Search
Close this search box.

Xét nghiệm chẩn đoán giang mai như thế nào ?

Xem nhanh nội dung

1. Tổng quan bệnh giang mai và xét nghiệm Syphilis

Bệnh giang mai (hay Syphilis) là tên gọi của 1 bệnh truyền nhiễm thông qua đường tình dục do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Ngoài lây truyền chủ yếu thông qua con đường quan hệ tình dục, con đường lây truyền của bệnh giang mai còn có thể truyền từ mẹ sang con or lây qua đường máu.

Đây là 1 trong những bệnh lý nguy hiểm, mặc dù lây truyền qua con đường nào thì ở giai đoạn đầu thường ko xuất hiện triệu chứng or có các biểu hiện dễ nhầm lẫn với các bệnh lý ngoài da khác, vì lẽ đó bệnh nhân thường chủ quan khi nhận thấy các dấu hiệu bệnh giang mai. Nếu như bệnh tiến triển đến giai đoạn cuối sẽ gây ra các  ảnh hưởng vô cùng nguy hiểm đến hệ thần kinh, tim mạch của cơ thể người bệnh.

Để có thể chẩn đoán bệnh giang mai, bệnh nhân khi thấy cơ thể có những triệu chứng bất thường or nghi ngờ mình có khả năng mắc bệnh thì cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để tiếp nhận thăm khám và tiến hành xét nghiệm chẩn đoán bệnh giang mai. Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh giang mai thường được chia làm 2 loại: xét nghiệm sàng lọc bằng các phản ứng ko đặc hiệu và các xét nghiệm chẩn đoán giang mai đặc hiệu. Có 1 số lưu ý, để chẩn đoán bệnh giang mai cần kết hợp chặt chẽ kết quả xét nghiệm với thăm khám lâm sàng của bác sĩ, tiền sử quan hệ tình dục và các yếu tố nguy cơ.

2. Những xét nghiệm sàng lọc giang mai Syphilis 

Xét nghiệm sàng lọc bệnh giang mai là các xét nghiệm huyết thanh ko đặc hiệu, bao gồm: Xét nghiệm RPR, xét nghiệm VDRL. 

2.1. Xét nghiệm RPR (Rapid Plasma Reagin)

Đây là phản ứng ko đặc hiệu, dùng kháng nguyên là chất lipoid chiết xuất từ tim bò, nhưng có cấu trúc gần giống chất lipoid của vi khuẩn giang mai. Cũng vì vậy, chỉ phát hiện được reagin trong huyết thanh của người bệnh. Reagin đc hình thành là do sự kích thích của chất lipoid của xoắn khuẩn và chống lại chất lipoid này.

  • Nếu kết quả là âm tính, tức người bệnh ko bị mắc bệnh. Ngoài ra RPR còn đc dùng để theo dõi điều trị. Sau khi điều trị RPR cho kết quả là  âm tính nghĩa là bệnh nhân đã khỏi bệnh. Một số trường hợp xét nghiệm RPR cho kết quả âm tính giả như thời kì đầu giang mai I, or giai đoạn giang mai muộn.
  • RPR dương tính nghĩa là bệnh nhân đang nhiễm giang mai, or tiền sử mắc giang mai. Một số trường hợp RPR sẽ cho kết quả dương tính giả.

Một số lưu ý vì RPR là phản ứng ko đặc hiệu, chỉ là xét nghiệm sàng lọc, nên khi cho kết quả dương tính, cần khẳng định chẩn đoán bằng 1 phản ứng đặc hiệu.

58

2.2 Xét nghiệm VDRL

Nguyên lý xét nghiệm VDRL (Venereal Disease Research Laboratory) cũng tương tự như xét nghiệm RPR, tuy nhiên kỹ thuật phức tạp hơn, khó thực hiện hơn. Hiện tại các xét nghiệm này ko  được sử dụng nhiều.

Các xét nghiệm ko đặc hiệu có ưu điểm là nhanh, rẻ,  và có thể định lượng, có thể dùng để theo dõi điều trị or tái phát bệnh.

3. Xét nghiệm đặc hiệu: TPHA hay TPPA

TPHA (Treponema pallidum Haemagglutination) là phản ứng đặc hiệu tìm kháng thể kháng giang mai trong huyết thanh của người bệnh..

TPHA: là phản ứng ngưng kết hồng cầu thụ động, dùng kháng nguyên từ chính các vi khuẩn giang mai hấp thụ trên bề mặt tế bào hồng cầu.

TPPA (Treponema pallidum Particle Agglutination): phản ứng ngưng kết hạt.

Mục đích xét nghiệm đặc hiệu TPHA hay TPPA:

  • Khẳng định sau khi xét nghiệm ko đặc hiệu dương tính
  • Sàng lọc trong truyền máu
  • Chẩn đoán bệnh nhân giang mai giai đoạn 3 khi xét nghiệm không đặc hiệu (-)
  • Không sử dụng để theo dõi điều trị or đánh giá tái nhiễm.

4. Các xét nghiệm khác có thể chẩn đoán giang mai

4.1 Soi trực tiếp

Sử dụng kính hiển vi nền đen và nhuộm Fontana – Tribondeau: Áp dụng giai đoạn giang mai giai đoạn 1 nhưng hiện tại cũng ít sử dụng.

4.2 Các xét nghiệm khác

Multiplex PCR, ELISA, TPI, FTA.. chưa được ứng dụng rộng rãi

Bệnh giang mai rất nguy hiểm nếu ko được phát hiện, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Chính vì thế khi cơ thể người bệnh có những biểu hiện của bệnh giang mai thì người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám, tiến hành xét nghiệm Syphilis. Việc phát hiện bệnh sớm rất có lợi, giúp nâng cao hiệu quả điều trị và kịp thời hạn chế đc các hậu quả mà bệnh giang mai gây ra.

 

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%