Search
Close this search box.

Dấu hiệu giang mai ở miệng

Nguyên nhân giang mai ở miệng

Theo  bác sĩ chuyên khoa da liễu, giang mai là căn bệnh nguy hiểm có thể lây nhiễm qua các con đường. Có nhiều nguyên nhân gây giang mai ở miệng có thể nói đến như:

  • Quan hệ tình dục ko an toàn: Theo số liệu của ngành y tế, tỷ lệ người mắc giang mai ở miệng hiện nay có chiều hướng tăng do ko dùng các biện pháp bảo vệ. Đặc biệt, do lối sống tình dục phóng khoáng, thoải mái yêu thích lối quan hệ bằng miệng là nguyên nhân gây giang mai ở miệng là chủ yếu nhất. 
  • Hôn: Nếu đang bị viêm nướu, mới nhổ răng or có vết thương hở ở khoang miệng mà hôn nhau với người bệnh sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn giang mai có điều kiện thâm nhập gây bệnh giang mai ở miệng.
  • Mẹ lây truyền sang con: Mẹ bầu mắc giang mai sẽ truyền bệnh cho trẻ sơ sinh qua nhau thai gây giang mai bẩm sinh ở trẻ. Ngoài ra, khi trẻ tiếp xúc với vết loét giang mai ở cơ quan sinh dục của mẹ thì cũng có thể bị nhiễm bệnh.
  • Dùng chung các vật dụng cá nhân: Dùng chung khăn tắm,bàn chải  khăn mặt,  đặc biệt là dao cạo râu của người bệnh cũng là nguyên nhân khiến xoắn khuẩn giang mai có điều kiện thâm nhập vào cơ thể người lành.

Những dấu hiệu của bệnh giang mai ở miệng

Sau từ 3 đến  90 ngày sau khi thâm nhập vào cơ thể, người bệnh sẽ xuất hiện các dấu hiệu như sau:

  • Người mệt mỏi, đau họng, sốt nhẹ, khi ăn uống sẽ cảm thấy khó nuốt. Các dấu hiệu thường dễ nhầm lẫn vs các bệnh cảm do thời tiết thông thường, và dễ bị bỏ qua.
  • Vùng khoang miệng như lưỡi, môi, mép xuất hiện các mụn nhỏ, mọc lên ngày càng nhiều khiến bệnh nhân cảm thấy đau rát, ngứa ngáy và khó chịu. 
  • Xuất hiện các vết trợt nông gọi là săng giang mai, bằng phẳng màu đỏ hình tròn hoặc bầu dục kích thước như nhau. Các vết trợt này có bờ, nổi thành các gờ xung quanh, ở giữa thường bị loét sâu. Thường nằm ở chỗ amidan gây đau họng, khó nuốt, và có dấu hiệu sưng tấy ở amidan. Các vết trợt ko gây đau, ngứa cho người bệnh.
  • Săng giang mai sẽ biến mất sau khoảng  từ 2 đến 6 tuần xuất hiện nhưng nhanh chóng sẽ trở lại và bắt đầu lan rộng khắp khoang miệng.
  • Bệnh có thể kèm theo những triệu chứng như nổi ban khắp cơ thể, rụng tóc, đau sưng khớp và đau bụng. Một số trường hợp còn khó thở, nói ko ra tiếng. 

Giang mai ở miệng gây ra những hậu quả gì?

Giang mai là một bệnh vô cùng nguy hiểm, có khả năng lây nhiễm nhanh, nếu ko kịp thời điều trị sẽ gây ra những tổn thương như sau:

  • Gây khó khăn trong việc ăn uống, mất cảm giác ngon miệng ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân gây sụt cân,cơ thể  người bệnh mệt mỏi, uể oải…
  • Gây ra các hệ lụy như sâu răng, vàng răng và sưng đau viêm lợi đặc biệt là xuất hiện mùi hôi khó chịu khiến người bệnh mặc cảm và thiếu tự tin
  • Dễ lây nhiễm cho người khác khi có tiếp xúc thân mật như hôn, thơm…
  • Đặc biệt, khi chuyển sang giai đoạn tiềm ẩn và giai đoạn cuối, các tổn thương ở miệng sẽ biến mất. Tuy nhiên, cơ thể người bệnh bắt đầu xuất hiện các biến chứng có thể phá hủy đến các cơ quan nội tạng trong cơ thể nhất là : tim mạch, não, hệ thần kinh, hệ xương khớp… Từ đó đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu ko được điều trị kịp thời và đúng cách. 

36 2

Các cách chữa trị giang mai ở miệng

Khi có các dấu hiệu bệnh or nghi ngờ mắc giang mai, nên chủ động đi thăm khám để được điều trị kịp thời. Để xác định có mắc bệnh hay ko, các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm và chỉ định dùng thuốc or phương pháp điều trị phù hợp. Bệnh có thể được điều trị bằng:

Thuốc Tây

37

Giang mai thường đc điều trị bằng thuốc kháng sinh ở giai đoạn đầu

Giang mai là 1 bệnh nhiễm khuẩn, do đó với các trường hợp nhẹ, ở giai đoạn đầu, bệnh nhân sẽ đc chỉ định sử dụng kháng sinh để điều trị. Kháng sinh đặc trị giang mai có thể đc dùng ở dạng uống or tiêm tĩnh mạch. Cần sử dụng đúng thời gian và liều lượng, ko tự ý ngưng dùng thuốc khi thấy các dấu hiệu biến mất để tránh các biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh kháng sinh, bệnh nhân có thể đc kê thêm các thuốc hạ sốt, làm giảm khó chịu do các vết thương bên ngoài da mà bệnh gây ra. 

Vật lý trị liệu

Với các trường hợp nặng hơn có các biểu hiện về thần kinh và tim mạch thì kết hợp dùng thuốc cùng với vật lý trị liệu để tiêu diệt vi khuẩn và các biến chứng đi kèm. Căn cứ vào tình trạng bệnh mà kết hợp thuốc đặc trị xương khớp, da liễu, tim mạch với những phương pháp như chiếu sóng ngắn, tia cực tím, sóng điện cao tần… 

 Kích thích cân bằng miễn dịch DNA

Cơ chế hoạt động của phương pháp này là phá hủy các nguồn cung cấp dinh dưỡng cho xoắn khuẩn giang mai từ ấy khống chế sự nhân lên của xoắn khuẩn. Tiếp đó, tiến hành các tác động trực tiếp lên tế bào bị tổn thương giúp các tế bào này hồi phục ,đồng thời hỗ trợ cơ thể nâng cao sức đề kháng và tăng cường khả năng miễn dịch. 

Những điều cần lưu ý trong quá trình điều trị giang mai ở miệng

Trong thời gian điều trị giang mai, để nhanh chóng đạt hiệu quả của thuốc, người bệnh cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Tuyệt đối ko dùng chung vật dụng cá nhân, các vật dụng như cốc, chén, bát đũa với người khác.
  • Hạn chế uống rượu bia , các chất kích thích tránh làm tổn thương miệng, họng… 
  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng, xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi lành mạnh, tăng cường vận động cơ thể để nâng cao sức đề kháng.
  • Tuân thủ nghiêm ngặt theo các phác đồ điều trị của bác sĩ
  • Trong từ 2 – 3 năm liên tiếp sau điều trị, bắt buộc phải đi tái khám định kỳ 6 tháng/lần.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT KIẾN THỨC

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%