Search
Close this search box.

Nguyên nhân bị giang mai ?

Nguyên nhân bị giang mai là gì?

     Theo các bác sĩ chuyên gia, con đường lây nhiễm giang mai khá là phức tạp, phong phú, chính vì vậy có nhiều người có đời sống khá lành mạnh nhưng vẫn có thể bị nhiễm bệnh từ những nguyên nhân không thể ngờ tới:

Quan hệ tình dục không an toàn

  • Đây là nguyên nhân chủ yếu giúp vi khuẩn giang mai thâm nhập vào cơ thể người dễ dàng. Người Việt Nam hiện nay có đời sống tình dục khá phóng khoáng, quan hệ với nhiều người khiến các bệnh hoa liễu gia tăng.
  • Tất các hình thức quan hệ bằng đường âm đạo, miệng, hậu môn đều trở thành con đường thuận lợi cho xoắn khuẩn giang mai tấn công.

14 3

Lây nhiễm qua đường máu

  • Bắt đầu từ giai đoạn thứ 2, xoắn khuẩn giang mai ko những cư trú ở bộ phận sinh dục, niêm mạc mắt, hậu môn, miệng mà thâm nhập vào đường máu và gây ra các biến chứng nguy hiểm.                  
  • Chính vì vậy, nếu bạn nhận máu và dùng bơm kim tiêm của người nhiễm xoắn khuẩn giang mai có nguy cơ mắc bệnh là rất cao.

Thông qua các vết thương hở:

  • Thông qua các vết thương hở giang mai có thể thâm nhập vào cơ thể người tiếp xúc và gây bệnh. Đặc biệt, sau khi có những tiếp xúc với các vết thương hở và đưa tay lên dụi mắt, đưa vào miệng or chạm vào bộ phận sinh dục xoắn khuẩn giang mai có thể tấn công và gây bệnh.
  • Chính những hạn chế về kiến thức của người bệnh, mà nhiều người mắc bệnh họ cảm thấy hoang mang ko biết lý do và chủ quan với bệnh ở giai đoạn nặng mới phát hiện.

 Qua vật dụng trung gian

Để hiểu xoắn khuẩn giang mai có thể tồn tại đc ngoài môi trường khi rời khỏi cơ thể. Thông qua các vật dụng trung gian như nhà vệ sinh, khăn tắm, dao cạo râu,… xoắn khuẩn giang mai có thể lây nhiễm cho nhiều người sử dụng sau.

 Từ mẹ sang con

Từ tháng thứ 4 của thai kỳ, quá trình trao đổi chất của mẹ và bé hoạt động mạnh mẽ, do đó thông qua nhau thai vi khuẩn giang mai có thể lây cho thai nhi thông qua nhau thai. Bên cạnh đó, thông qua sinh thường, người mẹ nhiễm bệnh giang mai có thể lây sang con. Do xoắn khuẩn giang mai cư ngụ ở niêm mạc cổ tử cung, âm đạo và gây bệnh.

Triệu chứng của bệnh giang mai 

    Giang mai khi thâm nhập vào cơ thể ko có bất kỳ biểu hiện này, sau thời gian ủ bệnh từ 10 – 90 ngày cơ thể người bệnh có các biểu hiện cụ thể và chia là 3 giai đoạn:

38 1

– Giai đoạn 1: Bộ phận sinh dục: dương vật, môi lớn, … xuất hiện vết loét màu đỏ, hình bầu dục or hình tròn, nông, bờ nhẵn, ko đau, không ngứa, không có mủ, nổi hạch 2 bên bẹn.

Triệu chứng này tự biến mất sau khoảng từ 3 – 8 tuần, nhiều người lầm tưởng bệnh tự khỏi nhưng thật chất xoắn khuẩn giang mai thâm nhập vào máu.

– Giai đoạn 2: Cơ thể người bệnh bắt đầu có các triệu chứng rõ  rệt, ko chỉ tập trung ở bộ phận sinh dục, người bệnh xuất hiện  các nốt ban màu đỏ, phỏng nước, viêm nhiễm niêm mạc da, không đau, ko ngứa.

Người bệnh đôi khi nổi hạch bẹn, nách, cổ, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, rụng tóc, đau cơ và đau khớp.

– Giai đoạn 3: Theo các số liệu thống kê cho thấy, có đến hơn 60% người mắc bệnh giang mai giai đoạn này xuất hiện các tổn thương như sưng mủ ở tim, gan,… và biến chứng thành các bệnh khác nguy hiểm như mù lòa, câm, điếc, tàn phế, tử vong cao.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT KIẾN THỨC

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%