Nấm vùng kín là một trong những bệnh lý phụ khoa phổ biến nhất ở nữ giới. Dấu hiệu bị nấm vùng kín thường bị nhầm lẫn với triệu chứng của đa số các bệnh phụ khoa khác khiến nhiều chị em chủ quan và bỏ lỡ thời gian điều trị tốt nhất. Nhiễm nấm phụ khoa có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bài bản. Vậy hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nấm vùng kín, dấu hiệu và cách điều trị nhé.
Nấm vùng kín là gì?
Nhiễm nấm vùng kín là một trong những căn bệnh phụ khoa phổ biến nhất khi được Trung tâm Giải phẫu tế bào học BV Bạch Mai ghi nhận có khoảng 90% trong số 70.000 bệnh nhân tới khám mắc bệnh. Đa phần trong số người được chẩn đoán ra này đều không biết nấm vùng kín là gì, các dấu hiệu khi bị nấm vùng kín cũng như cách khắc phục.
Bệnh nhiễm nấm vùng kín thường gặp ở nữ giới
Thông thường, âm đạo nữ giới chứa rất nhiều loại vi khuẩn cũng như nấm men có lợi và hại. Những vi khuẩn và nấm men này chung sống với nhau hài hòa trong môi trường có độ pH cân bằng, giúp cho sự phát triển của vi khuẩn và nấm men có hại. Khi sức khỏe của nữ giới bị suy giảm, nồng độ pH ở âm đạo mất cân bằng, rối loạn nội tiết tố sẽ khiến cho môi trường thuận lợi để các nấm men, vi khuẩn có hại thâm nhập sâu, tăng sinh mạnh gây viêm nhiễm.
Khi bị viêm nhiễm cấu thành bởi sự tăng sinh và thâm nhập của nấm men, người bệnh sẽ cảm thấy nhiều biểu hiện khó chịu, không thoải mái ở vùng kín. Các tình trạng này sẽ dễ dàng bắt gặp hơn ở các phụ nữ đã có gia đình, thường xuyên quan hệ tình dục không an toàn. Ngoài ra việc sử dụng kháng sinh, vì lý do nào đó mà nồng độ estrogen tăng, bệnh tiểu đường, hệ miễn dịch suy yếu đều có thể là tác nhân khiến cho nấm vùng kín sinh sôi.
Dấu hiệu nấm vùng kín như thế nào?
Dấu hiệu bị nấm vùng kín rất tương tự với nhiều bệnh phụ khoa khác, cực kỳ khó phát hiện và thường gây ra các nhầm lẫn nếu không được thăm khám phụ khoa định kỳ. Tuy nhiên nếu chị em nhận ra các dấu hiệu sau đây thì không nên chủ quan mà phải đi tới cơ sở y tế gần nhất để khám phụ khoa càng sớm càng tốt để có thể phát hiện bệnh mà mình gặp phải.
Dấu hiệu bị nấm vùng kín tương tự với nhiều bệnh phụ khoa
Dấu hiệu lâm sàng
Dấu hiệu bị nấm vùng kín trong thời gian đầu là ngứa âm đạo dữ dội, dai dẳng và kéo dài. Nhiều trường hợp nếu gãi nhiều có thể bị trầy xước, chảy máu do ngứa quá nhiều.
Ngoài ra, người bệnh còn có biểu hiện:
-
Vùng kín ra nhiều khí hư, khí hư có màu trắng đục hoặc vàng xanh, dạng đặc quánh hoặc loãng, sủi bọt.
-
Vùng kín có mùi hôi nặng rất khó chịu.
-
Cảm thấy đau đớn khi quan hệ tình dục, xuất huyết âm đạo bất thường.
-
Tiểu rắt, tiểu buốt và có cảm giác khó chịu khi đi tiểu.
Dấu hiệu cận lâm sàng
Các dấu hiệu cận lâm sàng khi thăm khám bác sĩ phụ khoa để có thể phát hiện bệnh nhiễm nấm vùng kín bao gồm:
-
Có những nốt mụn nhỏ đỏ li ti ở vùng kín.
-
Âm đạo sưng tấy đỏ, phù nề, nhiều khí hư và có biểu hiện chảy máu âm đạo.
-
Xét nghiệm dịch âm đạo phát hiện có nấm.
Nguyên nhân nấm vùng kín
Loại nấm phổ biến nhất gây ra nấm âm đạo là Candida albicans, còn được gọi là nấm men. Có hơn 20 loại Candida, và chúng có thể gây bệnh cho một số bộ phận của cơ thể, bất kể giới tính hay tuổi tác. Tuy nhiên, bệnh nấm ở bộ phận sinh dục nữ là dạng bệnh phổ biến nhất do loại nấm này gây ra.
Rối loạn nội tiết tố
Tình trạng này phổ biến hơn ở phụ nữ mang thai, sau sinh và mãn kinh. Do sự thay đổi nội tiết tố đột ngột, niêm mạc âm đạo mỏng, dễ bị nấm men phá hủy và gây viêm nhiễm. Ngoài ra, rối loạn nội tiết tố cũng là tác nhân làm mất cân bằng độ pH trong âm đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn nấm gây bệnh nấm âm đạo.
Thói quen sinh hoạt
Các thói quen như thụt rửa âm đạo, sử dụng đồ lót ẩm ướt, dùng dung dịch vệ sinh chứa chất tẩy mạnh, sử dụng băng vệ sinh kém chất lượng,… đều là tác nhân làm mất cân bằng nồng độ pH ở âm đạo. Khi pH âm đạo bị thay đổi sẽ vô tình làm phá vỡ “hàng rào bảo vệ”, khuẩn nấm sẽ dễ dàng tấn công gây ra bệnh.
Thói quen sinh hoạt ảnh hưởng đến sự phát triển của nấm và vi khuẩn
Quan hệ tình dục không an toàn
Mặc dù nhiễm nấm âm đạo không được coi là một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, nhưng nó vẫn có thể được truyền từ người này sang người khác thông qua quan hệ tình dục. Thường xuyên quan hệ tình dục không được bảo vệ làm tăng nguy cơ nhiễm chlamydia. Điều này khiến người bệnh có nguy cơ mắc bệnh nấm Candida phụ khoa do chlamydia gây ra.
Nguyên nhân khác
Một số tác nhân khác làm tăng nguy cơ bị nấm âm đạo ở phụ nữ như sử dụng kháng sinh thời gian dài, sử dụng nguồn nước bẩn, chế độ ăn thiếu khoa học, cơ thể suy nhược, bệnh tiểu đường, hệ thống miễn dịch suy yếu,…
ĐIỀU TRỊ TẬN GỐC BỆNH NẤM VÙNG KÍN
Trước khi bắt đầu thực hiện các biện pháp để chấm dứt các dấu hiệu bị nấm vùng kín, chị em cần đi thăm khám các bác sĩ sản phụ khoa để được xét nghiệm, chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân gây bệnh chính xác nhất.
Bác sĩ sẽ căn cứ vào triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân bao gồm tiền sử mắc bệnh, thói quen quan hệ tình dục, thói quen đối với bộ phận sinh dục trong sinh hoạt, vệ sinh thường ngày. Đồng thời bác sĩ phụ khoa cũng sẽ tiến hành khám bộ phận sinh dục bằng cách đặt mỏ vịt để xem các biểu hiện bên trong âm đạo, xem kết quả xét nghiệm dịch tiết âm đạo của người bệnh để có thể đưa ra các liệu trình điều trị phù hợp.
Thăm khám bác sĩ khi thấy dấu hiệu khác lạ
Sau khi đã biết được nguyên nhân của các dấu hiệu bị nấm vùng kín, chị em có thể lựa chọn các cách sau đây để chữa trị:
Điều trị nấm âm đạo bằng Tây y
Việc sử dụng các loại thuốc tân dược dưới dạng đặt hoặc điều trị nấm âm đạo mang lại hiệu quả nhanh chóng. Không chỉ vậy, các loại thuốc này giúp tái tạo niêm mạc bị tổn thương và cân bằng độ pH về mức bình thường. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nên người bệnh chỉ nên dùng khi có chỉ định của bác sĩ. Một số loại thuốc thường dùng trong điều trị viêm âm đạo do nấm như:
-
Thuốc kháng nấm toàn thân: Thuốc được dùng ở dạng uống trong các trường hợp bệnh nặng giúp ngăn ngừa tình trạng nấm phát triển nhanh. Một số thuốc thường dùng như Fluconazol, Itraconazol,…
-
Thuốc trị nấm dạng đặt: Thuốc dùng ở dạng đặt trực tiếp vào âm dạo có tác dụng diệt nấm tại chỗ, đồng thời làm sạch âm đạo, tái tạo niêm mạc tổn thương, làm se lành vết loét. Một số thuốc đặt như Miconazol, Clotrimazol, Econazol,…
-
Thuốc bôi: Thuốc giúp kiểm soát tình trạng ngứa ngày và hỗ trợ điều trị bệnh, ngăn chủng nấm Candida lây lan. Loại thuốc bôi trị nấm vùng kín phổ biến hiện nay là Kevizole thoa ngày 1 lần lên vùng da bẹn.
Trị nấm vùng kín bằng tây y
Hỗ trợ bằng các biện pháp chữa nấm vùng kín tại nhà
Bên cạnh việc tuân theo các hướng dẫn của bác sĩ để cải thiện các dấu hiệu bị nấm vùng kín thì với các tình trạng bị nấm vùng kín mức độ nhẹ, chị em có thể áp dụng các mẹo dân gian tại nhà để giúp cải thiện bệnh lý như:
-
Trị nấm âm đạo bằng lá trầu không: Chị em dùng khoảng 1 nắm lá trầu không, rửa sạch rồi cho vào nồi nước đun sôi khoảng 1 lít. Sau đó, bạn rửa sạch vùng kín bằng nước sôi lá trầu không, giúp làm sạch bộ phận sinh dục và diệt nấm hiệu quả.
-
Sử dụng ngải cứu: Dùng khoảng 50 gam ngải cứu khô cho vào nước, sau đó xông hơi bộ phận sinh dục, cuối cùng dùng nước này để vệ sinh nhẹ nhàng vùng kín. Ngải cứu có chứa nhiều đặc tính kháng viêm, sát trùng nên việc vệ sinh “cô bé” thường xuyên bằng nước ngải cứu có thể giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy do nấm âm đạo.
-
Sử dụng nước muối sinh lý: Rửa sạch bộ phận sinh dục bằng nước muối sinh lý ngày 2 lần, sáng và tối, sau đó lau khô bằng khăn mềm. Phương pháp này đơn giản nhưng hiệu quả trong việc loại bỏ nấm men.
Lưu ý: Các phương pháp này chỉ nên áp dụng với trường hợp viêm nấm âm đạo nhẹ.
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Để điều trị nhiễm nấm âm đạo, điều quan trọng là phải giữ cho vùng âm đạo sạch sẽ. Phụ nữ nên tránh các loại sữa tắm, kem vệ sinh phụ nữ, chất khử mùi âm đạo có chứa xà phòng và nước hoa. Vì xà phòng và hóa chất tạo mùi có thể khiến tình trạng viêm nhiễm vùng kín nặng hơn. Cũng nên tránh thụt rửa vì điều này có thể làm mất cân bằng độ pH trong âm đạo, tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn sinh sôi.
Thay đổi thói quen sinh hoạt điều trị nấm vùng kín
Chị em cần lưu ý các điều sau để tạo điều kiện cho sức khỏe phụ khoa ổn định:
-
Để phòng tránh nhiễm nấm, chị em nên tránh mặc đồ lót bó sát, bó sát, không thấm hút mồ hôi. Thay quần lót 1 – 2 lần / ngày, nên chọn loại quần lót có chất liệu cotton và thấm hút mồ hôi tốt để đảm bảo vùng kín luôn khô thoáng.
-
Ăn uống khoa học, sinh hoạt lành mạnh
-
Chị em nên thiết lập lối sống, sinh hoạt khoa học, ăn uống điều độ, tập thể dục nhiều hơn để cân bằng nội tiết tố, tăng sức đề kháng, ngăn ngừa nấm men có hại.
-
Với người bị tiểu đường, cần có biện pháp tích cực để kiểm soát đường huyết, đảm bảo đường huyết ở mức cho phép.
Thông thường các chị em thường sẽ bỏ qua các dấu hiệu bị nấm vùng kín hoặc chủ quan nên không thăm khám kịp thời. Vì vậy nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu lạ nào có khả năng là biểu hiện của nấm vùng kín hãy đặt lịch tại phòng khám đa khoa galant để được xét nghiệm và chẩn đoán kịp thời. Với đội ngũ nhân viên y tế cực kỳ thân thiện, tính bảo mật cao đồng thời phục vụ xét nghiệm tất cả các ngày trong tuần, bạn sẽ rất thuận tiện khi khám tại Galant.
HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM ĐA KHOA GALANT
CS1: 104 Trần Bình Trọng, P.1, Q.5, TP.HCM
0943 108 138 * 028. 7303 1869
Làm việc: 09:00 – 20:00 (Thứ 2 – Chủ nhật)
CS2: Số 23 Yên Đỗ, P.1, Bình Thạnh, TP.HCM
0976 856 463 * 028. 7302 1869
Làm việc: 11:00 – 20:00 (Thứ 2 – Thứ 7)
CS3: 96 Ngô Thị Thu Minh, P.2, Q. Tân Bình
0901 386 618 * 028. 7304 1869
Làm việc: 11:00 – 20:00 (Thứ 2 – Thứ 7)
CS4: 15 Đường Số 3 (Cư Xá Lữ Gia), P.15, Q.11
0932 623 048* 028. 7300 5222
Làm việc: 11:00 – 20:00 (Thứ 2 – Thứ 7)
CS5: 417/21 Quang Trung. P10, Quận Gò Vấp
0906 200 902* 028. 7305 1869
Làm việc: 11:00 – 20:00 (Thứ 2 – Thứ 7)
cskh@wpdemo.galantclinic.com
www.galantclinic.com
www.dieutrihiv.com
#galantclinic #phongkhamdakhoa #namkhoa #xetnghiemhiv #benhdalieu #dieutrihiv #benhmantinh #xetnghiemnoitiet #dieutrihivbaohiemyte #dieutriARV #hormone #glbt