Chlamydia là một căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục phổ biến. Loại bệnh này có thế gây ra những biến chứng rất nghiêm trọng cho người nhiễm nếu không được phát hiện sớm và điều trị thích hợp. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến căn bệnh nguy hiểm như vậy? Thuốc để chữa bệnh Chlamydia là gì? Mọi thắc mắc sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây!
Căn bệnh Chlamydia
Nguyên nhân gây bệnh Chlamydia
Bệnh Chlamydia chính là do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Nó là một loại khuẩn nội tế bào hoàn toàn không có khả năng tự tổng hợp ATP và GTP. Và chúng có chu kì nhân lên khác biệt hẳn so với tất cả các loại vi khuẩn khác trong khoảng thời gian từ 48 đến 72 giờ. Chúng sẽ phá hủy các tế bào và gây tổn thương niêm mạc. Theo nghiên cứu thì Chlamydia có 3 loại biến thể sinh học khác hẳn nhau về biểu hiện lâm sàng và sinh học, cụ thể như sau:
- Loại 1 – Chlamydia Psittaci: loại biến thể này thường gặp ở chim và chúng lây nhiễm qua những người sốt vẹt.
- Loại 2 – Chlamydia Pneumoniae: một trong những nguyên nhân chính gây nên các bệnh về đường hô hấp và có thể lây từ người sang người.
- Loại 3 – Chlamydia Trachomatis: loại biến thể chính gây ra các căn bệnh lây nhiễm chủ yếu qua đường sinh dục. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến triệu chứng đau mắt đỏ.
Vi khuẩn Chlamydia chuyên ký sinh trong tế bào sống có hình cầu cũng có thể xếp vào nhóm virus hoặc nhóm vi khuẩn. Biến thể Chlamydia trachomatis thường nằm trong dịch tiết âm đạo, niệu đạo, cổ tử cung. Và chúng được tìm thấy trong tự nhiên chỉ ký sinh tại các tế bào của người.
Nguyên nhân gây bệnh
Quy trình chẩn đoán, xét nghiệm Chlamydia
Bệnh Chlamydia không có biểu hiện triệu chứng rõ rệt nên khi gặp bất cứ vấn đề nào khác thường người bệnh cần phải nhanh chóng đến các cơ sở y tế để làm xét nghiệm. Nhằm chẩn đoán và có phác đồ điều trị kịp thời giảm các biến chứng nguy hiểm và tăng khả năng trị dứt điểm. Một số xét nghiệm có thể chẩn đoán bệnh Chlamydia như sau:
- Nuôi cấy phân lập: có độ đặc hiệu và rất nhạy có thể > 99%. Trong nhiều năm trở lại đây nuôi cấy phân lập được xem là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán các ca nhiễm Chlamydia. Nhờ phương pháp này các bác sĩ có thể xác định được vi khuẩn từ 24 đến 48 giờ.
- Kháng thể huỳnh quang trực tiếp DFA: phát hiện Chlamydia bằng kháng thể đơn có độ nhạy không quá cao chỉ đạt khoảng 60% đến 85% so với phương pháp nuôi cấy. Độ đặc hiệu có thể đặt được đến 99%.
- Phương pháp miễn dịch gắn men EIA: giúp tìm thấy kháng thể chống lại vi khuẩn Chlamydia trong máu của bệnh nhân đồng thời kích hoạt hệ miễn dịch với độ nhạy đạt từ 60 đến 80%, độ đặc hiệu từ 97 đến 99%.
- Phản ứng chuỗi PCR, LCR, TMA: là những kỹ thuật có độ nhạy và đặc hiệu tuyệt đối. Mẫu bệnh phẩm sẽ được lấy từ cổ tử cung, niệu đạo, nước tiểu. Độ nhạy sẽ giao động từ 70 đến 100% và độ đặc hiệu là 99%.
Xét nghiệm Chlamydia
Nếu bệnh nhân đã được chẩn đoán là nhiễm Chlamydia cần phải tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Và có thế áp dụng điều trị song song cho cả bạn tình và người nhiễm nhằm giảm thiểu nguy cơ tái nhiễm. Với phụ nữ mang thai thì trước hoặc trong thời điểm đi khám thai cũng cần phải được xét nghiệm để sàng lọc bệnh.
Cách chữa bệnh Chlamydia như thế nào?
Theo các chuyên gia thì có thể sử dụng thuốc kháng sinh để chữa bệnh Chlamydia. Có thế sử dụng một liều duy nhất là Azithromycin hoặc Doxycyclin ngày uống 2 lần trong vòng 1 tuần là phương pháp chữa bệnh Chlamydia phổ biến nhất.
Trong quá trình chữa Chlamydia không có biến chứng ở cổ tử cung, niệu đạo, trực tràng thì có thể kết hợp những nhóm thuốc dưới đây:
- Thuốc Doxycyclin mỗi ngày 2 viên dùng trong 1 tuần.
- Thuốc Tetracyclin hoặc Azithromycin mỗi ngày uống 1g và sử dụng 1 liều duy nhất trong vòng 7 ngày.
- Thuốc Erythromycin mỗi ngày 4 viên dùng trong vòng 1 tuần.
- Thuốc Ofloxacin mỗi ngày 2 viên dùng trong vòng 1 tuần.
Đối với phụ nữ mang thai thì sử dụng thuốc như sau:
- Thuốc Erythromycin mỗi ngày 4 viên dùng trong vòng 7 ngày.
- Thuốc Azithromycin mỗi ngày 1g dùng 1 liều duy nhất.
Những người là bạn tình của người nhiễm cũng nên đi thăm khám, xét nghiệm và chữa bệnh Chlamydia kịp thời. Trong quá trình nhiễm bệnh tuyệt đối không được quan hệ tình dục trong vòng 1 tuần sau khi dùng thuốc kháng sinh để hạn chế lây nhiễm bệnh cho bạn tình của mình.
Thuốc chữa bệnh Chlamydia
Tuy nhiên sau điều trị vẫn có một số trường hợp có nguy cơ tái nhiễm từ 5 đến 10%. Nhất là nữ giới nếu quan hệ với bạn tình mà không được điều trị dứt khoát sẽ có nguy cơ tái nhiễm rất cao. Khoảng 3 tháng sau khi đã điều trị Chlamydia giai đoạn đều cả nam và nữ giới nên đi tái khám ngay cả khi bạn tình của bạn đã khỏi bệnh.
Chlamydia là một căn bệnh rất nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường. Vì vậy khi có dấu hiệu bất thường bệnh nhân cần phải đến cơ sở y tế làm thăm khám ngay lập tức để chữa bệnh Chlamydia kịp thời. Truy cập vào website: https://galantclinic.com/ để được tư vấn thêm hoặc đến trực tiếp phòng khám theo địa chỉ dưới đây:
HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM ĐA KHOA GALANT
Cơ sở 1: 104 Trần Bình Trọng, P.1, Q.5, TP.HCM
- Hotline: 0943 108 138 * 7303 1869
- Thời gian làm việc: 09h – 20h (T2 – CN)
Cơ sở 2: 23 Yên Đỗ, P.1, Bình Thạnh, TP.HCM
- Hotline: 0976 856 463 * 7302 1869
- Thời gian làm việc: 11h – 20h (T2 – T7)
Cơ sở 3: 341/24D Lạc Long Quân, P.5, Q.11, HCM
- Hotline: 0901 386 618 * 7304 1869
- Thời gian làm việc: 11h – 20h (T2 – T7)
Email: cskh@wpdemo.galantclinic.com
Website: galantclinic.com * dieutrihiv.com