Search
Close this search box.

Đặc điểm bệnh giang mai giai đoạn 3 là gì?

1.Giang mai giai đoạn 3 thế nào?

Sau khi qua khỏi giai đoạn 1 và 2 đến giang mai giai đoạn 3, xoắn khuẩn giang mai vẫn còn sống trong cơ thể người bệnh nhưng trên da ko còn biểu hiện các dấu hiệu or triệu chứng của nhiễm trùng như ở 2 giai đoạn trước. Theo đó, nguy cơ lây nhiễm trong giai đoạn này trở nên hạn chế hơn.

Tuy nhiên, điều nguy hiểm nhất của bệnh giang mai giai đoạn 3 là bệnh vẫn có thể ảnh hưởng đến tim, não, dây thần kinh, xương và các bộ phận quan trọng khác trên cơ thể. Ko những thế, giai đoạn này có thể kéo dài trong nhiều năm và thậm chí đến hết phần đời còn lại của người bệnh giang mai.

Mặc dù vậy, ko phải người bệnh nào mắc giang mai cũng sẽ tiến triển đến bệnh giang mai giai đoạn 3. Thực tế có một số ít người bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn tiềm ẩn, là bước sang từ giai đoạn 1 sang giai đoạn 2 và từ giai đoạn 2 sang giai đoạn 3. Giai đoạn tiềm ẩn của bệnh giang mai là 1 khoảng thời gian mà người bệnh hoàn toàn ko có dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh giang mai ở nam  hay nữ . Nếu ko được điều trị, người bệnh mang vi khuẩn trong cơ thể dưới dạng ko hoạt động nhưng  nhiễm trùng giang mai vẫn có thể được phát hiện bằng các phương pháp xét nghiệm máu. Nếu được điều trị tích cực ngay thời điểm này, người bệnh vẫn có khả năng đào thải vi khuẩn ra khỏi cơ thể. Ngược lại, nếu nhiễm trùng giang mai tiến triển sang giai đoạn tiềm ẩn mà ko được điều trị, bệnh sẽ chính thức bước vào giai đoạn thứ ba. Những biện pháp điều trị  bệnh giang mai giai đoạn 3 có thể giúp tiêu diệt xoắn khuẩn nhưng ko thể cải thiện chức năng của các cơ quan  khi đã bị tổn thương.

2. Biểu hiện của  giang mai giai đoạn 3 là như thế nào?

Đặc điểm của  giang mai giai đoạn 3 ko còn là các vết thương ngoài da như bệnh giang mai giai đoạn 1 hay 2. Thay vào đó, trong giai đoạn này, bệnh sẽ biểu hiện là các tổn thương cư trú mang tính chất ăn sâu, phá huỷ tổ chức cơ thể. Chính vì thế, bệnh có thể dẫn tới những di chứng ko được hồi phục, thậm chí gây tử vong cho bệnh nhân.

Mặc dù bệnh giang mai giai đoạn 3 đã giảm đi nguy hiểm cho cộng đồng do khả năng lây lan qua đường tiếp xúc thông thường đã bị hạn chế, đây vẫn là bệnh lý tầm soát đối với các thai phụ trong lần khám thai đầu tiên, do nguy cơ lây truyền giang mai từ mẹ sang thai nhi và có khả năng sinh  con bị giang mai bẩm sinh. Điều này là nhờ vào các xét nghiệm huyết thanh vẫn dương tính trong bệnh giang mai giai đoạn 3 dù bề ngoài ko có biểu hiện gì.

Bệnh giang mai giai đoạn 3 là bước chuyển tiếp sau bệnh giang mai giai đoạn 1 và 2. Nếu khoảng thời gian giang mai tiềm ẩn ko quá dài, bệnh giang mai giai đoạn 3 sẽ bắt đầu vào khoảng từ năm thứ 3 cho đến năm thứ 10 sau sự thâm nhập lần đầu tiên của xoắn khuẩn. Các thống kê đã cho thấy chỉ có từ 30-50% số bệnh nhân vào đến bệnh giang mai giai đoạn 3, chủ yếu là các đối tượng ko được phát hiện hay ko điều trị gì. Biểu hiện lúc của bệnh giang mai giai đoạn 3 như :

2.1. Giang mai củ

Là các thương tổn cư trú trong cấu trúc của da, niêm mạc, cơ bắp, mắt, hệ tiêu hoá, gan,…. Nếu là củ giang mai thì có màu đỏ đồng với số lượng khá ít, cư trú ở một vùng nhất định mà ko có quy luật gì trên da vùng lưng hay tay, chân. Đôi khi củ giang mai nổi thành khối trên mặt da, có  hình dạng tròn, đường kính dưới 1cm, bề mặt trơn, thâm nhiễm hay có khi có vẩy như vẩy nến.

2.2. Gôm giang mai

Gôm giang mai trong giai đoạn đầu thường là 1 khối tròn, có cấu trúc cứng, tạo ranh giới rõ ở với vùng da lành xung quanh. Sau đó,  sẽ chuyển sang mềm dần theo lớp từ nông đến sâu và dính vào da, làm vùng da này bị đỏ lên, ko còn di động được. Khi gôm giang mai mềm hoàn toàn sẽ bị loét và vỡ ra, dịch mủ sánh chảy ra, dây dính như gôm. Bên dưới là đáy tròn, dày, cứng và mang mủ lẫn máu. Cuối cùng, khi đáy sạch mủ thì gôm giang mai sẽ thành sẹo, co kéo cả vùng da xung quanh trên các vị trí thường gặp là mặt, da đầu, thân mình, mông, đùi, cẳng chân.

Ngoài ra, gôm giang mai giai đoạn 3 cũng xảy ra ở vùng niêm mạc của môi, má trong, lưỡi, … cả cơ quan sinh dục. Hạch vùng đi kèm với mật độ cứng, chắc và ko đau.

2.3. Giang mai tim mạch

Nếu ko được điều trị, có khoảng 10% các bệnh nhân giang mai sẽ xuất hiện tổn thương dạng giang mai tim mạch. Tại điểm này thì có thể nhận định rằng người bệnh bị lây nhiễm giang mai từ rất lâu trong quá khứ, ít nhất đã 10 năm và đôi khi lên đến khoảng 40 năm.

Tổn thương giang mai tim mạch thường là tổn thương viêm động mạch chủ. Triệu chứng lâm sàng ko có gì đặc hiệu ngoài các triệu chứng tim mạch thông thường. Nếu bệnh tiến triển nặng, bệnh nhân có các triệu chứng của suy tim trái do hở van động mạch chủ. Khám nghe thấy âm thổi của hở động mạch chủ vào thì tâm trương ở vùng cạnh ức hai bên; đo thấy huyết áp tối đa cao, tối thiểu thấp. Khi chụp Xquang thấy trung thất rộng do dãn cung động mạch thì trên siêu âm tim đã thấy rõ dòng phụt ngược qua lá van vào động mạch chủ trong thì tâm trương kèm theo dãn lớn thất trái.

Nếu dòng hở van tim ko được cải thiện, lượng máu đưa ngược vào động mạch lâu dài vượt quá sức căng thành mạch ngày càng làm dãn động mạch. Khi thành mạch trở nên yếu dần, nguy cơ vỡ sẽ rất cao, bệnh nhân tử vong gần như chắc chắn.

2.4. Giang mai thần kinh

Thể giang mai thần kinh xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập  sâu vào tủy sống, vào nhu mô não gây viêm màng não – tủy, viêm tủy và viêm não. Tuy nhiên, thể này thường xuất hiện rất muộn, thường từ 10 – 20 năm sau khi bị nhiễm bệnh.

Xoắn khuẩn giang mai thâm nhập vào não

Trong thể giang mai thần kinh, người bệnh có các biểu hiện của các dạng tổn thương thần kinh trung ương như đau yếu cơ, tăng phản xạ đầu gối, trương lực cơ giảm, rối loạn cảm giác sâu hay rối loạn cả chức năng niệu dục khi tổn thương tủy cùng.

Đôi khi giang mai thần kinh ở bệnh giang mai giai đoạn 3 cũng sẽ làm cho người bệnh có các biểu hiện của rối loạn tâm thần, dễ nhầm lẫn với các bệnh thần kinh – tâm thần đơn độc nếu chưa tìm thấy được tổn thương ở cơ quan khác.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT KIẾN THỨC

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%