Search
Close this search box.

Giang mai họng

Xem nhanh nội dung

Chẩn đoán giang mai họng

Giang mai họng có thể gặp ở mọi giai đoạn của giang mai: từ lây nhiễm trực tiếp, xuất hiện đồng thời hay muộn sau những biểu hiện toàn thân cho đến thể di truyền. Mỗi giai đoạn có 1 hình thái bệnh khác nhau nên cần được xác định cụ thể.

1.1. Giai đoạn I giang mai

Do sự tiếp xúc trực tiếp của họng với xoắn khuẩn giang mai (Trepanoma pallidium).

Sau 10 đến 20 ngày, cảm thấy mệt mỏi, ngây ngất sốt, nuốt vướng và đau ở một bên họng.

Có hạch dưới hàm cùng bên với họng, cản thấy đau, hạch không tấy đau, đặc điểm có một hạch to ở giữa, xung quanh có nhiều hạch nhỏ.

36

– Khám họng: đặc điểm bệnh chỉ có ở 1 bên amiđan gọi là săng

+ Thường là vết loét nông, to bằng hạt bắp, mặt có lớp bựa trắng, lau đi thấy dày đỏ tía, trên 1 nền cứng.

+ Vết loét có thể to và sâu, bờ ko đều, nổi thành gờ, lau lớp bựa che phủ thì thấy đáy có nhiều hạt lổn nhổn và đỏ tía.

+ Vết loét có thể nhỏ, nằm trong khe amiđan hay ở trụ sau nên ko nhìn thấy, chỉ thấy amiđan một bên to và tấy đỏ như một viêm tấy mủ amiđan.

– Làm xét nghiệm: nghiệm pháp BW, VDRL dương tính, quệt lớp bựa loét sẽ tìm thấy xoắn khuẩn giang mai.

1.2. Giai đoạn  II hay cùng xuất hiện

Giang mai họng thời kỳ này chỉ là có những triệu chứng ở họng xuất hiện cùng với các triệu chứng khác của giang mai mà chủ yếu là các săng ở bộ phận sinh dục và bên ngoài da.

Tổn thương ở họng thường xuất hiện do các kích thích tại chỗ như uống rượu, nước lạnh hay sâu răng…

Triệu chứng chủ yếu là đau họng kéo dài, có thể có sưng hạch ở cổ và nhiều nơi khác.

Khám họng: bệnh  có nhiều dạng khác nhau:

– Sung huyết: niêm mạc họng, nhất là bờ màn hầu, trụ trước và 2 amiđan đỏ rực, nhìn ký thấy nhiều chấm sung huyết đỏ liên tiếp và khít nhau.

– Quá phát: 2 amiđan đỏ và sưng rất to, có khi chạm vào nhau, amiđan lưỡi cũng quá phát làm cho người bệnh nuốt vướng, nói không  tiếng và có khi có khó thở.

– Bớt trắng: trên mặt amiđan, các trụ, lưỡi gà vòm họng, đôi khi cả ở miệng, má thấy các bợt trắng đục và quanh có rìa đỏ.

  • Xét nghiệm: nghiệm pháp BW hay VDRL dương tính.

32

1.3. Thời kỳ III hay thể muộn

Xuất hiện vài năm khi mắc bệnh

Bệnh ở giai đoạn này gây nên các bệnh tích ở sâu, hoại tử, thành sẹo rúm nhưng triệu chứng lâm sàng và cơ năng lại ko rõ: thường chỉ có nuốt vướng hay đau nhẹ.

– Khám họng: bệnh tích thường gặp là gôm và cũng gặp thể u hay loét.

+ Thể gôm: khi mới hình thành như một khối u to bằng đầu ngón tay, cứng, đỏ nhưng ko nề, không đau, chỉ nuốt vướng nhẹ.

Khối u nhuyễn hóa trở nên mềm, căng, mọng, trong đầy dịch keo, cuối cùng thủng và chảy dịch keo vàng. Lỗ thủng ngày càng rộng, thành loét sâu, bờ thẳng đứng và đáy hoại tử màu xám tro.

Nếu ko được điều trị, loét ăn sâu đến tận tổ chứng cơ, sụn, xương gây hoại tử làm hơi thở hôi thối, hình thành những sẹo xơ dày, rúm có hình sao và làm biến dạng họng.

Nếu gôm ở thành sau họng, loét có thể dẫn tới tận cột sống cổ gây đau, ko cử động được cổ. Nếu lan lên mũi gây chảy mũi keo dinh, cửa lỗ mũi bị nứt nẻ và hơi thở hôi, . Nếu lan lên thành bên vòm họng thì sẽ gây sẹo và tắc vòi Eustachi.

Nếu gôm và vết  loét ở màn hầu thì sẽ gây sẹo làm cứng, hạn chế cử động màn hầu, nói giọng mũi hỡ, nuốt chất lỏng dễ sặc lên mũi or có thể làm mất lưỡi gà hay thủng hàm ếch dẫn tới thông miệng với mũi.

Nếu gôm loét ở amiđan thì có thể làm mất khối amiđan và các trụ gây khó nuốt, nói ko rõ tiếng.

+ Thể loét: thấy các vết loét nông, lan rộng nhanh, phá hủy các phần mềm như lưỡi gà, màn hấu…Thể này nặng nhưng thường ít gặp.

+ Thể lan tỏa: bệnh tích tràn lan khắp họng và niêm mạc bị thâm nhiễm, dày đỏ. Cùng lúc đó thấy có các vết loét cạnh các tổ chức thành sẹo.

Những loét và sẹo cùng gây hẹp và dính ở họng.

– Đặc điểm: thử nghiệm BW, VDRL âm tính, ko thấy có vi khuẩn giang mai.

1.4. Thể bẩm sinh:

Còn gọi là giang mai họng di truyền (do lây truyền từ mẹ). Có thể gặp ngay từ trong bụng hay ở trẻ nhỏ, có khi đến 20 tuổi nên thường được chia làm hai thể:

1.4.1. Giai đoạn sớm:

Gặp ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi.

Bệnh tích thường cư trú ở vòm mũi họng gây viêm mũi mủ dính, thối, tắc mũi, cửa mũi trước bị sưng và nứt nẻ.

Niêm mạc vòm, có khi cả họng miệng và mũi đầy ban giang mai orloét nông có giả mạc trắng.

Nếu thể nhẹ thì chỉ thấy tổ chức lympho ở họng quá phát nên dễ lầm với viêm mãn, quá phát V.A. Nếu cạo V.A thì sẽ gây nên loét, sẹo hẹp vòm họng làm ảnh hưởng đến chức năng thở và nói.

Ở thể này, trẻ thường có gan, lách, tinh hoàn to và các bệnh tích giang mai ngoài da như: ban, bợt niêm mạc…

Thử nghiệm pháp BW và VDRL của cả con và mẹ thường đều dương tính.

1.4.2. Giai đoạn muộn:

Gặp ở trẻ lớn, thanh niên với các bệnh  giống như giang mai ở giai đoạn III với gôm và loét sâu gây sẹo hẹp, biến dạng họng, rò miệng – mũi…

Cần chú ý tam chứng Hutchinson (Hút-chinh-sơn) với: điếc, viêm giác mạc kẽ, dị dạng răng thường hay gặp ở thể này.

Nghiệm pháp BW, VDRL trái lại thường âm tính.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%