Search
Close this search box.

xét nghiệm HIV sau 2 tháng có chính xác không?

HIV được xem là hội chứng suy giảm miễn dịch ở cơ thể người. Virus HIV có thể tấn công vào hệ thống miễn dịch. Làm hệ thống miễn dịch cơ thể bị suy giảm theo thời gian và cơ thể người bệnh dễ dàng mắc các loại bệnh nhiễm trùng cơ hội hay là khối u mà cơ thể người bình thường khó mắc phải. Quá trình nghiệm HIV sẽ giúp bác sĩ có thể xác định xem bệnh nhân có bị dương tính với virus hay không? Tuy nhiên xét nghiệm HIV sau 2 tháng có thật sự chính xác khôg? Hãy cùng mình tìm hiểu câu trả lời ở trong bài viết này nhé.

xét nghiệm HIV sau 2 tháng có chính xác không

1.Điều cần biết về quá trình xét nghiệm HIV

Thực tế quá trình xét nghiệm HIV là kỹ thuật giúp bác sĩ có thể xác định khả năng nhiễm virus HIV của bệnh nhân qua dịch sinh học hay là máu trong cơ thể. Thức tế, HIV là loại virus không thể phát hiện ra ngay lập tức mà cần phải có thời gian để cơ thể người bị nhiễm virus tạo ra kháng thể hoặc số lượng virus đủ lớn thì mới có thể phát hiện. Thời gian này rơi vào khoảng 3-6 tháng trước khi người bệnh nhận được kết quả xét nghiệm HIV dương tính. Nếu quá trình xét nghiệm được thực hiện sớm hơn thì có thể bản thân đã bị lây nhiễm Virus nhưng có thể nhận kết quả âm tính giả

Điều cần biết về quá trình xét nghiệm HIV

2. Có những loại xét nghiệm HIV nào?

Xét nghiệm HIV thường được dùng:

Là quá trình xét nghiệm giúp phát hiện kháng thể HIV trong cơ thể. Và là loại xét nghiệm phổ biến của hiện nay. Chúng được áp dụng trong hầu hết các trường hợp bệnh nhân xét nghiệm vì nghi ngờ bản thân bị lây nhiễm. Xét nghiệm này sẽ gồm các xét nghiệm như test nhanh, Elisa, …

Là quá trình xét nghiệm giúp bác sĩ tìm ra virus HIV trong máu người bệnh. Chúng thường là xét nghiệm PCR và chỉ áp dụng trong chẩn đoán nhiễm căn bệnh HIV sớm cho trẻ em khi sinh ra từ mẹ bị HIV.

Có những loại xét nghiệm HIV nào?

3. Những đối tượng nào cần tiến hành xét nghiệm HIV?

Theo khuyến cáo của các chuyên gia thì mọi người ở độ tuổi 12 đến 64 nên thực hiện xét nghiệm HIV ít nhất một lần tại các cơ sở y tế uy tín. Và có thể xem như một phần của khám sức khỏe định kỳ của mỗi người. Ngoài ra, một số đối tượng nguy cơ cần được thực hiện quá trình xét nghiệm HIV khi có những hành động như sau:

  • Bản thân luôn thường xuyên sử dụng chung kim tiêm với người khác.
  • Bản thân được cơ sở y tế chẩn đoán hoặc đang trong quá trình điều trị viêm gan B/C hoặc bệnh lao.
  • Bản thân có quan hệ tình dục không an toàn với nhiều bạn tình hoặc có mối quan hệ đồng tính.
  • Bản thân từng mắc các bệnh lây qua đường tình dục như lậu, giang mai, sùi mào gà,…
  • Bản thân có tiếp xúc với vết thương hở dính máu của người bị nhiễm HIV.

Có những loại xét nghiệm HIV nào?

4. Việc xét nghiệm HIV sau 2 tháng có chính xác không?

Trên thực tế, HIV là căn bệnh dễ bị lây nhiễm, đặc biệt đối với cá thể có lối sống tình dục không an toàn. Cũng như những người vô tình mắc phải do đạp trúng kim tiêm hoặc công an trong quá trình tác nghiệp hay là bác sĩ bị phơi nhiễm khi làm việc….Nhưng HIV không giống căn bệnh khác: chúng cần thời gian phát triển mới xét nghiệm được bản thân có mắc bệnh hay không.

Ngoài ra, có thể dựa vào xét nghiệm tìm kháng thể HIV được xem là phổ biến tại các cơ sở y tế. Thời gian đầu này được gọi là giai đoạn thời kỳ cửa sổ”vào khoảng 3 tháng sau khi bản thân có nguy cơ lây nhiễm

Do đó, nếu bạn thực hiện quá trình xét nghiệm HIV trong khoảng thời gian trước 3 tháng thì kết quả sẽ không được chính xác vì kháng thể quá ít. Ngoài ra, kết quả âm tính cũng không đảm bảo được người bệnh không mắc HIV. Để khẳng định chắc chắn với kết quả thì bản thân nên xét nghiệm HIV trong khoảng thời gian sau 12 tuần.

Có những loại xét nghiệm HIV nào?

Như vậy, xét nghiệm HIV sau 2 tháng vẫn thực hiện được nhưng kết quả xét nghiệm hoàn toàn chưa chắc chính xác. Nếu kết quả bản thân là dương tính thì cơ thể bạn đã bị lây nhiễm HIV. Tuy nhiên, nếu âm tính thì kết quả chưa được chắc chắn bản thân không bị mắc bệnh và bệnh nhân nên đi xét nghiệm một lần nữa sau 2 tháng đã xét nghiệm âm tinh nhé.

Xem thêm:

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT KIẾN THỨC

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%