Search
Close this search box.

Tiêm ngừa HPV và những điều bạn nên biết

Ung thư cổ tử cung là gì? 

Ung thư cổ tử cung là một căn bệnh rất nguy hiểm và khá phổ biến nhất là ở phụ nữ tại Việt Nam nói riêng và phụ nữ trên toàn bộ thế giới nói chung. Trung bình 1 năm có khoảng 4177 ca mắc và khoảng 2420 người tử vong do căn bệnh này, tính ra 1 ngày có khoảng 7 phụ nữ tử vong, theo báo cáo của Globocan vào năm 2018 tại Việt Nam cho biết.

Ung thư cổ tử cung là gì?

Ung thư cổ tử cung có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu nhất là do virus HPV lây lan qua đường tình dục. Theo thống kê trên toàn thế giới, có tới gần 70% ca bệnh liên quan tới virus HPV 16 và 18. Chính vì thế, cả 2 loại vacxin ngăn ngừa virus HPV 16 và 18 đều đã được chấp thuận và đưa vào sử dụng. 

Việc tiêm ngừa HPV là phương pháp chính điều trị căn bệnh này, áp dụng với phụ nữ chưa từng quan hệ tình dục. Mặc dù vậy, ngay khi đã được chích ngừa cũng không thể nào chắc chắn được 100% là không bị nhiễm bệnh, vì thế việc đi kiểm soát ung thư hàng năm vẫn là một điều rất cần thiết.

Tiêm ngừa HPV và lợi ích của nó

Việc tiêm ngừa cũng đem lại cho bạn khá nhiều lợi ích khác, ngoài việc ngăn ngừa ung thư cổ tử cung đó là:

+ Từ việc tiêm ngừa, cơ thể sẽ tạo ra các kháng thể có thể chống lại vi rút HPV.

+ Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung còn giúp bạn phòng tránh được các loại virus HPV gây nên mụn cóc sinh hoạt.

+ Có khả năng phòng ngừa được 1 số các bệnh khác như: ung thư âm hộ, ung thư hậu môn,…

+ Tiêm ngừa có thể phòng tránh việc lây nhiễm vi rút HPV từ mẹ qua cho con

Vắc-xin HPV có gây ra tác dụng phụ không?

Tác dụng phụ khi tiêm vacxin

Bất kỳ 1 loại thuốc nào hay vacxin nào cũng có thể tạo ra tác dụng phụ nếu chưa tương thích được với cơ thể. Các phản ứng phụ mà bạn có thể gặp sau khi chích ngừa ung thư cổ tử cung là:

+ Đau đầu, buồn nôn

+ Sốt nhẹ, đau mỏi cơ thể

+ Ngất 

+ Sốc phản vệ 

Những tác dụng phụ sau khi tiêm vacxin

Tuy nhiên, trên đây chỉ là một số trường hợp bình thường có thể xảy ra ở một số người, nên các bạn không cần phải quá lo lắng. Khi vừa tiêm xong, nên ở lại cơ sở y tế đó trong vòng 30 phút để theo dõi tình hình, nếu như không có thấy dấu hiệu gì bất ổn thì có thể về. 

Khi đi tiêm, bạn cần phải chú ý đến những mốc thời gian chính xác để có được kết quả tốt nhất. Nếu như có ý định mang thai, thì thời điểm hợp lý để tiêm là sau 3 tháng tính từ ngày kết thúc mũi tiêm thứ 3. Vacxin HPV chỉ có thể phòng ngừa ung thư cổ tử cung, không có khả năng chữa trị, chính vì thế bạn vẫn nên thực hiện tầm soát ung thư định kỳ.

Bạn có khả năng nhiễm virus HPV cao hay không nếu không tiêm vắc-xin?

Nếu như chưa tiêm ngừa HPV, bạn rất có thể sẽ bị nhiễm virus HPV nếu có các yếu tố sau:

  • Quan hệ tình dục không an toàn;

  • Quan hệ với nhiều bạn tình;

  • Da bị xước, thương;

  • Tiếp xúc với mụn cóc;

  • Có thói quen hay sử dụng thuốc lá hoặc nhai thuốc lá, điều đó có thể làm suy yếu hệ miễn dịch;

  • Có hệ miễn dịch bị tổn thương;

  • Dinh dưỡng kém.

Liệu có cách nào khác để ngăn vi-rut HPV hay không?

Cách tốt nhất để phòng ngừa virus HPV là tiêm ngừa hpv vac-xin. Tuy nhiên, bạn có thể vận dụng những cách dưới đây để ngăn chặn việc lây nhiễm virus bao gồm:

  • An toàn tình dục, sử dụng bao khi quan hệ tình dục;

  • Khám sàng lọc định kỳ ung thư cổ tử cung thường xuyên. Các bác sĩ có thể tìm thấy sự thay đổi của tế bào bất thường ở phụ nữ từ độ tuổi 21–65 thông qua những cuộc kiểm tra ung thư cổ tử cung thường xuyên;

  • Cần duy trì chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh. Nghiên cứu cho thấy nếu thiếu axit folic cũng có thể làm gia tăng khả năng nhiễm virut HPV và mức retinol huyết thanh thấp sẽ dẫn đến các bệnh tiền ung thư.

Có cách nào để ngăn chặn virus HPV không?

Mặc dù virut HPV thường sẽ tự bị loại bỏ khỏi cơ thể, tuy nhiên có 1 số chủng virut có thể gây ra các bệnh nguy hiểm, chẳng hạn như bệnh ung thư cổ tử cung. Vắc-xin HPV có thể bảo vệ cho trẻ em từ 11 tuổi và nữ giới trên 26 tuổi. Bạn cũng nên sử dụng bao cao su hoặc các biện pháp bảo vệ khác khi quan hệ tình dục, khám ung thư định kỳ và sống lành mạnh để bảo vệ bản thân khỏi virut HPV nhé.

Hy vọng với thông tin về tiêm ngừa HPV mà Galant cung cấp trên có thể giúp bạn có thêm kiến thức về vấn đề này. Nếu bạn đang có ý định chích ngừa, hãy tìm và đặt lịch tại ứng dụng của chúng tôi. Galant là giải pháp cho quá trình tìm kiếm và lựa chọn cơ sở y tế uy tín cho bạn.

HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM GALANT

TP HÀ NỘI:

Cơ sở 6số 15, ngõ 143 Trung Kính, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, TP Hà Nội

Hotline/Zalo/Viber: 0981 020 447 Tel: 024 73001869

⏰ Giờ làm việc: 09:00 – 20:00 từ Thứ 2 – Thứ 7

TP HỒ CHÍ MINH

Cơ sở 1Số 104 Trần Bình Trọng, P.1, Quận 5

Hotline/Zalo: 0943 108 138 * Tel: 028. 7303 1869

⏰ Giờ làm việc: 8:00 – 20:00 (Thứ 2 – Chủ nhật)

Cơ sở 2Số 23 Yên Đỗ, P.1, Quận Bình Thạnh

Hotline/Zalo: 0976 856 463 * Tel: 028. 7302 1869

⏰ Giờ làm việc: 11:00 – 20:00 (Thứ 2 – Thứ 7)

Cơ sở 396 Ngô Thị Thu Minh, P.2, Quận Tân Bình

Hotline/Zalo: 0901 386 618 * Tel: 028. 7304 1869

⏰ Giờ làm việc: 11:00 – 20:00 từ Thứ 2 – Thứ 7

Cơ sở 415 Đường Số 3 (Cư Xá Lữ Gia), P.15, Q.11

(Số 273 Lý Thường Kiệt, P15, Q11 RẼ PHẢI vào đường số 3)

Hotline/Zalo/Viber: 0932 623 048  Tel:: 028 7300 5222

⏰ Giờ làm việc: 11:00 – 20:00 từ Thứ 2 – Thứ 7

Cơ sở 5417/21 Quang Trung, P10, Quận Gò Vấp

Hotline/Zalo/Viber: 0906 200 902  Tel:: 028 7305 1869

⏰ Giờ làm việc: 11:00 – 20:00 từ Thứ 2 – Thứ 7

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT KIẾN THỨC

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%