Search
Close this search box.

Xét nghiệm hiv giai đoạn cửa sổ và những điều bạn cần biết

Xem nhanh nội dung

HIV là một căn bệnh thế kỷ, ai nghe qua đều run sợ. Nếu như không được phát hiện sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng nặng nề và làm tăng nguy cơ lây cho người khác. Cùng tìm hiểu về xét nghiệm hiv giai đoạn cửa sổ với GALANT qua bài viết dưới đây.

Giai đoạn cửa sổ HIV là gì? Vì sao nên xét nghiệm hiv giai đoạn cửa sổ?

Dưới đây là những thông tin về giai đoạn cửa sổ HIV và lý do tại sao cần nên xét nghiệm hiv giai đoạn cửa sổ:

Thế nào là giai đoạn cửa sổ HIV?

Ngay từ khi nhiễm HIV thì virus sẽ sinh sản trong cơ thể bạn. Hệ thống miễn dịch trong cơ thể sẽ phản ứng với kháng nguyên bằng cách là tạo ra kháng thể chống lại virus.

Giai đoạn cửa sổ HIV

Giai đoạn cửa sổ HIV

Giai đoạn cửa sổ là khoảng thời gian mà ở giữa thời điểm bị phơi nhiễm đến khi xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV. Hầu như sẽ phát hiện sự phát triển của kháng thể này trong 23-90 ngày sau khi nhiễm mầm bệnh.

Ở giai đoạn này thì có khả năng khi xét nghiệm sẽ có kết quả âm tính mặc dù là có bị nhiễm bệnh, tuy nhiên trong giai đoạn này vẫn có thể truyền bệnh cho người khác.

Nếu như có nghi ngờ mình bị bệnh nhưng xét nghiệm lại có kết quả âm tính thì bạn vẫn cần phải xét nghiệm lại sau đó khoảng 3 vài tháng. Trong thời gian này, nếu có quan hệ tình dục bạn cần phải sử dụng những biện pháp an toàn để tránh khả năng lây nhiễm.

Vì sao nên xét nghiệm hiv giai đoạn cửa sổ?

Cách duy nhất để bạn có thể khẳng định chắc chắn có bị nhiễm HIV hay không đó là xét nghiệm. Người nằm trong nhóm nguy cơ nhiễm bệnh cao thì cần đi xét nghiệm và kiểm tra thường xuyên theo định kỳ.

Xét nghiệm HIV giai đoạn cửa sổ

Xét nghiệm HIV giai đoạn cửa sổ

Nếu như cách đây hơn 1 năm bạn có làm xét nghiệm và kết quả là âm tính nhưng vẫn hành vi có nguy cơ nhiễm HIV thì bạn cần tới cơ sở để xét nghiệm lại càng sớm càng tốt, cụ thể như:

  • Quan hệ tình dục nhưng không sử dụng biện pháp an toàn.
  • Quan hệ tình dục với người bị HIV hoặc người nghi nhiễm.
  • Quan hệ không lành mạnh với nhiều người khác nhau.
  • Người thường xuyên sử dụng bơm kim tiêm với người bệnh để tiêm chích ma tuý.
  • Sử dụng chung vật dung cá nhân với người nhiễm HIV.

Vì vậy, xét nghiệm hiv giai đoạn cửa sổ là rất cần thiết. Sẽ giúp bạn phát hiện được mầm bệnh sớm để có hướng điều trị kịp thời.

Giai đoạn cửa sổ HIV kéo dài bao nhiêu lâu?

Giai đoạn cửa sổ còn tùy thuộc vào từng người và vào các loại xét nghiệm khác nhau. Hầu như những xét nghiệm HIV hiện tại đều là xét nghiệm kháng thể. Vì vậy, cơ thể sẽ cần phải có thời gian để tạo ra kháng thể đủ giúp xét nghiệm HIV tìm ra được kết quả chính xác nhất.

Thời gian của giai đoạn cửa sổ HIV

Thời gian của giai đoạn cửa sổ HIV

Khoảng thời gian để xét nghiệm phát hiện ra kháng thể HIV sớm nhất là 3 tuần, nhưng không phải ai cũng có thể phát hiện được sớm như vậy. Thông thường là khoảng 3-12 tuần sau khi nhiễm.

Ở cuối thời kỳ cửa sổ thì lượng kháng thể sẽ tăng rất cao. Vì vậy, có thể sử dụng phương pháp xét nghiệm sàng lọc thông thường qua đường máu để phát hiện có nhiễm bệnh hay không. Huyết thanh sẽ chuyển đổi âm tính thành dương tính.

Tùy thuộc vào thể trạng của từng người mà giai đoạn sau cửa sổ sẽ kéo dài trong 5-10 năm hoặc có thể lâu hơn. Nên làm xét nghiệm hiv giai đoạn cửa sổ sẽ có thể giúp bạn tầm soát được tình trạng bệnh của mình.

Những triệu chứng của bệnh HIV qua từng giai đoạn

Dưới đây là một số những triệu chứng qua từng giai đoạn của bệnh HIV:

Giai đoạn cửa sổ: Viêm nhiễm HIV cấp tính

Nhiễm HIV thâm nhập vào cơ thể thông qua đưa những chất dịch từ cơ thể của người bệnh sang cơ thể của người không bị bệnh. Giai đoạn này là lúc virus sẽ được nhân lên rất nhanh chóng trong cơ thể. Vì vậy, trong máu ngoại biên của người nhiễm bệnh sẽ có nhiều virus, mỗi ml máu sẽ có đến vài triệu hạt virus HIV.

Virus HIV

Virus HIV

Ở giai đoạn cửa sổ, trong vòng 2-4 tuần từ khi vi khuẩn phát tán ở trong cơ thể, thì người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng như cảm cúm thông thường.

Phổ biến nhất đó là những triệu chứng như mệt mỏi, sốt, đau cơ, phát ban, viêm họng, nổi hạch, lở loét thực quản và miệng,… Hay một số ít những triệu chứng như sụt cân, , buồn nôn, nôn, tưa miệng, sưng gan và lá lách. Từng người sẽ có thời gian biểu hiện và có những triệu chứng sẽ khác nhau. Thông thường là khoảng 28 ngày và một tuần là ngắn nhất.

Nhưng những triệu chứng trên thì không phải ai nhiễm bệnh cũng gặp, một số người lại không xuất hiện triệu chứng gì trong giai đoạn này. Mặc dù đi thăm khám nhưng có thể bị nhầm sang những bệnh nhiễm khuẩn khác với triệu chứng tương tự. Vì vậy, bạn cần phải đi xét nghiệm thường xuyên để có thể phát hiện bệnh kịp thời, tránh lây nhiễm sang người khác.

Xem ngay: TEST HIV BẰNG NƯỚC BỌT CÓ CHÍNH XÁC KHÔNG? – THÔNG TIN MỚI NHẤT 2022

Giai đoạn 2: Nhiễm HIV mãn tính

Sau khi hệ miễn dịch của bạn không  chống chọi lại được với virus HIV và những triệu chứng như cảm cúm thông thường cũng không còn nữa. Giai đoạn này được gọi đây là giai đoạn lâm sàng hay tiềm ẩn không có triệu chứng.

Phần lớn ở giai đoạn này thì người bệnh sẽ không có triệu chứng nào. Bản thân người bệnh cũng không thể biết được mình bị nhiễm bệnh và có thể lây bệnh cho người khác. Giai đoạn này thường sẽ kéo dài trong vòng 5-10 năm hoặc lâu hơn.

Trong giai đoạn này nếu không điều trị kịp thời thì những tế bào T-CD4 sẽ bị tiêu diệt và phá hủy hệ miễn dịch của bạn. Hầu như số tế bào CD4 từ 450-1400 tế bào/microliter. Nếu không được can thiệp thì số lượng này sẽ bị giảm xuống, sức đề kháng của bạn sẽ bị giảm sút. Cơ thể sẽ yếu dần đi và rất dễ mắc những bệnh nhiễm trùng khác.

Ngoài ra, khi virus HIV càng nhiều thì nguy cơ lây bệnh cho người khác cũng sẽ tăng cao. Điều quan trọng đó là bạn phải phát hiện kịp thời, vì nếu như giai đoạn này bạn bắt đầu dùng thuốc thì sẽ có thể chống lại virus và xây dựng lại được hệ miễn dịch cho bạn.

Xem thêm: GIẢI ĐÁP THẮC MẮC LIỆU XÉT NGHIỆM HIV SAU 3 THÁNG CÓ CHÍNH XÁC KHÔNG?

Giai đoạn 3: cận AIDS

Trong giai đoạn này thì người bị nhiễm virus HIV vẫn chưa có những biểu hiện một cách rõ ràng. Nhưng người bệnh sẽ cảm nhận được sức khỏe ngày càng yếu đi và sẽ nhạy cảm với nhiều bệnh.

Xuất hiện nhiều mẩn ngứa

Xuất hiện nhiều mẩn ngứa

Một số bệnh như phát ban, mẩn ngứa, viêm miệng, viêm đường hô hấp,… sẽ xảy ra thường xuyên và kéo dài. Ngoài ra, còn có một số dấu hiệu như sụt cân, sốt dai dẳng, toát mồ hôi. Giai đoạn này sẽ tùy thuộc vào sức khỏe từng người mà tình trạng  có thể kéo dài trong vài tháng hoặc vài năm.

Giai đoạn cuối: AIDS

Ở giai đoạn này sẽ có một số triệu chứng biểu hiện như:

  • Sốt kéo dài trên nhiều ngày.
  • Cơ thể luôn ở trong trạng thái mệt mỏi.
  • Thường xuyên đổ mồ hôi về đêm.
  • Hạch bạch huyết sưng cổ hoặc ở bẹn.

Sưng hạch bạch huyết ở cổ

Sưng hạch bạch huyết ở cổ

  • Khó thở.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân.
  • Những đốm nâu xuất hiện trên da sẽ không biến mất.
  • Tiêu chảy kéo dài và càng ngày càng nặng.
  • Xuất hiện những vết bầm tím không rõ nguyên nhân.
  • Bị nhiễm nấm ở miệng, cổ họng hoặc âm đạo.

Đối với người đã bị AIDS mà không sử dụng thuốc điều trị thì chỉ sống được trong khoảng 3 năm hoặc ít hơn. Nếu như dùng thuốc và thực hiện theo chỉ định bác sĩ, có lối sống lành mạnh, điều trị đúng cách thì người nhiễm bệnh sẽ có thể sống lâu hơn.

Cách phòng ngừa và điều trị HIV

Mặc dù là một căn bệnh nguy hiểm, nhưng nếu được phát hiện sớm và điều trị thì người bị nhiễm HIV có thể kéo dài thời gian sống rất nhiều năm. Đặc biệt, để tránh mắc phải căn bệnh thế kỷ này, bạn cần phải có hiểu biết và có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Cách phòng ngừa HIV

Để phòng ngừa HIV, chúng ta cần phải:

  • Trang bị những kiến thức về HIV, quan trọng nhất là con đường lây nhiễm của căn bệnh này. Điều này sẽ giúp chúng ta hạn chế tiếp xúc với những nguồn lây nhiễm bệnh.

  • Không được sử dụng ma tuý và các chất kích thích. Bởi vì, những thứ này chính là yếu tố làm ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề nhận thức, suy nghĩ cũng như hành động của chúng ta.

  • Sử dụng các biện pháp phòng ngừa an toàn khi quan hệ tình dục.

  • Tránh tiếp xúc với máu hoặc chất dịch của người khác.

  • Không được dùng chung kim tiêm.

Cách chữa trị bệnh HIV

Hiện nay, vẫn chưa có vaccin hoặc thuốc để chữa trị dứt điểm HIV. Tuy nhiên, người bệnh có thể kéo dài được sự sống bằng cách tăng hệ miễn dịch của cơ thể và làm chậm sự phát triển của virus HIV, sử dụng thuốc kháng virus ARV theo chỉ định của bác sĩ.

Những điều cần lưu ý khi phát hiện bị nhiễm HIV

Ngoài những dấu hiệu ở giai đoạn cửa sổ HIV đã kể, việc sử dụng các phương pháp xét nghiệm miễn dịch sẽ cho kết quả chính xác nhất. Tuy nhiên, nếu không may bị dương tính với virus HIV, bạn cần phải chú ý những điều sau đây:

  • Giữ tâm lý thật bình tĩnh vì đây là yếu tố quan trọng nhất. Có rất nhiều người nhiễm phải bệnh nhưng vẫn sống vui vẻ và hạnh phúc rất nhiều năm.

  • Đến ngay các trung tâm tư vấn về HIV/AIDS để có thể nhận được những tư vấn và tìm ra hướng điều trị tốt nhất. Hầu như những nơi này sẽ bảo mật hoàn toàn danh tính của người bệnh.

  • Không được quan hệ tình dục không an toàn và cần phải thông báo tình trạng bệnh của mình với bạn tình.

  • Sử dụng thuốc theo đúng phát đồ của bác sĩ để giảm thiểu và ngăn chặn sự phát triển của virus HIV một cách hiệu quả nhất.

Với những thông tin của GALANT trong bài viết này, hy vọng rằng bạn sẽ có thêm được kiến thức về HIV trong giai đoạn cửa sổ. Giúp bạn giải đáp những phân vân rằng tại sao nên xét nghiệm hiv giai đoạn cửa sổ. Nếu như bạn còn có điều gì thắc mắc hãy liên hệ ngay với chúng tôi – phòng khám đa khoa Galant theo địa chỉ website: Phòng khám đa khoa Galant để được giải đáp tận tình và chu đáo nhé.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%