Search
Close this search box.

Các dấu hiệu về bệnh sán mèo lây qua người

Xem nhanh nội dung

Nhiễm sán mèo là một loại bệnh ký sinh trùng lây nhiễm từ vật nuôi sang cơ thể người. Do sự tiếp xúc của người với các loại động vật nuôi (cụ thể là chó mèo) thông qua việc bồng bế… vì thế bệnh sán mèo càng trở nên phổ biến hơn.

Bệnh sán mèo ở người là gì?

Bệnh sán mèo ở người do một loại giun sán ký sinh trong mèo gây ra, có tên khoa học là Toxocara cati, là một loại giun sán sống trong ruột chó mèo. Vì nguồn lây nhiễm chính là từ mèo do nhiễm phải giun Toxocara cati nên có tên gọi là bệnh sán mèo.

Khi mèo bị nhiễm phải ấu trùng sán, khi đó sán sẽ đẻ trứng và thoát ra khỏi cơ thể mèo ra môi trường sau 1 đến 2 tuần lễ thông qua việc bài tiết theo đường phân mèo, cuối cùng chúng sẽ phát triển lại thành phôi và làm lây truyền bệnh. Người bị nhiễm sán mèo thường do nuốt phải trứng giun sán, trong đó trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm sán mèo vì thường có thói quen chơi đùa ở nơi có đất cát, đây chính là nơi có nhiều giun sán nhất do đặc tính đi tiêu của các loài động vật, đặc biệt là mèo.

Người mắc bệnh sau khi lỡ nuốt phải ấu trùng giun sán vào cơ thể, chúng sẽ phát triển và nhanh chóng giải phóng ra khỏi phôi và di chuyển qua thành ruột, thông qua con đường máu chúng sẽ đi đến các cơ quan như gan, phổi và hệ thần kinh trung ương. Ấu trùng giun sán có thể sống trong tổ chức mô nhiều tháng ở nội tạng, đồng thời xúc tác phản ứng viêm giới hạn ấu trùng di chuyển hoặc có thể khiến chúng ngừng phát triển, tuy nhiên do sự phản ứng viêm này cũng đã để lại tổn thương cho các mô cơ quan cơ thể người.

san meo dau hieu 3

Bệnh sán mèo ở người và các dấu hiệu

2.1 Rối loạn tiêu hóa

Có thể nói triệu chứng đầu tiên khi người bị mắc phải sán mèo đó là ở cơ quan tiêu hóa, người bệnh sẽ có cảm giác bị chướng bụng, đầy hơi khó tiêu, tiêu chảy, nôn ói,… Vì cơ quan này dường như là cơ quan đầu tiên khi chúng đi vào và bắt đầu di chuyển, cũng chính là nơi ấu trùng phát triển mạnh nhất. Khi phát triển, sán mèo sẽ tiết ra các chất làm cho cơ thể bị thiếu nước, ruột bị kích ứng và giảm lượng nước hấp thụ.

Ngoài ra, tuy rằng hằng ngày chúng ta đã bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, các chất xơ từ rau củ quả thế nhưng vẫn gặp tình trạng táo bón thường xuyên thì cũng có thể đó là dấu hiệu của bệnh sán mèo, giai đoạn mãn tính.

2.2 Mẩn ngứa da

Người bị nhiễm sán mèo thường có các triệu chứng như da bị ngứa kéo dài dai dẳng do việc tiết chất độc thông qua con đường máu đi khắp cơ thể. Khi bị nhiễm sán mèo, người bệnh sẽ cảm thấy da bị ngứa nhiều về đêm, nổi mẩn đỏ ở khắp người và đặc biệt là vị trí giun sán sẽ không cố định do đó có thể bị trên bất kỳ vùng da nào. Thường có thể kết hợp điều trị với thuốc đặc hiệu tiêu diệt giun sán thì bệnh nhân sẽ hết ngứa trong vòng 3 tuần sau điều trị.

san meo dau hieu 2

2.3 Mệt mỏi toàn thân,đau nhức đầu

Giun sán mèo di chuyển đến não bộ và thường có khả năng gây ra triệu chứng thần kinh như: đau nhức đầu, toàn thân mệt mỏi kéo dài. Nhiễm sán mèo còn có thể gây các phản ứng viêm như viêm dây thần kinh, viêm cơ làm cho các nhóm cơ của bệnh nhân nhiễm phải có trạng thái căng cứng, mệt mỏi. Nếu người bị nặng đến mức uể oải, mệt mỏi không muốn làm việc hay thậm chí là chỉ muốn nằm thì đây là dấu hiệu nghiêm trọng của bệnh sán mèo, do đó cần có các biện pháp xét nghiệm và điều trị kịp thời.

2.4 Dấu hiệu ở mắt khi bị mắc sán mèo

Người nhiễm sán mèo thường đột ngột có các triệu chứng ở mắt như: mắt nhìn mờ, giảm thị lực, cộm mắt, đau nhức một bên mắt,… các biện pháp điều trị bằng thuốc nhỏ mắt thông thường không có tác dụng. Do đó, có thể kết luận đây là những dấu hiệu gây phá hủy các mô chức năng ở bệnh sán mèo do ấu trùng di chuyển đến mắt.

2.5 Sán mèo ảnh hưởng đến hệ tim mạch

Người bị nhiễm sán mèo thường gặp các biểu hiện về tim mạch như: nhịp tim nhanh bất thường, thường xuyên bị mệt mỏi hay hồi hộp đánh trống ngực. Do đó, nếu nghi ngờ nhiễm sán mèo thì chúng hãy thường xuyên kiểm tra nhịp tim, huyết áp.

2.6 Tâm lý không ổn định

Người mắc phải bệnh sán mèo thường có các triệu chứng như trằn trọc khó ngủ, thậm chí là bị mất ngủ kéo dài, mà khi sử các loại thảo dược giúp an thần đều không hiệu quả. Việc mất ngủ kéo dài cũng là nguyên nhân dẫn tới tâm lý người bệnh dễ cáu gắt, khó chịu và phản ứng mạnh với mọi thứ xung quanh.

Các cách phòng ngừa bị sán mèo

Ngày nay, có rất nhiều người nuôi thú cưng đặc biệt là mèo, hơn nữa chúng cũng rất gần gũi với con người. Do đó nên bệnh sán mèo thường phân bố trên khắp thế giới và bất kì người nào, mọi lứa tuổi đều có nguy cơ bị nhiễm sán mèo gây bệnh. Ngoài ra các thói quen ăn rau sống, thịt tái, hải sản sống, hay việc sống cùng thú cưng và hơn nữa là người phải làm việc trong môi trường bị ô nhiễm cũng là các nguyên nhân hàng đầu bị nhiễm ấu trùng sán mèo ở người.

meo nhiem giun san 2

Ở Việt Nam, bệnh sán mèo chưa được nghiên cứu nhiều bởi các triệu chứng không đặc biệt và khi làm xét nghiệm phân cũng không áp dụng được vì giun không phát triển đến giai đoạn trưởng thành để đẻ trứng ở ruột người. Do đó, cần có các biện pháp ngừa bệnh sán mèo ngay từ đầu như:

  • Giữ gìn vệ sinh cho mình, rửa tay kĩ trước khi ăn, dọn dẹp nơi ở sạch sẽ, không nên ăn cái loại thịt tái sống, khi ăn các loại rau sống phải rửa sạch bởi chúng thường dễ bị bám ấu trùng sán mèo.
  • Nên có các biện pháp thu gom, xử lý phân mèo đúng cách, không để chúng tiêu bậy hay nôn ói khắp nơi, đặc biệt là ở những nơi công cộng.
  • Cần vệ sinh thường xuyên cho thú nuôi, xổ giun sán và khám sức khỏe định kỳ ở các cơ sở thú y để có thể phát hiện chữa trị kịp thời bệnh giun sán ở mèo.

Các thông tin trên đây đã tổng kết được các dấu hiệu bệnh và phòng ngừa bệnh sán mèo ở người. Nếu bạn thường xuyên nuôi thú cưng và nếu phát hiện mình có nguy cơ bị bệnh do tiếp xúc với mèo hoặc cảm thấy cơ thể có các triệu chứng bất thường như đã được nêu ở trên thì cần đến các cơ sở y tế hoặc và gặp bác sĩ sớm nhất để được xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị dứt điểm.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%