Search
Close this search box.

Các loại dịch truyền trong hồi sức được sử dụng phổ biến

Xem nhanh nội dung

Trước khi thực hiện bất kỳ cuộc phẫu thuật nào thì việc đầu tiên mà bác sĩ cần làm là truyền dịch cho bệnh nhân nhằm. Việc duy trì đường truyền tĩnh mạch có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp cấp cứu người bệnh khi có những diễn biến bất thường và để bù lại lượng máu bị mất. Vậy các loại dịch truyền trong hồi sức nào được sử dụng hiện nay? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn trả lời vấn đề này.

Yêu cầu của một loại dịch truyền lý tưởng

  • Đưa nhanh vào mạch máu một khối lượng lớn: nhằm giúp bệnh nhân khôi phục nhanh khối lượng tuần hoàn và giảm khối lượng máu lưu hành.
  • Có thể giữ lâu trong lòng mạch: sự tồn tại của các loại dịch truyền trong hồi sức cần duy trì ít nhất là 24 giờ.
  • Bài tiết qua thận nhanh chóng: việc đào thải qua thận nhanh có ý nghĩa về mặt giải độc, ứ nước tổ chức và truyền quá tải.
  • Có thể cải thiện tính lưu huyết của máu: nhằm giảm độ nhớt của máy, ngăn cản sự đông vón của hồng cầu, tiểu cầu,..
  • Có tính chất sinh học tương tự với tính chất của máu: không gây ảnh hưởng đến chức năng đông chảy máu, trao đổi khi và có tính kháng thể.
  • Không có tính kháng nguyên: tính kháng nguyên của các loại dịch truyền trong hồi sức sẽ gây ra hiện tượng phản ứng phản vệ, giải phóng Histamin,.. Không đảm bảo an toàn cho người bệnh trong lần truyền dịch tiếp theo.
  • Không có độc tính: đây là điều kiện thiết yếu, quan trọng cho tất cả các loại thuộc khi đưa vào cơ thể người bệnh. Hơn nữa, khi sử dụng với khối lượng lớn, dịch truyền không có khả năng ảnh hưởng xấu tới chức năng thận, tim mạch, gan,..
  • Hòa hợp với máu của người bệnh và các loại thuốc khác: điều cơ bản là không làm thay đổi các đặt tính của máu bệnh nhân. Và khi dùng chung với các loại thuốc khác thì tác dụng của dịch truyền vẫn được giữ nguyên.
  • Có thể truyền vào cơ thể người bệnh qua nhiều đường khác nhau: động mạch, tĩnh mạch, dưới da, vật xốp,…

Yêu cầu của một loại dịch truyền lý tưởng

Yêu cầu của một loại dịch truyền lý tưởng

>> Xem thêm: DẤU HIỆU HIV 16 BIỂU HIỆN HIV GIÚP ĐIỀU TRỊ SỚM CÓ KẾT QUẢ HƠN

Các loại dịch truyền trong hồi sức thường được sử dụng

Hiện nay, các loại dịch truyền trong hồi sức được sử dụng phổ biến tại khoa Gây mê hồi sức là dịch truyền tinh thể và dung dịch keo. Trong đó, 2 nhóm này lại chia thành nhiều loại nhỏ khác nhau, để chọn lựa và sử dụng các dung dịch này thì người dùng cần phải dựa vào những yếu tố sau:

  • Tính chất sinh hóa
  • Tính chất dược động học
  • Dược lực học
  • Tác dụng phụ của dung dịch
  • Hoàn cảnh khi sử dụng dung dịch.

Dịch truyền tinh thể

Được chia thành 2 loại nhỏ: dịch truyền tinh thể đẳng trương và ưu trương

Dịch truyền tinh thể đẳng trương

  • Dung dịch NaCl 0,9%: gồm 154 mmol Na+ và 154 mmol Cl- với áp lực thẩm thấu là 308 m0sm/1. Dung dịch này khi được truyền vào máu người bệnh chỉ giữ lại trong lòng mạch 25% thể tích truyền.
  • Dung dịch Ringer Lactat: gồm 130 mmol/l Na+, 4 mmol/l K+, 1 – 3 mmol/l Ca++, 108 mmol/l Cl- và 28 mmol/l lactat với áp lực thẩm thấu là 278 m0smol/l. Dung dịch này chỉ giữ lại trong lòng mạch 19% thể tích dung dịch khi truyền vào máu.
  • Dung dịch ngọt đẳng trương (glucose 5%): mỗi 100 ml dung dịch có 5,5 gam glucose, tạo ra 20 Kcal sau khi chuyển hóa trong cơ thể, áp lực thẩm thấp là 278 m0sm/l.

Dung dịch ngọt đẳng trương

Dung dịch ngọt đẳng trương

Dịch truyền tinh thể ưu trương

  • Dung dịch NaCl ưu trương: có nồng độ NaCl 3%, 5%, 7,5% và 10% với thời gian lưu trữ trong khoang máu khoảng 1 giờ đồng hồ. Dung dịch này giúp cơ thể người bệnh hồi phục thể tích tuần hoàn nhanh, cải thiện tiền gánh thất trái giảm hậu gánh và làm tăng thể tích huyết tương.
  • Dung dịch ngọt đẳng trương (glucose 10%): mỗi 100 ml dung dịch có 11 gam glucose, tạo ra 40 Kcal sau khi chuyển hóa trong cơ thể và có áp lực thẩm thấu 55 m0sm/l. Lưu ý: đối với những đối tượng có nguy cơ thiếu máu não, khi không có chỉ định đặc biệt thì không được truyền glucose 10%.

Dung dịch keo

Gồm 2 loại: dung dịch keo tự nhiên và dung dịch keo tổng hợp.

Dung dịch keo tự nhiên

Hiện nay, chỉ có Albumin là dung dịch keo tự nhiên có nguồn gốc từ con người và được xem như là dung dịch truyền tĩnh mạch trong khoa Gây mê hồi sức. Albumin chứa khoảng 70% áp lực keo và 55% protein huyết tương với trọng lượng phân tử là 69 kDa.

Dung dịch này có nồng độ  4% (thấp hơn so với huyết tương) và nồng độ 20% (ưu trương so với huyết tương). Albumin có thời gian bán thải là 18 ngày, tương tự thời gian hệ thống lưới võng nội mô thoái hóa. Đối với người bình thường, khả năng gia tăng thể tích huyết tương từ 18 – 20 ml/gr.

Dung dịch keo tự nhiên nồng độ 20%

Dung dịch keo tự nhiên nồng độ 20%

Dung dịch keo tổng hợp

Các loại dịch truyền trong hồi sức thuộc nhóm này và được phân định từng loại khác nhau dựa theo tính chất sinh hóa. Tùy theo cấu tạo của trọng lượng phân tư và chỉ số đa phân tán mà dung dịch keo tổng hợp được phân định thành từng loại. Dung môi của các chất dạng keo là một dung dịch điện giải Nacl 0,9% hoặc Ringer Lactat.

Như vậy, bài viết trên đây đã giới thiệu đến cho mọi người các loại dịch truyền trong hồi sức được sử dụng phổ biến hiện nay. Để được tư vấn thêm về vấn đề này, mọi người hãy liên hệ trực tiếp đến website: galantclinic.com

HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM ĐA KHOA GALANT

Cơ sở 1: 104 Trần Bình Trọng, P.1, Q.5, TP.HCM

  • Hotline: 0943 108 138 *  028. 7303 1869
  • Thời gian làm việc: 09h – 20h (T2 – CN)

Cơ sở 2:  23 Yên Đỗ, P.1, Bình Thạnh, TP.HCM

  • Hotline: 0976 856 463 *  028. 7302 1869
  • Thời gian làm việc: 11h – 20h (T2 – T7)

Cơ sở 3: 341/24D Lạc Long Quân, P.5, Q.11, HCM

  • Hotline: 0901 386 618 *  028. 7304 1869
  • Thời gian làm việc: 11h – 20h (T2 – T7)

Email: cskh@galantclinic.com

Website: galantclinic.com * dieutrihiv.com

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%