Bệnh giang mai là một trong số những căn bệnh xã hội nguy hiểm nhất, chỉ xếp sau HIV/AIDS. Bệnh giang mai là một trong số những căn bệnh xã hội nguy hiểm nhất, chỉ xếp sau HIV/AIDS. Tồn tại từ cách đây 400 năm, căn bệnh này vẫn là nỗi ám ảnh của rất nhiều người với tốc độ lây lan chóng mặt. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ những nguyên nhân và cách phòng tránh căn bệnh này.
Bệnh giang mai là gì?
Giang mai là một loại bệnh hoa liễu cổ điển rất nguy hiểm. Treponema pallidum là tên gọi khoa học của loại xoắn khuẩn gây nên căn bệnh này. Xoắn khuẩn giang mai có hình dạng như lò xo với 6-14 vòng xoắn. Ở trong nhiệt độ từ 20 – 30 độ C loại xoắn này sẽ chết, sống lâu hơn trong nước lạnh. Chúng thường bị tiêu diệt bởi xà phòng hoặc các chất sát khuẩn trong chưa đến vài phút.
Bệnh giang mai là gì?
Xoắn khuẩn Treponema pallidum tồn tại trong máu, dịch âm đạo, tinh dịch. Nó lây truyền khi quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp bảo vệ. Do cấu tạo âm đạo dễ tiếp xúc trực tiếp với dịch chứa xoắn khuẩn, nên tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao gấp 3 lần nam giới. Thường khi nữ giới mắc bệnh sẽ không có triệu chứng nên rất khó để nhận biết.
Nguyên nhân gây nên bệnh giang mai là gì?
Xoắn khuẩn giang mai thường tồn tại chủ yếu ở các tổn thương, rất dễ tiếp xúc và lây lan. Dưới là những nguyên nhân lây lan căn bệnh này, khẳng định bởi các chuyên gia:
- Quan hệ tình dục không lành mạnh: Đây là con đường lây nhiễm phổ biến nhất. Niêm mạc ở bộ phận sinh dục của người bệnh thường có tổn thương. Xoắn khuẩn ở những vùng này tiếp xúc với người bình thường và tiếp tục gây bệnh.
- Dùng chung đồ cá nhân với người bệnh: Người bệnh để lại xoắn khuẩn sau khi dùng những vật dụng cá nhân (bàn chải, dao cạo, đồ lót, khăn tắm…).
- Tiếp xúc với máu người bệnh: Dùng chung kim tiêm hoặc nhận máu từ người bệnh là trường hợp có nguy cơ nhiễm bệnh gần như tuyệt đối. Xoắn khuẩn không mất nhiều thời gian để đi vào cơ thể, lúc này diễn biến của bệnh sẽ đẩy nhanh hơn. Người bệnh sẽ có triệu chứng ở giai đoạn 2 của bệnh thay vì giai đoạn 1.
- Bẩm sinh: Bệnh giang mai có thể lây truyền từ mẹ sang thai nhi trong 4 tháng đầu thai kỳ. Người mẹ mang thai mắc bệnh nhiều khả năng bị sẩy thai, sinh non. Hoặc thậm chí lưu thai. Hơn 40% trẻ sinh ra đã tử vong do mẹ mắc căn bệnh này khi đang mang thai. Những trẻ em có thể sống sót sau sinh hầu hết sẽ gặp những triệu chứng không bình thường trong quá trình phát triển.
Biểu hiện của bệnh qua từng giai đoạn
- Giai đoạn 1: Trên cơ thể người bệnh xuất hiện một vài vết loét không đau nhức, sau 3 đến 6 tuần sẽ tự lành. Tuy nhiên, đây là ời điểm bệnh chuyển biến sang giai đoạn 2 nếu không được điều trị.
- Giai đoạn 2: Trên cơ thể người bệnh xuất hiện những vết loét như phát ban, có màu nâu đỏ ở một hoặc nhiều vùng. Thêm vào đó, người bệnh sẽ có những triệu chứng sốt, mệt mỏi, đau nhức tuyến hạch, sụt cân… Giai đoạn này phải lưu ý chữa trị để tránh chuyển sang giai đoạn 3.
- Giai đoạn 3: Giai đoạn này được gọi là giai đoạn âm ỉ. Do những triệu chứng bệnh ở giai đoạn 2 biến mất khiến người bệnh không chú ý. Như vậy bệnh giang mai sẽ âm ỉ trong cơ thể qua nhiều năm mà không có bất cứ dấu hiệu nào, và sẽ chuyển qua giai đoạn cuối vô cùng nguy hiểm
- Giai đoạn 4: ở giai đoạn này không thể chữa trị được. Xoắn khuẩn giang mai lúc này ăn sâu vào các cơ quan trong cơ thể. Từ đó, nó tác động vào hệ thần kinh và tim mạch, dẫn đến đột quỵ và thậm chí gây tử vong.
Dấu hiệu mắc bệnh giang mai
Xem thêm: ĐIỀU TRỊ BỆNH GIANG MAI Ở ĐÂU
Cách phòng tránh và chữa trị kịp thời
Cách phòng tránh lây nhiễm sau khi đã hiểu rõ bệnh giang mai là gì, mức độ nghiêm trọng như thế nào:
- Dùng bao cao su bảo vệ khi quan hệ với người lạ, tuy nhiên chỉ hạn chế lây nhiễm một phần. Điều tốt nhất là bạn không nên quan hệ với những người mà bạn không biết rõ.
- Đi khám sức khỏe định kỳ để luôn chắc chắn mình không nhiễm bệnh hoặc có biện pháp điều trị khi nhiễm bệnh. Tránh ảnh hưởng đến người thân và sức khoẻ của chính mình.
- Không quan hệ tình dục trong lúc đang điều trị.
Bệnh giang mai nếu được phát hiện và điều trị sớm sẽ có khả năng khỏi cao. Nếu để bệnh chuyển biến sang giai đoạn thứ 3 trở đi thì rất khó chữa. Mọi nỗ lực điều trị sẽ chỉ là hạn chế bớt những chuyển biến xấu của bệnh. Các biện pháp chữa trị bệnh được áp dụng là tiêm thuốc hoặc uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Càng ở giai đoạn sau của bệnh, thuốc điều trị sẽ có liều lượng cao hơn. Sau khi điều trị khỏi, bệnh nhân phải tiếp tục khám định kỳ 6 tháng 1 lần trong vòng 2-3 năm.
Bài viết đã làm rõ bệnh giang mai là gì, nguyên nhân của căn bệnh cũng như cách phòng và điều trị bệnh. Nếu bạn hoặc người thân là người bị bệnh, hãy đến những cơ sở ý tế uy tín đến khám và điều trị sớm nhất có thể. Phòng khám đa khoa Galant là địa chỉ uy tín được rất nhiều khách hàng tin tưởng. Liên hệ với chúng tôi theo số hotline 0943 108 138 để được tư vấn cụ thể hơn nhé.
CHUỖI PHÒNG KHÁM ĐA KHOA GALANT
Cơ Sở 1: 104 Trần Bình Trọng, P.1, Q.5, TP.HCM
- Hotline: 0943 108 138 * 028. 7303 1869
- Thời gian làm việc: 09h – 20h (T2 – CN)
Cơ Sở 2: 23 Yên Đỗ, P.1, Bình Thạnh, TP.HCM
- Hotline: 0976 856 463 * 028. 7302 1869
- Thời gian làm việc: 11h – 20h (T2 – T7)
Cơ Sở 3: 341/24D Lạc Long Quân, P.5, Q.11, HCM
- Hotline: 0901 386 618 * 028. 7304 1869
- Thời gian làm việc: 11h – 20h (T2 – T7)
Email: cskh@galantclinic.com
Website: galantclinic.com