Search
Close this search box.

Thực hiện phương pháp xét nghiệm gì để biết viêm vùng chậu?

Xét nghiệm viêm nhiễm vùng chậu là phương pháp chẩn đoán thường được áp dụng phổ biến hiện nay. Phương pháp này thường cho ra kết quả khá chính xác và phục vụ tốt cho quá trình điều trị của bệnh nhân. Vậy bệnh nhân cần xét nghiệm gì để biết viêm vùng chậu? Câu trả lời sẽ được Phòng khám Galant trình bày ngay trong bài viết sau.

Xét nghiệm gì để biết viêm vùng chậu? 

Để có thể nắm được nguyên nhân gây bệnh cũng như tình trạng viêm nhiễm và điều trị một cách triệt để nhất, các bác sĩ cần thực hiện một số xét nghiệm bệnh viêm vùng chậu. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị với phác đồ phù hợp nhất cho bệnh nhân dựa trên kết quả xét nghiệm thu được.

Người bệnh cần thực hiện những xét nghiệm gì để biết viêm vùng chậu? Dưới đây, phòng khám đa khoa Galant sẽ nêu ra một số phương pháp xét nghiệm cơ bản mà các bác sĩ thường áp dụng để chẩn đoán bệnh viêm vùng chậu ở phụ nữ. 

Xét nghiệm nước tiểu

Sau khi kiểm tra tổng quát bộ phận sinh dục, bác sĩ sẽ lấy mẫu nước tiểu của bệnh nhân. Với mẫu nước tiểu này, bác sĩ sẽ kiểm tra lượng vi nấm và khuẩn có trong cơ thể bệnh nhân. Việc xét nghiệm viêm vùng chậu thông qua nước tiểu sẽ xác định nguy cơ bị viêm vùng chậu cao hay thấp dựa trên số lượng vi khuẩn và nấm.

Xét nghiệm nước tiểu để chẩn đoán bệnh viêm vùng chậu

Xét nghiệm dịch âm đạo

Xét nghiệm dịch âm đạo là câu trả lời cho thắc mắc người bệnh cần xét nghiệm gì để biết viêm vùng chậu? Theo đó, bác sĩ sẽ sử dụng mỏ vịt để giữ bộ phận sinh dục nữ luôn trong trạng thái mở rộng rồi tiến hành thu thập mẫu dịch tiết từ âm đạo. 

Việc kiểm tra này cần được thực hiện rất cẩn thận bởi bác sĩ có trình độ chuyên môn cao. Nếu dịch tiết âm đạo của nữ giới không chứa các tế bào bạch cầu thì khả năng bạn mắc bệnh viêm vùng chậu là rất thấp. 

Xét nghiệm dịch tử cung

Sử dụng dịch tử cung để thực hiện xét nghiệm bệnh viêm vùng chậu có thể giúp các bác sĩ xác định được nguyên nhân gây bệnh là do các loại vi khuẩn như lậu, chlamydia,.. gây ra. Nếu trong dịch tử cung có tồn tại nhiều loại vi khuẩn thì tình trạng viêm nhiễm đang ở mức khá nghiêm trọng và cần điều trị kịp thời.

Nội soi ổ bụng 

Nữ giới cần thực hiện xét nghiệm gì để biết viêm vùng chậu? Nội soi ổ bụng là một trong phương pháp xét nghiệm viêm nhiễm tại vùng chậu được các bác sĩ áp dụng phổ biến hiện nay. 

Trong phương pháp này, bác sĩ sẽ đưa một ống thông vào bụng bệnh nhân bằng cách rạch một đường nhỏ trên bụng. Phương pháp này giúp bác sĩ quan sát kỹ hơn và phát hiện kịp thời những dấu hiệu bệnh lý bất thường tại vùng ổ bụng.

aksk5 42y8kge89tpnadpwgqgnaduqmomwbedswndpp4ehaqg39knjd m0imreomgtjnkibhllx1fbjsc d0fupwhxfclolgpaakxmd5ees lyb k7cug2gdsv5rrvd4c3gcbu1npqbr

Thực hiện nội soi bên trong ổ bụng để kiểm tra các dấu hiệu bất thường

Sinh thiết nội mạc ở tử cung

Trong quá trình sinh thiết, bác sĩ sẽ dùng kim để lấy một phần nhỏ của lớp màng ở tử cung. Sau đó, bác sĩ sẽ kiểm tra mẫu vật dưới kính hiển vi để phát hiện các tế bào bệnh lý bất thường ở bộ phận này.

Hình thức xét nghiệm bệnh viêm vùng chậu này sẽ giúp bác sĩ kiểm tra sự lây lan của vi khuẩn ở vùng chậu bị nhiễm trùng. Cũng như xác định xem liệu có nguy cơ phát triển bệnh ở nội mạc tử cung hay không. Ngoài ra, nó có thể giúp bác sĩ tìm ra ngọn nguồn gây ra hiện tượng chảy máu âm đạo bất thường ở phụ nữ.  

Biểu hiện bệnh viêm vùng chậu mà nữ giới cần chú ý

Trước khi thực hiện xét nghiệm viêm vùng chậu, cũng như nắm rõ quy trình khám, xét nghiệm bệnh viêm vùng chậu như thế nào. Nữ giới cần biết những biểu hiện mà mình đang gặp phải có phải do bệnh viêm vùng chậu hay không. Dưới đây là một số dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm vùng chậu mà bạn cần tìm hiểu ngay.

Đau vùng bụng dưới

Khi bị viêm nhiễm vùng chậu, nữ giới sẽ cảm thấy vùng bụng dưới bị đau. Những cơn đau này xảy ra âm ỉ, tăng dần theo thời gian và tình trạng nhiễm bệnh. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể cảm thấy đau ở mông chứ không chỉ ở vùng bụng dưới.

anic3y82xka8axp09pbd eiqwfkc49cvbzs8gxzwus2bbyzy nxdbw

Đau âm ỉ vùng bụng dưới là dấu hiệu phổ biến của viêm vùng chậu

Chảy máu âm đạo

Nếu bạn thấy âm đạo chảy máu dù không phải kỳ kinh thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh viêm vùng chậu hoặc các bệnh lý phụ khoa viêm nhiễm khác. Xuất huyết âm đạo do viêm vùng chậu thường không nhiều mà chỉ một lượng nhỏ ảnh hưởng đến vùng âm đạo.  

Tiết khí hư bất thường

Đây là một trong những dấu hiệu chính xác để nhận biết tình trạng sinh sản của phụ nữ. Nếu bạn thấy dịch âm đạo ra nhiều kèm theo máu, màu sắc bất thường, có mùi hôi khó chịu thì rất có thể bạn đã mắc bệnh viêm vùng chậu. Mặc dù dấu hiệu này diễn ra khá sớm và cũng có thể là biểu hiện của các bệnh phụ khoa khác nhưng bạn cần đi khám bác sĩ để có được chẩn đoán chính xác.

Đau khi quan hệ tình dục

Bệnh viêm nhiễm vùng chậu có thể khiến chị em gặp khó khăn trong mỗi lần quan hệ vợ chồng. Mỗi lần giao hợp sẽ cảm thấy đau rát, vùng âm đạo bị cọ xát, dẫn đến ảnh hưởng chuyện chăn gối vợ chồng.

Rối loạn kinh nguyệt

Vùng chậu có liên quan mật thiết đến các bộ phận như: buồng trứng, cổ tử cung, ống dẫn trứng. Do đó, nếu vùng chậu bị viêm nhiễm, thì các cơ quan này cũng có thể bị ảnh hưởng dẫn đến kinh nguyệt không đều, màu sắc máu kinh có sự thay đổi, lượng máu kinh thất thường.

Ngoài những dấu hiệu viêm vùng chậu điển hình này, nữ giới có thể còn gặp phải các triệu chứng toàn thân khác như mệt mỏi, giảm ham muốn, chán ăn, sốt cao,…

sqe9koawvyuor8nptdumcqup6djebnvc0nhsf3cy3

Viêm vùng chậu dẫn đến sự rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới

Quy trình khám và xét nghiệm viêm vùng chậu 

Chị em cần được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán ngay khi có triệu chứng hoặc nghi ngờ mắc bệnh viêm vùng chậu. Vậy quá trình thăm khám và xét nghiệm viêm vùng chậu như thế nào? Theo các bác sĩ sản phụ khoa của Phòng khám Galant, quy trình khám chữa bệnh viêm vùng chậu thường trải qua các bước sau:

Bước 1: Xem tiền sử bệnh, triệu chứng 

Khi xuất hiện các dấu hiệu của bệnh viêm vùng chậu, bạn nên đến các phòng khám chuyên khoa, bệnh viện sản phụ khoa uy tiens để thăm khám và điều trị. Sau khi cung cấp thông tin cá nhân, bạn sẽ được gặp bác sĩ. Bác sĩ sẽ hỏi thăm về các triệu chứng bạn đang gặp phải, thời gian của các triệu chứng đó và các triệu chứng đi kèm khác.

Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ hỏi về tiền sử mắc bệnh của bạn, đã có sinh con hay chưa, chu kỳ kinh nguyệt các tháng gần đây, đời sống tình dục gần đây có gặp trở ngại gì không?

Bước 2: Kiểm tra tổng quát bên ngoài vùng kín

Sau khi hỏi thăm về tiền sử bệnh, bác sĩ sẽ khám sơ bộ bên ngoài bộ phận sinh dục. Phụ nữ khi khám đến giai đoạn này thường không biết bác sĩ sẽ kiểm tra bệnh viêm vùng chậu như thế nào. Theo đó, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tổng quát âm đạo, kiểm tra xem các nếp gấp âm hộ có xuất hiện những bất thường nào không, cóc mụn sinh dục hoặc mụn thịt hay không. Sau đó mới có thể đưa ra các chẩn đoán chính xác.

Bước 3: Kiểm tra bằng mỏ vịt

Mỏ vịt là một trong những thiết bị được sử dụng phổ biến trong khám phụ khoa. Để chẩn đoán bệnh viêm vùng chậu bằng mỏ vịt, bác sĩ sẽ bôi trơn âm đạo rồi đưa dụng cụ từ từ vào âm đạo. Thành của âm đạo lúc này sẽ được mở rộng và bác sĩ có thể dễ dàng nhìn thấy bên trong âm hộ.

Trong lúc khám phụ khoa bằng mỏ vịt, bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu dịch xét nghiệm ở bộ phận sinh dục của nữ giới và mang mẫu bệnh phẩm này đi kiểm tra và đưa ra kết luận sau.

j8nojlag uhrlwjtipbsd28ghzaplsda9xj3emtiqif6oymzlg9 bb940m3njzf9amyoen5gm27uogumdyxmn0svrjgq50bgwfrdptvn8x793hh6hhslabl5arsoo aphe02s8kr5qub

Sử dụng mỏ vịt để thăm khám bên trong âm đạo

Bước 4: Kiểm tra chi tiết vùng chậu

Đến đây, có lẽ các chị em đã phần nào giải đáp được quy trình kiểm tra bệnh viêm vùng chậu. Tuy nhiên, các bước kiểm tra trên vẫn là các bước kiểm tra phụ khoa bình thường. Đối với bệnh viêm vùng chậu thì bác sĩ cần thăm khám chi tiết bằng máy siêu âm đầu dò và máy chụp X-quang.

Máy chụp X-quang và máy đầu dò siêu âm sẽ giúp bác sĩ kiểm tra một cách chính xác những bất thường ở sâu bên trong bộ phận sinh dục ở nữ giới. Các bác sĩ có thể quan sát các cơ quan bên trong vùng chậu như: ống dẫn trứng, cổ tử cung, buồng trứng, các cấu trúc vùng chậu, sự giãn nở của tử cung. Cũng như kích thước và vị trí của các khối u vùng chậu (nếu có), mức độ viêm nhiễm hiện tại,… 

Đây là bước quan trọng giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân có bị viêm vùng chậu hay không. Vì vậy, để có kết quả chính xác, nữ giới nên lựa chọn bác sĩ chuyên nghiệp, có dụng cụ chuyên khoa để kiểm tra những bất thường cũng như mang lại độ chính xác cao.

Bước 5: Khám âm đạo và trực tràng

Sau khi khám phụ khoa, bác sĩ sẽ kiểm tra thêm vùng trực tràng và âm đạo. Đây là bước cuối cùng để giúp nữ giới giải đáp khám và xét nghiệm gì để biết viêm vùng chậu. Để thăm khám vùng âm đạo và trực tràng các bác sĩ sử dụng các thiết bị chuyên khoa để thăm khám.

Bước 6: Xét nghiệm và đưa ra kết quả

Khám bệnh viêm vùng chậu không thể bỏ qua bước xét nghiệm, một số xét nghiệm cần thiết phải thực hiện như: xét nghiệm tìm vi khuẩn, xét nghiệm dịch âm đạo,…

Các bác sĩ tiến hành lấy mẫu dịch âm đạo, tế bào cổ tử cung, nước tiểu, máu để làm xét nghiệm. Nếu không có tế bào bạch cầu trong dịch tiết âm đạo, thì có khả năng là bạn đã bị bệnh viêm vùng chậu. Ngoài ra, xét nghiệm dịch tiết âm đạo cũng giúp phát hiện bệnh chlamydia và lậu.

Ngoài các hình thức thăm khám này, một số phương pháp khám và xét nghiệm phụ khoa khác mà bạn có thể thực hiện bao gồm:

  • Siêu âm vùng chậu: Giúp kiểm tra các bất thường trong cấu trúc vùng chậu. Kiểm tra vùng chậu xem có áp xe hay không. Có thể tiến hành kiểm tra ổ bụng nếu nghi ngờ có dấu hiệu bất thường.

  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Giúp bác sĩ xác định mức độ nặng hay nhẹ của tình trạng viêm nhiễm, tình trạng bệnh cụ thể một cách chính xác.

6ibr cwt9ozziimv7vbpja9uy1fnytwd4hxv8f2 vvvahykby1zkznsib7mwmne4ahnakibpjzh71wehhj4daf l9f fusd8s0rzcs0sj9bqnlcibhwvcfnu79icp6vbyvwb0eyd tz9

Siêu âm vùng chậu giúp xác định các bất thường trong cấu tạo vùng chậu

Viêm vùng chậu điều trị hiệu quả, an toàn như thế nào?

Sau khi xét nghiệm bệnh viêm vùng chậu, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh. Bác sĩ sẽ có phương pháp trị liệu phù hợp tùy theo nguyên nhân. Thông thường bệnh viêm vùng chậu xuất phát từ các nguyên nhân phổ biến bao gồm: bệnh chlamydia, lậu và mycoplasma ở bộ phận sinh dục.

Thuốc kháng sinh thường được kê đơn dựa trên mức độ nhạy cảm khác nhau của từng bệnh nhân. Các bác sĩ thường bắt đầu với thuốc kháng sinh phổ rộng. Nếu đánh giá không mang lại hiệu quả, kháng sinh đồ có thể được sử dụng.

Thuốc điều trị bệnh viêm vùng chậu có thể dùng đường uống, đường tiêm (tiêm tĩnh mạch và tiêm bắp) và thuốc đặt âm đạo. Việc sử dụng thuốc điều trị bệnh viêm vùng chậu cần tuân theo chỉ định của bác sĩ và căn cứ vào mức độ bệnh của người bệnh. Trường hợp nhẹ có thể dùng thuốc uống tại nhà, tuy nhiên trường hợp nặng có thể phải nhập viện và dùng kháng sinh theo đường tiêm, truyền.

Người bệnh cần tuân thủ chỉ đúng định sử dụng thuốc từ bác sĩ. Ngoài ra cũng cần phải cân nhắc về việc sử dụng các loại thuốc chữa bệnh viêm đường tiết niệu khi đang mang thai.

Bên cạnh đó, nếu bạn phát hiện bị viêm đường tiết niệu trong thời gian quan hệ tình dục thì cần điều trị đồng thời cho cả bạn tình. Bên cạnh đó cần chú ý đến việc chăm sóc, cân bằng chế độ dinh dưỡng, thiết lập chế độ sinh hoạt có khoa học cho bản thân và vệ sinh vùng kín sạch sẽ.

qomhusf6xdydgfhrepjcrx3bovmuo5gzhesroh3bw6kbmsh6zjtspl2wouvglbif8 xcy4wlwiydrqbee3rk02w7sjgy2gpy4lejwycd2xnbok9tr5jp ozrw gvnsna7ypv50rq9iqz

Bác sĩ thường kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị bệnh viêm vùng chậu

Cần lưu ý điều gì trước khi đi xét nghiệm viêm vùng chậu?

Ngoài câu hỏi “Xét nghiệm gì để biết viêm vùng chậu?” thì các chị em còn quan tâm đến vấn đề “Cần lưu ý những gì trước khi thực hiện xét nghiệm vùng chậu?” Theo khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa, nữ giới khi đi xét nghiệm viêm vùng chậu cần lưu ý những điều sau để kết quả có độ chính xác cao nhất. 

  • Không nên thụt rửa sâu bên trong âm đạo trước đó khoảng 1 ngày để có kết quả chính xác nhất khi làm xét nghiệm. Ngoài ra, các chị em cũng không nên sử dụng các sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ có chứa chất tẩy rửa mạnh để hạn chế tình trạng làm mất độ cân bằng pH trong âm đạo.

  • Trước khi đi khám bệnh viêm vùng chậu, nữ giới nên kiêng quan hệ tình dục từ 3 đến 5 ngày để tránh ảnh hưởng đến dịch âm đạo và tử cung. 

  • Nếu bạn đang có kinh nguyệt, hãy hoãn việc kiểm tra bệnh viêm vùng chậu. Bởi vì, kinh nguyệt có thể tác động đến kết quả xét nghiệm và gây mất chính xác.

  • Hạn chế sử dụng bia, rượu, thuốc lá hoặc các chất kích thích trước khi làm xét nghiệm để tránh kết quả sai lệch. 

Qua bài viết trên đây của Phòng khám Galant, có lẽ các chị em cũng đã giải đáp được vấn đề cần thực hiện xét nghiệm gì để biết viêm vùng chậu. Nữ giới cũng nên nhớ rằng, cần đi khám bác sĩ ngay khi bắt đầu nghi ngờ cơ thể có các dấu hiệu bất thường để kịp thời điều trị và tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn về sau. 

HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM ĐA KHOA GALANT

CS1: 104 Trần Bình Trọng, P.1, Q.5, TP.HCM

Hotline: 0943 108 138 *  028. 7303 1869

Làm việc: 09:00 – 20:00 (Thứ 2 – Chủ nhật)

CS2: Số 23 Yên Đỗ, P.1, Bình Thạnh, TP.HCM

Hotline: 0976 856 463 *  028. 7302 1869

 Làm việc: 11:00 – 20:00 (Thứ 2 – Thứ 7)

CS3: 96 Ngô Thị Thu Minh, P.2, Q. Tân Bình

Hotline: 0901 386 618 *  028. 7304 1869

Làm việc: 11:00 – 20:00 (Thứ 2 – Thứ 7)

CS4: 15 Đường Số 3 (Cư Xá Lữ Gia), P.15, Q.11

Hotline: 0932 623 048*  028. 7300 5222

Làm việc: 11:00 – 20:00 (Thứ 2 – Thứ 7)

CS5: 417/21 Quang Trung. P10, Quận Gò Vấp

Hotline: 0906 200 902*  028. 7305 1869

Làm việc: 11:00 – 20:00 (Thứ 2 – Thứ 7)

Email: cskh@wpdemo.galantclinic.com * www.galantclinic.com * www.dieutrihiv.com 

#galantclinic #phongkhamdakhoa #namkhoa #xetnghiemhiv #benhdalieu #dieutrihiv #benhmantinh #xetnghiemnoitiet #dieutrihivbaohiemyte #dieutriARV #hormone #glbt 

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT KIẾN THỨC

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%