Search
Close this search box.

Tất tần tật về loại bệnh Chlamydia Trachomatis mà bạn cần biết

Một trong những căn bệnh truyền nhiễm mà nhiều người mắc phải hiện nay là bệnh chlamydia trachomatismột loại bệnh xã hội lây qua đường tình dục. Bệnh đặc biệt thường gặp ở những người trẻ trong độ tuổi sinh sản và người quan hệ tình dục không an toàn. Việc chữa bệnh đôi lúc gặp nhiều khó khăn do đây là chủ để khá tế nhị đối với đa số người Việt. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng galantclinic.com tìm hiểu chi tiết về căn bệnh này nhé

Giải đáp thắc mắc về bệnh Chlamydia Trachomatis

Dưới đây là một số thắc mắc thường gặp liên quan đến bệnh chlamydia trachomatis.

Bệnh Chlamydia là bệnh gì?

Tên gọi của bệnh này là bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (Sexually Transmitted Diseases- STD). Hiện tại ở hầu hết mọi nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam thì tỷ lệ bệnh này ngày càng gia tăng.

Giống với tên gọi, bệnh được gây ra bởi vi khuẩn Chlamydia trachomatis nên từ đó có tên gọi là bệnh Chlamydia trachomatis. Hiện nay theo các nghiên cứu y học thì bệnh gây ra tác động tiêu cực đến chức năng sinh sản của người nhiễm bệnh, đặc biệt là nữ giới. Nếu mắc bệnh nặng thì nữ giới có thể mất khả năng sinh sản. Còn về phía nam giới thì sẽ suy giảm khả năng sinh sản.

Bệnh Chlamydia có phổ biến hay không?

Như đã đề cập, đây là một căn bệnh khá phổ biến và tỷ lệ mắc bệnh tăng ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Theo thống kê thì tại Mỹ, có đến 1.307.893 trường hợp nhiễm Chlamydia được ghi nhận năm 2010. Do bệnh sẽ không có triệu chứng lúc đầu nên thường người mắc bệnh sẽ không biết rằng mình bị nhiễm bệnh.

Giải đáp thắc mắc về bệnh Chlamydia Trachomatis

Giải đáp thắc mắc về bệnh Chlamydia Trachomatis

Bệnh lây nhiễm qua các đường nào?

Do đây là căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục nên bệnh sẽ lây nhiễm chính qua các hoạt động tình dục. Dưới đây là các đường lây lan phổ biến:

  • Bệnh lây lan chính khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, đường hậu môn và đường miệng
  • Bệnh lây nhiễm từ mẹ sang con nếu thai phụ mắc bệnh và lây qua nhau thai

Hiện nay theo khuyến cáo thì hầu như mọi hoạt động tình dục đều có khả năng lây nhiễm bệnh. Đặc biệt là đối với những hoạt động tình dục không an toàn, không có các biện pháp bảo vệ như sử dụng bao cao su. Người dễ mắc bệnh là những ai quan hệ tình dục với nhiều bạn tình khác nhau.

Đối với nữ giới dưới 25 tuổi, đặc biệt là người có cổ tử cung chưa phát triển hoàn chỉnh thì khả năng phơi nhiễm khá cao do rất dễ nhiễm trùng.

Trong khi đó, các hoạt động quan hệ đồng tính hay lưỡng tính qua đường hậu môn hay đường miệng nhưng không sử dụng các biện pháp bảo vệ cũng tăng nguy cơ nhiễm bệnh.

Bệnh lây nhiễm qua các đường nào?

Bệnh lây nhiễm qua các đường nào?

Nhận biết bệnh Chlamydia Trachomatis như thế nào?

Như đã đề cập, hầu hết người bệnh chlamydia trachomatis đều không biết mình nhiễm bệnh do không có triệu chứng hoặc triệu chứng không rõ ràng. Triệu chứng của bệnh sẽ có sự khác biệt trên cơ thể của nữ giới và nam giới.

Đối với nữ giới

Với nữ giới thì nếu không may mắc bệnh thì dịch âm đạo sẽ tiết ra một cách bất thường và có mùi hôi. Lúc này, vi khuẩn đã bám vào vùng niệu đạo và cổ tử cung nên sẽ gây ra rối loạn tiết dịch âm đạo. Nữ giới mắc bệnh lúc đầu sẽ cảm thấy nóng rát vùng kín khi đi vệ sinh.

Một số trường hợp nữ giới sẽ cảm thấy đau âm ỉ ở phần bụng dưới, nặng hơn là những cơn buồn nôn, sốt bất thường.

Đối với nam giới

Đối với nam giới mắc bệnh thì các biểu hiện sẽ bao gồm như: dương vật tiết dịch bất thường và có mùi hôi, đặc biệt là lúc sáng sớm. Sẽ có cảm giác nóng rát dương vật khi đi tiểu tiện. Cuối cùng là tinh hoàn bị sưng tấy một hoặc cả hai bên.

Đối với quan hệ qua đường hậu môn

Đối với những ai quan hệ tình dục qua đường hậu môn không an toàn thì sẽ có những triệu chứng bệnh như sau:

  • Vùng trực tràng bị đau một cách bất thường
  • Trực tràng tiết dịch và chảy máu

Nhận biết bệnh Chlamydia Trachomatis như thế nào?

Nhận biết bệnh Chlamydia Trachomatis như thế nào?

Chữa bệnh Chlamydia Trachomatis như thế nào?

Việc chữa bệnh chlamydia trachomatis hiện nay không quá khó khăn. Người mắc bệnh sau khi xét nghiệm sẽ được điều trị bằng kháng sinh. Hai loại kháng sinh chính được dùng để điều trị là azithromycin và doxycycline.

Trong quá trình điều trị bệnh, bệnh nhân tốt nhất là đến gặp bác sĩ để được tư vấn và kê đơn thuốc uống một cách hợp lý. Trong quá trình dùng thuốc kháng sinh thì bệnh nhân sẽ được khuyến cáo không quan hệ tình dục trong vòng 7 ngày kể từ khi uống thuốc. Bạn tình của người bệnh cũng cần xét nghiệm để phòng trường hợp đã bị lây nhiễm.

Chữa bệnh Chlamydia Trachomatis như thế nào?

Chữa bệnh Chlamydia Trachomatis như thế nào?

Như vậy, bài viết vừa chia sẻ đến bạn các thông tin về bệnh Chlamydia trachomatis. Đây là một trong những căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe sinh sản của người bệnh.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT KIẾN THỨC

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%