Search
Close this search box.

Giang mai ở bao quy đầu là gì?

Bệnh giang mai ở bao quy đầu là gì?

Giang mai dương vật là 1 căn bệnh xã hội chuyên lây nhiễm qua con đường quan hệ tình dục ko an toàn. Vi khuẩn gây bệnh này là xoắn khuẩn Treponema Pallidum thường bám dính lên trên các vết xước của bao quy đầu khi dương vật bị tổn thương.

Ngoài ra thì bệnh giang mai còn có thể lây nhiễm bằng con đường từ mẹ sang con trong quá trình thụ thai. Thời điểm thai kỳ bước sang tháng thứ 4, các xoắn khuẩn sẽ đi từ cơ thể mẹ qua dây rốn rồi lây bệnh sang cho thai nhi. 

Thường thì bệnh giang mai ở giai đoạn đầu rất khó để phát hiện bởi những triệu chứng còn khá mơ hồ ,ko hề rõ ràng. Chính vì vậy, rất nhiều người bệnh thường chủ quan và bỏ qua khiến bệnh lý tiến triển ngày 1 nặng hơn khi càng đi đến giai đoạn cuối cùng.

Dấu hiệu nhận biết giang mai ở bao quy đầu qua từng giai đoạn 

Bệnh săng giang mai bao quy đầu có các biểu hiện và triệu chứng khác biệt khi tiến triển qua từng giai đoạn khác nhau như :

Giai đoạn 1

Giai đoạn 1 đc gọi là giai đoạn ủ bệnh. Nó thường kéo dài trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 tuần rồi tự động biến mất. Một số dấu hiệu phổ biến mà bạn có thể nhận biết sự hiện diện của xoắn khuẩn giang mai trong cơ thể  là:

  • Dương vật bắt đầu xuất hiện các vết trợt nông có hình tròn or hình bầu dục phẳng với kích thước dao động từ 0.3 đến 3cm gọi là săng giang mai.
  • Những vết săng giang mai thường có bờ viền và giới hạn rõ ràng. Ngoài ra thì đáy của chúng khá sạch và có màu đỏ tươi.
  • Thường thì các vết săng giang mai sẽ xuất hiện ở bao quy đầu, miệng sáo, bìu or ngay trên thân của dương vật.

Giai đoạn 2

Kể từ khi săng giang mai xuất hiện trên cơ thể đến 45 ngày sau đó, quá trình ủ bệnh sẽ bắt đầu bước sang giai đoạn 2 và kéo dài từ 2 đến 3 năm. Các triệu chứng phổ biến là:

  • Cơ thể bắt đầu phát ban hoa đào theo dạng đối xứng. Khi dùng tay ấn vào những nốt phát ban, thì chúng sẽ lặn đi nhanh chóng.
  • Những vết săng giang mai bắt đầu xuất hiện với đủ mọi hình thù như: sẩn đỏ hồng, thâm nhiễm, vẩy nến, mụn trứng cá or có viền vảy xung quanh.
  • Chúng phát triển mạnh mẽ ở cả bao quy đầu, hậu môn và bắt đầu phát triển các nốt viêm hạch lan tỏa mạnh mẽ.
  • Đó cũng là lúc mà cơ thể người bệnh bắt đầu nóng sốt và nổi hạch ở nhiều nơi.

Giai đoạn 3

Khi bệnh giang mai ở bao quy đầu bước sang giai đoạn 3, nghĩa là bệnh đang bắt đầu tiến triển nặng nề hơn. Biểu hiện lâm sàng của bệnh sau khi ủ bệnh từ 5 đến 15 năm cũng trở nên trầm trọng hơn như sau:

  • Sang giang mai bắt đầu tổn thương sâu trên biểu bì của  da và gây ra các vết gôm tại đó.
  • Hàng loạt nhưng cơ quan nội tạng như: tim mạch và thần kinh cũng bắt đầu bị tổn thương nghiêm trọng dẫn đến nguy cơ tử vong của người bệnh tăng cao.

Bệnh giang mai ở bao quy đầu có nguy hiểm không?

Nhiều người cho rằng bệnh giang mai ở bao quy đầu thường tiến triển âm thầm trong thời gian kéo dài nên ko quá nguy hiểm. Nhưng thật ra đây là 1 quan niệm rất  sai lầm. Theo các bác sĩ chuyên sản phụ khoa cho biết thì căn bệnh xã hội này có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Khi xoắn khuẩn giang mai phát triển mạnh mẽ và cư trú vào khắp cơ quan nội tạng của người bệnh, chúng sẽ gây ra những tổn thương nghiêm trọng. Hậu quả là chức năng của gan, thận và cả đường ruột bị suy giảm khiến sức khỏe bị giảm sút theo hướng khó kiểm soát.
  • Xoắn khuẩn giang mai còn gây nên những vết loét trên da, niêm mạc, tim mạch và thần kinh khiến bệnh nhân luôn cảm thấy mệt mỏi và bị mất khả năng kiểm soát.
  • Đến giai đoạn cuối, bệnh giang mai có thể khiến cho bệnh nhân bị suy giảm trí nhớ, sụt cân, mù lòa và thậm chí là tử vong .
  • Ngoài ra thì với khả năng lây lan cao, chồng có thể lây bệnh giang mai cho vợ khiến gia đình sống trong bệnh tật dẫn đến bất hòa, dễ đổ vỡ 

Đó là lý do vì sao mà các bác sĩ chuyên khoa khuyên người bệnh ko nên chủ quan. Ngay khi phát hiện những dấu hiệu nghi ngờ bệnh lý giang mai ở giai đoạn sớm,  hãy đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị triệt để. 

 

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT KIẾN THỨC

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%