Trám răng được xem là một trong những kỹ thuật nha khoa chăm sóc răng miệng hiệu quả. Các trường hợp cần bảo vệ bằng cách trám răng thường là răng sâu, răng mẻ, răng thưa… Vậy thực chất trám răng là gì? Tác dụng của hình thức này như thế nào? Trám răng có đau không? Mời các bạn hãy cùng theo dõi trong bài viết dưới đây!
Tìm hiểu trám răng là gì?
Chăm sóc sức khỏe khoang miệng luôn là chủ đề được nhiều người quan tâm. Trám răng là một phương pháp tiêu biểu nhằm đem lại giá trị thẩm mỹ cho hàm trăng. Trước khi áp dụng hình thức này thì chúng ta cần biết được trám răng là gì?
Tìm hiểu trám răng là gì và có tác dụng như thế nào?
Trám răng hay hàn răng là kỹ thuật nha khoa nhằm khắc phục cấu trúc răng hư tổn. Thông qua các vật liệu nhân tạo có thể bao bọc phần răng bị thiếu. Kỹ thuật trám răng khá quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng nhai. Nếu không thực hiện các biện pháp bảo vệ răng hiện đại sẽ khiến khoang răng gặp nhiều vấn đề nguy hiểm.
Mục đích của việc trám răng là gì? Kỹ thuật nha khoa trám răng giúp cho người thực hiện tiết kiệm nhiều chi phí làm răng. Đặc biệt đối với tình trạng mô răng bị bể, bị thiếu hoặc hư hỏng. Thế nhưng không phải trường hợp răng như nào cũng phù hợp với phương pháp trám răng. Tùy vào đặc điểm, cấp độ tổn thương trên răng mà chúng ta có thể lựa chọn cách giải quyết tương ứng.
Khi nào cần tiến hành trám răng?
Kỹ thuật nha khoa tiến bộ vượt bậc cùng với sự phát triển công nghệ hiện nay. Trong lĩnh vực chăm sóc răng có rất nhiều hình thức như: trám răng, niềng răng, bọc sứ, cạo vôi răng… Nếu rơi vào một trong các trường hợp sau đây thì các bạn nên đến cơ sở y tế hoặc nha khoa để trám răng ngay lập tức.
Răng bị sâu
Răng sâu là tình trạng phổ biến mà nhiều người thường gặp phải. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sâu răng như thói quen ăn uống, cách chăm sóc răng miệng không đảm bảo. Vấn đề sâu răng gây hư hại nghiêm trọng đến sức khỏe khoang miệng. Thậm chí khiến chúng ta thường xuyên đau nhức, không thể ăn uống bình thường.
Phương pháp trám răng là giải pháp khắc phục lỗ sâu hiệu quả
Cách giải quyết tình trạng sâu răng phổ biến là nhổ hoặc loại bỏ chúng đi. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể khắc phục toàn diện. Với những lỗ sâu không quá lớn nên sử dụng biện pháp trám răng. Vật liệu trám có tác dụng bao bọc toàn bộ phần răng bị hư khiến chúng không thể phát triển. Đồng thời ngăn chặn vi khuẩn tấn công vào răng sâu hoặc lây lan sang vị trí khác.
Xem ngay: Cạo vôi răng có ảnh hưởng gì không? Nên hay không cạo vôi răng định kỳ?
Răng bị thưa
Vấn đề răng thưa xuất phát từ cơ địa của mỗi chúng ta. Cấu tạo mô răng phát triển từ nhỏ và thay đổi theo thời gian lớn lên. Khoảng cách giữa các răng không khít tạo ra kẽ hở khiến việc ăn uống trở nên bất tiện hơn. Với tình trạng răng thưa còn làm giảm giá trị thẩm mỹ khiến nhiều người mất tự tin khi cười.
Tác dụng của trám răng là gì đối với tình trạng răng thưa? Phương pháp trám răng sẽ dùng đến các vật liệu hình thành cấu trúc lớp bọc bảo vệ bên ngoài răng. Vật liệu trám bao phủ xung quanh thân răng lấp đầy vị trí thưa. Từ đó giải quyết vấn đề răng thưa một cách an toàn và nhanh chóng nhất.
Răng bị mẻ
Những lần tai nạn hoặc va chạm mạnh có thể khiến hàm răng bị mẻ. Nếu khuôn răng không đều đặn có thể khiến chúng ta mất tự tin khi giao tiếp. Thậm chí vấn đề mẻ răng sẽ khiến hoạt động ăn uống trở nên khó khăn hơn.
Bảo vệ hàm răng chắc khỏe thông qua cách trám răng bị mẻ
Để nhanh chóng khắc phục vấn đề này thì các bạn nên lựa chọn kỹ thuật trám răng hiện đại. Đây cũng là lời khuyên được nhiều chuyên gia y tế, nha sĩ khuyến khích mọi người. Trám răng là như thế nào? Phương pháp trám răng hình thành lớp bọc bên ngoài nhằm che hết các khuyết điểm. Từ khuôn răng có vết mẻ lớn sẽ trở nên đều đặn như ban đầu.
Răng bị xỉn màu
Trám răng là gì và có tác dụng như thế nào khi răng bị ố vàng? Đây chắc hẳn là câu hỏi phổ biến mà ai trong chúng ta đều nghĩ tới. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng bị xỉn màu rất đa dạng. Chẳng hạn như thói quen ăn loại thực phẩm chứa nhiều phẩm màu, uống cà phê, rượu, bia… Nếu không áp dụng hình thức vệ sinh kỹ lưỡng sẽ khiến hàm răng ngả màu vàng nhanh chóng.
Nếu không may rơi vào tình trạng răng ố vàng thì các bạn có thể áp dụng hình thức trám răng. Phương pháp hiện đại hoàn toàn có thể cải thiện màu sắc trên răng một cách đồng đều. Trám răng nguyên hàm mang đến giá trị thẩm mỹ cao. Cách trám răng được thực hiện bằng dụng cụ chuyên nghiệp đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Khi trám răng cần dùng vật liệu gì?
Trám răng cũng như nhiều dịch vụ chăm sóc nha khoa khác đều được nâng cấp không ngừng nhờ sự tiến bộ của khoa học. Các vật liệu dùng để trám răng được sản xuất rất đa dạng nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho khách hàng. Trong đó bao gồm vật liệu trám vàng, trám sứ hoặc trám bạc.
Trên thị trường có nhiều loại vật liệu trám răng
Đặc điểm chung của các vật liệu dùng để trám răng thường có màu sắc tương đồng với răng thật. Thành phần hình thành nên lớp bọc răng khi trám có chứa composite hoặc glass ionomer. Đây là hai yếu tố chính góp phần liên kết cấu trúc trám bền vững cùng mô răng. Trám răng hàm bao nhiêu tiền? Tùy vào đặc điểm của từng nguyên liệu mà giá thành dịch vụ trám răng thay đổi khác nhau.
Xem ngay: Cạo vôi răng có tốt không? Cập nhật những điều bạn chưa biết về cạo vôi răng
Quy trình trám răng diễn ra như thế nào?
Chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng sẽ giúp chúng ta có được hàm răng sáng bóng và sạch sẽ. Nhưng nếu bản thân đã rơi vào tình trạng răng mẻ, răng sâu, răng ố vàng cần thực hiện ngày biện pháp khắc phục. Hãy lựa chọn đơn vị nha khoa uy tín để thực hiện phương pháp trám răng an toàn. Trám răng ở đâu tốt? Dưới đây trình bày quy trình trám răng chuyên nghiệp tại Galant mà các bạn có thể tham khảo:
Bước 1: Thăm khám và lắng nghe tư vấn từ bác sĩ
Điều đầu tiên chúng ta cần thực hiện trước khi trám răng là gì? Đó chính là thăm khám tình trạng răng miệng tại cơ sở uy tín. Đội ngũ bác sĩ sẽ giúp các bạn xác định mức độ hư tổn răng nặng hoặc nhẹ. Từ đó tư vấn các phương án điều trị phù hợp và lựa chọn chất liệu trám răng theo mong muốn của khách hàng.
Trong trường hợp răng bị sâu ăn quá lớn thì bạn cần tiến hành thêm bước lấy tủy trong. Đây là điều kiện bắt buộc để thực hiện quá trình trám răng khắc phục lỗ sâu hiệu quả.
Quy trình trám răng chuyên nghiệp tại phòng khám đa khoa
Bước 2: Tiến hành nạo vét lỗ sâu
Răng miệng bị tổn hại bởi các loại thực phẩm bám sâu trong kẽ răng. Trước khi trám răng cần loại bỏ các loại mảng bám hoặc tạp chất dư thừa mắc trên toàn bộ hàm răng. Kết thúc quá trình nạo vét lỗ sâu thường để lại cảm giác ê buốt tạm thời. Tuy nhiên đây là vấn đề không nghiêm trọng nên các bạn hoàn toàn có thể yên tâm.
Bước 3: Tiếp tục hàn trám hàm răng
Trong quá trình thăm khám thì khách hàng có thể lựa chọn loại vật liệu trám răng phù hợp cho mình. Sau đó thương lượng về cách trám răng trực tiếp hoặc gián tiếp tùy theo mong muốn khách hàng.
- Đối với hình thức trám răng trực tiếp được áp dụng các kỹ thuật như Fuji, Composite, Amalgam… Đây là công nghệ đưa vật liệu trám vào vị trí lỗ sâu tiến tiến nhất hiện nay. Kết hợp cùng loại băng keo kết dính chuyên dụng để đảm bảo độ bền chắc trên răng. Khi áp dụng phương pháp này hoàn toàn không mang lại cảm giác đau nhói và giúp khách hàng có được mặt nhai hài hòa.
- Đối với hình thức trám răng gián tiếp phù hợp khắc phục tình trạng vết sâu lớn hoặc sâu nguyên hàm. Quá trình thực hiện phương pháp này cần đầu tư thêm thời gian lấy dấu hàm về phòng khám. Sau đó đội ngũ chuyên gia sẽ thiết kế và điều chỉnh hàm răng cho phù hợp.
Bước 4: Hong khô lớp trám răng
Lớp trám bao bọc chiếc răng cần được hong khô trước khi bị tác động bởi nước bọt. Tại bước này sẽ áp dụng công nghệ chiếu đèn trong khoảng thời gian 40 giây. Tác dụng nhằm làm khô lớp keo trám và gia tăng độ chắc chắn cho lớp trám răng.
Bước 5: Kiểm tra và điều chỉnh
Trước khi kết thúc quá trình trám răng thì bác sĩ sẽ tiến hành các bước kiểm tra tổng thể vị trí trám. Đồng thời nếu có các phần trám dư thừa cũng được loại bỏ ngay lúc này. Kết quả mặt trám răng nhẵn mịn, trơn bóng và đảm bảo tính thẩm mỹ.
Mất bao nhiêu thời gian để trám răng?
Tùy vào mỗi cơ sở, phòng khám sẽ xây dựng quy trình trám răng cho khách hàng không giống nhau. Thời gian cũng được thay đổi linh động dựa trên phương pháp và các bước thực hiện. Trung bình một lần trám răng chuyên nghiệp thường diễn ra từ 15 phút đến 45 phút. Đối với trường hợp trám răng cụ thể như sau:
Thời gian trám răng diễn ra rất nhanh
- Tình trạng răng nhẹ, thưa nhẹ hoặc ít sứt mẻ: Quá trình trám răng diễn ra trong vòng 15 phút hoặc 20 phút.
- Tình trạng răng nặng cần nạo mô răng: Quá trình trám răng diễn ra trong vòng 30 phút hoặc 40 phút.
- Tình trạng răng hư nghiêm trọng: Quá trình trám răng cần kết hợp với việc điều trị tủy nên thời gian không cố định.
Một số vấn đề cần biết sau khi trám răng
Không nên ăn uống sau khi trám răng
- Kết thúc quá trình trám răng không được ăn hoặc uống nước để vết trám có thể đông cứng lại. Khoảng 2 giờ sau thì khách hàng trám răng có thể sinh hoạt ăn uống bình thường.
- Hạn chế sử dụng các loại thức ăn quá cứng hoặc quá dai gây ảnh hưởng đến lớp răng trám. Ưu tiên các loại thực phẩm mềm, lỏng để tránh tác động gây bong tróc phần trám.
- Để bảo vệ màu sắc răng thẩm mỹ sau khi trám không nên ăn hoặc uống thực phẩm có màu.
- Áp dụng hình thức vệ sinh và chăm sóc răng miệng sạch sẽ. Bổ sung thêm thành phần Fluor trong các loại kem đánh răng để hỗ trợ răng thêm chắc khỏe.
- Trám răng có đau không? Sau khi trám răng sẽ có cảm giác ê buốt trong khoảng thời gian ngắn. Thế nhưng khách hàng cũng đừng lo lắng và hãy uống thuốc theo chỉ định từ bác sĩ.
Trên đây tổng hợp “tất tần tật” thông tin về phương pháp trám răng chuyên nghiệp. Mong rằng chia sẻ đã giúp các bạn hiểu được trám răng là gì cùng những tác dụng hiệu quả của nó. Thường xuyên chăm chút hàm răng bằng công nghệ hiện đại sẽ giúp bạn tự tin và rạng rỡ hơn.