Search
Close this search box.

BỆNH GIANG MAI CÓ NGỨA KHÔNG?

Xem nhanh nội dung

Bệnh Giang Mai Có Ngứa Không 

Giang mai là một trong những căn bệnh xã hội có khả năng lây lan cao, do xoắn khuẩn Treponama Pallidum gây ra. Và quan hệ tình dục là con đường lây lan phổ biến nhất, vì thế mà bệnh thường gặp nhiều hơn ở những người đang trong độ tuổi sinh sản. Bên cạnh đó, một số nguyên nhân gây giang mai gián tiếp khác, bạn cũng nên biết như: Lây truyền qua đường máu, qua đường dịch tiết của cơ thể, lây nhiễm từ mẹ sang con,….

 virus giang mai

Bệnh giang mai là gì 

Xem ngay: Bệnh giang mai là gì? Tự kiểm tra dấu hiệu bệnh giang mai

Mắc Bệnh Giang Mai Có Ngứa Không?

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, bệnh giang mai thường không gây ra đau đớn hay ngứa ngáy gì. Và bệnh phát triển qua 4 giai đoạn, với các triệu chứng, biểu hiện khác nhau. Cụ thể như:

  • Giai đoạn 1: Sau khoảng 21 ngày nhiễm bệnh (từ 10 – 90 ngày), cơ thể sẽ xuất hiện các săng giang mai có màu hồng đỏ, hình tròn, hình bầu dục, và thường mọc xung quanh bộ phận sinh dục, vị trí tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh. Đối với những bạn gái có quan hệ bằng miệng, thì săng giang mai có thể xuất hiện ở xung quanh khoang miệng. Đặc biệt, những săng giang mai này sẽ không gây cảm ngứa gì và tự biến mất sau khoảng 3 – 6 tuần. Và đó cũng là câu trả lời bệnh giang mai có ngứa không?
  • Giai đoạn 2: Lúc này, các săng giang mai bắt đầu xuất hiện lại, với các triệu chứng rõ ràng hơn và mọc chủ yếu ở lòng bàn tay, bàn chân và lan ra khắp cơ thể. Những săng giang mai này bề mặt khá nhẵn, bạn dùng tay ấn vào săng giang mai chúng sẽ bị ẩn đi. Bên cạnh đó, lúc này người bệnh có thể xuất hiện một vài triệu chứng khác bạn nên biết như: Cơ thể bị mệt mỏi, đau đầu, có các triệu chứng sốt, ớn lạnh, xương khớp nhức mỏi,…. Sau khoảng 2 – 4 tuần, những biểu hiện này cũng tự động bị ẩn đi.

 Giang mai gây ra khó chịu cho người bị bệnh

Giang mai gây ra khó chịu cho người bị bệnh

  • Giai đoạn 3: Giai đoạn này được xem là giai đoạn tiềm ẩn, bởi lúc này người bệnh sẽ không có bất cứ dấu hiệu bệnh giang mai nào, vì thế rất khó phát hiện. Cách duy nhất để biết mình có bị giang mai hay không, bạn sẽ phải làm xét nghiệm để được kiểm tra cụ thể nhé. Bên cạnh đó, thời gian tiềm ẩn này diễn ra khá lâu, từ vài năm đến vài chục năm, tùy theo sức khỏe và cơ địa mỗi người.
  • Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn cuối của bệnh giang mai, là giai đoạn nguy hiểm nhất. Lúc này các săng giang mai phát triển thành củ giang mai, gôm giang mai, khá sần sùi, với kích thước to khoảng bằng hạt ngô. Đồng thời, lúc này người bệnh có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm của giang mai để lại như: Ảnh hưởng thị lực, mù lòa, biến chứng tới thần kinh, xương khớp,…. Tất cả những biến chứng này, đều có nguy cơ gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, vì thế mà việc điều trị bệnh giang mai từ sớm, sẽ đảm bảo an toàn và hiệu quả cao hơn.

 gl 3

Gây phát ban toàn cơ thể 

Xem ngay: Bệnh giang mai ở nam giới?

Cần Làm Gì Khi Phát Hiện Mình Bị Giang Mai?

Bên cạnh chủ đề, bệnh giang mai có ngứa không, thì cách xử lý khi bị giang mai như thế nào cũng được rất nhiều người quan tâm. Vậy nên, các chuyên gia khuyến cáo, nếu có các dấu hiệu giang mai hay nghi ngờ mình tiếp xúc với nguồn bệnh, hãy đến bệnh viện ngay để được làm xét nghiệm giang mai nhé. Nếu kết quả dương tính, bác sĩ sẽ dựa vào đó biết được tình trạng bệnh đang ở giai đoạn nào và từ đó có hướng khắc phục kịp thời, hiệu quả. Tránh việc để bệnh kéo dài sang giai đoạn cuối, không chỉ gây khó khăn trong quá trình chữa bệnh, mà nó còn gây ra nhiều biến chứng, nguy hại tới sức khỏe.

Với những thông tin trên đây, hi vọng bạn sẽ có được câu trả lời hài lòng về thắc mắc bệnh giang mai có ngứa không? Nếu còn thắc mắc hay câu hỏi gì, hãy để lại bình luận bên dưới bài viết, để được các chuyên gia tiến hành giải đáp sớm nhất có thể nhé. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%