẩn. Sau khoảng 3 tháng điều trị, bạn cần đi xét nghiệm lại để theo dõi tình trạng sức khỏe.
– Ở những năm tiếp theo, bạn cần duy trì khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để đảm bảo các xoắn khuẩn giang mại đã được điều trị tận gốc, không còn nguy cơ tái phát nhé. Nếu trong trường hợp bệnh đã tái phát lại, bác sĩ sẽ phải dùng lượng thuốc gấp đôi, để tiêu diệt các xoắn khuẩn, ngăn chặn tỷ lệ bệnh quay trở lại tối đa.

Lưu ý: Phương pháp này chỉ giúp điều trị bệnh giang mai, chứ không phục hồi các tổn thương do giang mai gây ra đâu nhé.

Ngoài những cách trị bệnh giang mai như trên, còn có phương pháp khác cũng được áp dụng khá phổ biến, đó là việc cân bằng hệ miễn dịch DNA. Cơ chế hoạt động của phương pháp này là nhằm phá hủy nguồn dinh dưỡng, khiến các xoắn khuẩn không thể phát triển được nữa. Đồng thời, việc cân bằng DNA còn kích thích quá trình phục hồi các tổn thương trên da hiệu quả.

Vậy là các chuyên gia vừa cùng bạn tìm hiểu các biểu hiện của bệnh giang mai sớm, cũng giúp bạn biết được cách điều trị giang mai như thế nào rồi nhé. Với nhưng thông tin này, hi vọng bạn sẽ có thể phát hiện bệnh sớm, để có thể khắc phục bệnh hiệu quả. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

BẠN ĐANG TÌM CƠ SỞ Y TẾ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TOÀN DIỆN (ONE STOP SHOP) ?

HÃY LIÊN HỆ CHUỖI PHÒNG KHÁM ĐA KHOA GALANT

Cơ sở 1: 104 Trần Bình Trọng, P.1, Q.5, TP.HCM
Hotline: 0943 108 138 * 028. 7303 1869
Thời gian làm việc: 09h – 20h (T2 – CN)

Cơ sở 2: 23 Yên Đỗ, P.1, Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 0976 856 463 * 028. 7302 1869
Thời gian làm việc: 11h – 20h (T2 – T7)

Cơ sở 3: 341/24D Lạc Long Quân, P.5, Q.11, HCM
Hotline: 0901 386 618 * 028. 7304 1869
Thời gian làm việc: 11h – 20h (T2 – T7)

Email: cskh@wpdemo.galantclinic.com

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT KIẾN THỨC

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%