Search
Close this search box.

Dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ

Xem nhanh nội dung

Tìm hiểu chung về bệnh lây truyền qua đường tình dục

Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) là những bệnh nhiễm trùng lây truyền từ người này sang người khác thông qua tất cả các hình thức quan hệ tình dục . Bao gồm cả  tiếp xúc tình dục giữa môi với môi hoặc môi với cơ quan sinh dục, giao hợp qua âm đạo hoặc hậu môn.

Bệnh lây truyền qua đường tình dục đã tồn tại hàng ngàn năm nay nhưng tính đến hiện nay, nguy hiểm nhất là hội chứng suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS).

Với bệnh giang mai, mức độ nguy hiểm  là thấp nhất trong hầu hết các bệnh xã hội lây truyền qua đường tình dục. Tuy nhiên, nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh rất dễ gây ra nhiều các biến chứng và tái phát nhiều lần.

Tỷ lệ mắc bệnh giang mai ở nữ cao hơn ở nam vì tỷ lệ lây truyền bệnh từ nữ sang nam ít hơn từ nam sang nữ.

Dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ

Nếu tính luôn giai đoạn tiềm ẩn (lúc vi khuẩn gây bệnh giang mai đã xâm nhập vào cơ thể nhưng chưa hoạt động) thì bệnh giang mai có 4 giai đoạn phát triển bao gồm: ủ bệnh, phát tán, lây lan và biến chứng. Dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ dễ nhận biết nhẩt là sự xuất hiện của một hoặc vài vết loét ở miệng hoặc cơ quan sinh dục.

5

Khả năng nhiễm trùng sẽ tăng cao nếu người bị giang mai có vết lở loét ở âm đạo nhưng không sử dụng những biện pháp bảo vệ lúc quan hệ tình dục. Lúc này, người mắc bệnh giang mai rất dễ lây bệnh cho chồng hoặc người yêu của mình dù ý trung nhân có sử dụng bao cao su.

Nếu người bệnh bị vết lở loét ở miệng, chỉ cần hôn môi cũng sẽ bị lây bệnh giang mai cho người khác. Vết loét chính là dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ. Chúng có thể tự khỏi từ 3 đến 6 tuần sau khi phát bệnh. Tuy nhiên, bệnh rất dễ tái phát trở  lại sau nhiều tháng sau đó.

Giai đoạn tái phát còn có tên gọi là giang mai thứ phát. Điều này là hậu quả của việc không điều trị giang mai bài bản và kịp thời ở giai đoạn chính.

Ở hầu hết phụ nữ hiện nay, giang mai thứ phát là giai đoạn bệnh có thể bùng phát ở tất cả bộ phận khác nhau trên cơ thể. Trong giai đoạn này, bệnh nhân sẽ gặp nhiều triệu chứng khác nhau nhưng phổ biến nhất là phát ban ở da, ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân. Khác với tình trạng phát ban ở da do mề đay, những nốt ban do bệnh giang mai không gây cảm giác ngứa . Những biểu hiện kèm theo đó có thể là: rụng tóc, đau họng, xuất hiện mảng trắng ở trên mũi, miệng và âm đạo.

Người mắc giang mai thứ phát sẽ bị gây sốt và đau đầu. Ngoài ra,người mắc giang mai  còn có thể bị các tổn thương trên bộ phận sinh dục. Hình ảnh các tổn thương trông giống như  đang bị mụn cóc sinh dục nhưng đó không phải là mụn cóc sinh dục.

Đôi khi những dấu hiệu bệnh giang mai thứ phát ở nữ khá mờ nhạt hoặc giống với biểu hiện nổi mề đay thông thường trên da nên không người bệnh chú ý. Vì thế, bệnh giang mai  tạo ra nguy cơ nhiễm trùng rất cao qua đường tiếp xúc, đụng chạm thông thường hàng ngày.

Nguyên nhân gây nên bệnh giang mai ở nữ

6

Có 3 nguyên nhân chính dấn đến bệnh giang mai ở nữ:

♦ Lây qua đường tiếp xúc trực tiếp với vết thương giang mai

 Là trường hợp lây lan phổ biến khi người bị giang mai không biết mình mắc bệnh. Khi những mụn nước trên cơ thể bệnh nhân  bị vỡ thì những tiếp xúc thường ngày như ôm hôn, dùng chung quần áo, khăn tắm…đều có khả năng lây nhiễm rất cao sang người khác.

♦ Lây nhiễm qua đường máu

Trường hợp lây truyền này xảy ra nhiều nhất trong thời gian ủ bệnh. Khi đó, cơ thể người bệnh chưa có bất kỳ những riệu chứng gì bất thường nhưng trong máu đã có vi khuẩn giang mai . Vì thế, họ hoàn toàn có thể lây bệnh cho người khác thông qua truyền máu hoặc dùng chung kim tiêm.

♦ Mắc bệnh giang mai do quan hệ tình dục không an toàn

Quan hệ tình dục không an toàn là nguyên nhân phổ biến nhất cho bệnh giang mai ở nữ và ở nam. Theo thống kê, có đến 95% bệnh nhân giang mai mắc bệnh thông qua  lây truyền này.

Những điều cần làm khi biết bản thân có dấu hiệu của bệnh giang mai ở nữ

6

Dù là bệnh xã hội có khả năng lây lan  nhanh và dễ gây ra biến chứng nếu không được điều trị kỹ càng nhưng nhìn chung, bệnh giang mai ở nữ không quá nguy hiểm.

Ngay khi biết bản thân có dấu hiệu bệnh giang mai, bạn hãy đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế để thăm khám và được các bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác.

Sau khi được chẩn đoán đã nhiễm bệnh giang mai, bác sĩ sẽ đưa ra phác độ điều trị phù hợp với giai đoạn bệnh . Lúc này, bạn cũng cần bổ sung thêm những thông tin liên quan đến việc chăm sóc bản thân hoặc duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp để quá trình điều trị nhanh có được kết quả tốt.

Theo lời khuyên của các chuyên gia , người bị bệnh giang mai nên kiêng quan hệ tình dục cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn. Điều này vừa giúp bản thân người bệnh ngăn ngừa bệnh phát triển nặng hơn, vừa hạn chế khả năng lây bệnh cho chồng.

Với phụ nữ đang mang thai bị bệnh giang mai, cách điều trị an toàn nhất là dùng kháng sinh penicillin.

Liều lượng kháng sinh dành cho bà bầu mắc phải bệnh giang mai sẽ tùy thuộc vào giai đoạn bệnh. Chồng của bà bầu bị  giang mai cũng phải làm xét nghiệm và điều trị giang mai nếu đã quan hệ tình dục với vợ  trong 3 tháng gần nhất. Lúc này, phụ nữ mang thai bị bệnh giang mai cũng không nên quan hệ tình dục cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn và  phải thông báo cho chồng biết về bệnh tình của mình để cùng cảm thông và chia sẻ.

 

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%