Search
Close this search box.

Nguyên nhân và cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung HPV hiệu quả

Xem nhanh nội dung

Nguyên nhân gây nên ung thư cổ tử cung là gì?

Ung thư cổ tử cung bắt đầu với sự thay đổi bất thường ở các tế bào cổ tử cung, thường nó sẽ phát triển âm ỉ trong thời gian dài (mất khoảng vài năm), do đã nhiễm vi-rút HPV.

j372nox1zupioh1gfqc a7eu2tw1m f44uqpktr9jihey9feilqsciunra4h2iggbgjdtub14un6plt6wlbds6lk4gcbkvfd058muimfpqx glqw j7vbvik1lzixsbgo2vur p9d6 bey2xj3pzgwrzvjv9p32tipa

Nguyên nhân gây ung thư là gì?

Ung thư sinh ra do sự đột biến DNA (khiếm khuyết gen) làm xuất hiện lên các gen gây ung thư hoặc làm vô hiệu hóa gen ức chế ở khối u (gen kiểm soát sự phát triển của tế bào, làm cho tế bào chết đúng lúc). Hầu như tất cả các trường hợp mắc ung thư cổ tử cung đều là do nhiễm các chủng khác nhau của vi-rút gây ra u nhú ở người – Human Papillomavirus (HPV). HPV nó có nhiều chủng nguy cơ cao gây ra các loại ung thư như: ung thư cổ tử cung, ung thư ở hậu môn, ung thư vùng âm hộ, ung thư dương vật, mụn cóc sinh dục và amidan…

HPV có 2 loại protein là E6 và E7 nó có tác dụng tắt 1 số gen ức chế các khối u, rồi từ đó cho phép các tế bào lót ở cổ tử cung phát triển 1 cách quá mức,  thay đổi sự phát triển trong gen, dẫn đến tình trạng ung thư.

Phụ nữ từ độ tuổi 35 – 44 tuổi rất dễ mắc ung thư cổ tử cung. Hơn 15% trường hợp mắc mới đã được ghi nhận là những phụ nữ trên 65 tuổi, đặc biệt là những trường hợp không được khám sàng lọc ung thư thường xuyên.

Những loại ung thư cổ tử cung phổ biến

Ung thư biểu mô tế bào vảy: đó là loại ung thư chủ yếu ở cổ tử cung (chiếm 90%). Loại ung thư này sẽ phát triển từ các tế bào vảy và bắt đầu ở vùng biến đổi.

Ung thư biểu mô tuyến: đólà loại ung thư phổ biến nhất ở cổ tử cung, phát triển từ các tế bào tuyến sản xuất chất nhờn.

Ung thư biểu mô hỗn hợp: ít phổ biến hơn và nó có đặc điểm của cả 2 ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư biểu mô tuyến.

Hầu hết tất cả các loại ung thư cổ tử cung là loại ung thư biểu mô tế bào vảy hoặc ung thư biểu mô tuyến, 1 số loại ung thư khác cũng có thể phát triển ở cổ tử cung như là saroma, melanoma và ung thư hạch.

Những phương pháp điều trị phòng ngừa ung thư cổ tử cung HPV

Phẫu thuật

Nếu như ung thư chỉ ở trên bề mặt của cổ tử cung thì bác sĩ có thể loại bỏ hoặc tiêu diệt các tế bào ung thư này bằng những thủ thuật như LEEP hoặc cấy dao lạnh. Nếu như tế bào ung thư đã đi qua 1 lớp gọi là màng đáy (ngăn cách các bề mặt cổ tử cung lớp bên dưới), có thể cần phải phẫu thuật. Nếu như bệnh đã có sự xâm lấn vào các lớp sâu hơn của cổ tử cung nhưng nó chưa lan sang các bộ phận khác của cơ thể thì có thể vẫn phải phẫu thuật để cắt bỏ khối u ra ngoài. Nếu tế bào ung thư đã lan vào tử cung, bác sĩ sẽ đề nghị phải cắt bỏ tử cung.

p4ewbxeo8x3an9vkbrimzzj fena6h7gyj5w1chujpxclgthyvd txajjcwsvdct5tj4uxnzkqcwj bzjhlfeyfr5ytg5l1zl5wpka2wjqum fhzmg hfimkkojmti2ngk2gycemftjsokqe9sc9uqacnviwh7t6uog3vg4q4ju476s3kgjv0jyremttq

Các phương pháp điều trị phòng ngừa ung thư cổ tử cung

Những phương pháp phẫu thuật được sử dụng trong điều trị ung thư cổ tử cung, như là: phẫu thuật cấy dao lạnh, phẫu thuật bằng tia laser, phẫu thuật khoét chóp cổ tử cung và cắt bỏ tử cung.

Xạ trị

Xạ trị là dùng những tia năng lượng cao (tia X) để tiêu diệt các tế bào ung thư, ngăn chặn sự phát triển lây lan của chúng. Xạ trị thì gồm xạ trị ngoài (bắn tia phóng xạ từ bên ngoài vào cơ thể) và xạ trị trong (đưa nguồn phóng xạ vào bên trong âm đạo, gần với cổ tử cung).

Hóa trị

Hóa trị là điều trị bằng thuốc, thường sẽ được đưa vào cơ thể bằng cách tiêm truyền tĩnh mạch. Hóa trị sẽ được thực hiện theo từng đợt và kéo dài suốt nhiều tháng.

Dùng thuốc nhắm trúng đích

Liệu pháp nhắm trúng đích là sử dụng những loại thuốc nhắm vào các tế bào ung thư và không làm ảnh hưởng đến những tế bào khỏe mạnh bình thường khác.

Liệu pháp miễn dịch

Liệu pháp miễn dịch là điều trị tăng cường các hệ thống miễn dịch của bệnh nhân bị ung thư.

Tùy vào từng loại ung thư và giai đoạn ung thư, có thể có nhiều hơn 1 phương pháp điều trị. Ở giai đoạn sớm nhất của ung thư cổ tử cung, phương pháp điều trị phổ biến đó là phẫu thuật và xạ trị kết hợp hóa trị. Ở giai đoạn sau này, phương pháp điều trị phổ biến nhất chính là xạ trị kết hợp với hóa trị. Kế hoạch điều trị ung thư do đó cũng phụ thuộc vào giai đoạn ung thư, loại ung thư, tuổi và các vấn đề sức khỏe trước đó, các tác dụng phụ của phương pháp điều trị ung thư.

Phòng ngừa ung thư cổ tử cung 

Yếu tố quan trọng nhất theo hướng dẫn của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS) là chủng ngừa ung thư cổ tử cung HPV và thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm những thay đổi bất thường của tế bào cổ tử cung. Ung thư cổ tử cung thường bắt đầu với những thay đổi tiền sử ung thư. Do đó, để có thể ngăn chặn ung thư bằng cách phát hiện và điều trị tiền sử ung thư hoặc thực hiện những biện pháp ngăn chặn tiền ung thư khác.

Tầm soát tiền ung thư cổ tử cung

Xét nghiệm Pap và xét nghiệm tìm vi-rút gây u nhú ở người (HPV) được sử dụng để tầm soát bệnh ung thư cổ tử cung. Hầu như các trường hợp mắc ung thư cổ tử cung xâm lấn đều được phát hiện ở phụ nữ không thường xuyên làm xét nghiệm Pap. Nếu như kết quả xét nghiệm HPV là dương tính thì cần phải tái khám thêm và làm các xét nghiệm khác để tìm ra tiền ung thư hay ung thư. Nên làm xét nghiệm Pap 3 năm 1 lần từ 21 tuổi. Nếu như từ 30 – 65 tuổi, nên cần thực hiện những xét nghiệm Pap và các xét nghiệm vi-rút HPV 5 năm 1 lần.

Chăm sóc cho người bị bệnh ung thư cổ tử cung

v1jy9r8sza3n qun42 balsltkn73kfw ikrrixmg9h7js5ai 5mebarl56z zzkrvwndoiht lz2gk1d6frq5le8zbnqgxqfopch6n3ka pvuy1pbouu8u0bbsgate2kaojtisiky16rspwzjegq7kflnlcrpkqeunkpqdtp6dhugdv6

Gia đình luôn là chỗ dựa tốt nhất để người bệnh có thể an tâm điều trị.

  • Luôn luôn giữ vũng tinh thần lạc quan, thoải mái cho người bệnh

  • Người bệnh có thể thực hiện những động tác thể dục nhẹ nhàng, tập dưỡng sinh hoặc yoga…

  • Người bệnh nên ngủ đúng giờ và đủ giấc

  • Bỏ rượu bia, thuốc lá

  • Sau khi đã điều trị ung thư cổ tử cung, cũng nên tái khám định kỳ.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%