Search
Close this search box.

Giang mai ở chân có thật sự nguy hiểm không?

Giang mai là gì?

Giang mai nói chung và giang mai ở chân nói riêng là một căn bệnh xã hội do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Vi khuẩn gây bệnh giang mai thâm nhập vào cơ thể chủ yếu là do quan hệ tình dục ko an toàn. Ngoài ra vi khuẩn còn thâm nhập qua các vết thương hở trên da khi bạn tiếp xúc trực tiếp với dịch trong vết loét của người bị bệnh. Đặc biệt, vi khuẩn gây bệnh giang mai còn có thể lây truyền từ mẹ sang con thông qua dây rốn để thâm nhập vào máu của thai nhi.

Trên cơ thể người bị bệnh giang mai sẽ xuất hiện các cơn đau ở trực tràng, cơ quan sinh dục hay là miệng. Xoắn khuẩn gây bệnh cũng có thể ẩn náu trong cơ thể người bệnh hàng chục năm. Bệnh giang mai nếu đc phát hiện sớm thì có thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng nếu ko phát hiện kịp thời, bệnh sẽ chuyển biến nặng hơn gây tổn thương các cơ quan nội tạng như: dây thần kinh, tim, phổi… thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.

24 1

Nguyên nhân gây bệnh giang mai

Có thể nói bệnh giang mai là 1 căn bệnh nguy hiểm và rất dễ lây lan từ người này sang người khác. Có nhiều nguyên nhân gây ra giang mai ở chân, trong đó có thể nói đến những nguyên nhân như sau:

  • Bệnh giang mai lây lan chủ yếu là do người lành có quan hệ tình dục ko an toàn với người bị bệnh giang mai. Tỷ lệ người bị lây bệnh giang mai thông qua đường tình dục chiếm tới hơn 90% .
  • Người lành bị bệnh giang mai có thể bị lây nhiễm bệnh giang mai qua đường máu do truyền máu or  dùng chung bơm kim tiêm với người bị bệnh.
  • Trong quá trình mang thai và sinh nở nếu người mẹ bị bệnh thì có khả năng lây bệnh cho con qua nhau thai, nước ối, dây rốn or trong quá trình sinh thường sẽ là rất cao.
  • Khi người ko bị bệnh dùng chung đồ dùng như quần áo, bàn chải đánh răng… với người bị giang mai thì các vi khuẩn gây bệnh cũng có thể là 1 trong những nguyên nhân gây bệnh giang mai.
  • Khi chăm sóc người bệnh, nếu sơ ý tiếp xúc với vết thương hở or vết loét của họ thì rất dễ bị lây nhiễm

50 1

Bệnh giang mai ở chân có nguy hiểm không?

Giống như các căn bệnh xã hội khác, bệnh giang mai ở chân cũng rất nguy hiểm. Nếu mới bị lây nhiễm mà  có thể phát hiện kịp thời bệnh thì việc trị bệnh giang mai ở chân rất đơn giản và có cơ hội khỏi hoàn toàn.

Nhưng có nhiều trường hợp do tâm lý chủ quan,or nhầm lẫn với bệnh tình khác dẫn đến ko phát hiện và điều trị kịp thời. Lúc này xoắn khuẩn đã ăn sâu vào máu, làm tổ trong các cơ quan nội tạng của cơ thể và làm mất thị giác, giảm thính lực hay gây ra bệnh tim mạch và nếu bệnh nặng hơn  có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bị bệnh.

Triệu chứng giang mai ở chân

Cũng giống như bệnh giang mai ở các vị trí khác trên cơ thể thì giang mai ở chân cũng chia thành những giai đoạn bệnh khác nhau với các triệu chứng khác nhau.

Giai đoạn 1

Sau khi xoắn khuẩn gây bệnh giang mai thâm nhập vào cơ thể từ 3 tuần đến 4 tuần, nơi vi khuẩn xâm nhập trên chân của người bệnh sẽ xuất hiện các vết lở loét nhỏ, có dạng hình tròn. Các vết loét này ko đau nhưng có khả năng lây nhiễm cho người khác rất cao.

Dù bạn có điều trị hay ko thì vết thương cũng sẽ tự lành trong khoảng từ 3 tuần đến 10 tuần. Vì các vết thương này ko gây đau đớn và tự mất nên có nhiều người không để ý đến nên đã bỏ lỡ cơ hội khám chữa bệnh giang mai ở chân tốt nhất khi bệnh đang còn giai đoạn nhẹ. Và tất nhiên khi ko được điều trị kịp thời bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn 2 với các triệu chứng khác.

Giai đoạn 2

Ở giai đoạn 2 xoắn khuẩn gây bệnh giang mai thâm nhập vào máu của người bệnh. Thông thường giang mai ở chân giai đoạn này sẽ xuất hiện các nốt phát ban ở lòng bàn chân cũng như ở các vị trí khác trên cơ thể người bệnh. Nhiều người thường nhầm lẫn các dấu hiệu này với 1 số bệnh khác như vảy nến hay dị ứng với thuốc. Tuy nhiên các nốt phát ban ko gây ngứa giống như các bệnh khác nên nhiều người ko phát hiện khi các nốt này xuất hiện và mất đi.

Ngoài việc phát ban thì người  bệnh giang mai thường có thêm các triệu chứng khác như đau đầu, sốt nhẹ, mệt mỏi, tụt cân…Người bị bệnh giang mai cũng có thể gặp các triệu chứng liên quan đến thần kinh như : giảm thính lực, viêm màng não, giảm thị lực . Nếu người bệnh không đc chữa trị kịp thời thì bệnh giang mai sẽ chuyển tiếp sang giai đoạn tiềm ẩn.

15 6

Giai đoạn tiềm ẩn

Là giai đoạn trong cơ thể có xoắn khuẩn gây bệnh giang mai nhưng ko có các triệu chứng của bệnh. Giai đoạn này thường kéo dài 1 đến hai năm nhưng cũng có thể lên đến hàng chục năm.

Giai đoạn 3

Giai đoạn này thường xuất hiện cách thời điểm người bệnh xuất hiện các triệu chứng giang mai ở chân đầu tiên một thời gian rất dài có thể là nhiều tháng or nhiều năm. lúc này vi khuẩn đã thâm nhập vào phủ tạng sâu bên trong cơ thể nên khả năng lây lan cho người khác không còn cao. Tuy nhiên, đây là giai đoạn bệnh phát triển nặng nhất với các biến chứng nặng ở các cơ quan như: xương, thần kinh, tim mạch, nội tạng. Những biến chứng của bệnh có thể gây tử vong cho người bị bệnh giang mai.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT KIẾN THỨC

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%