Search
Close this search box.

Sùi mào gà ở nữ có chữa được không?

1. Bệnh sùi mào gà là gì?

Sùi mào gà còn được biết đến với tên gọi đó là mụn rộp sinh dục do con đường lây nhiễm bệnh chủ yếu đó là đường tình dục.

Vậy nguyên nhân nào gây ra bệnh Sùi mào gà? Theo như nghiên cứu, tác nhân chính gây nên bệnh sùi mào gà chính là virus HPV với tốc độ truyền nhiễm rất nhanh chóng và vô cùng khó để kiểm soát bệnh. Một trong các triệu chứng thường gặp phải đó là xuất hiện nhiều mụn nhỏ li ti và nhìn giống như mào gà. Cùng với đó, người nhiễm bệnh còn có thể có cảm giác đau rát hay ngứa ngáy.

Các triệu chứng được kể ở trên khiến người nhiễm bệnh cảm thấy thực sự khó chịu, tất cả hoạt động sinh hoạt, công việc hằng ngày đều bị ảnh hưởng. Có không ít bệnh nhân lo lắng không biết bệnh sùi mào gà có chữa được không?

2. Một số ảnh hưởng đối với người mắc bệnh sùi mào gà

Thực chất khi mắc bệnh xã hội, nhất là bệnh sùi mào gà, bạn không nên ở trạng thái chủ quan, bỏ qua việc chữa trị. Nếu như vậy, bệnh nhân đã tự mình từ bỏ đi cơ hội chữa trị bệnh sùi mào gà một cách dứt điểm và đạt được hiệu quả tốt nhất.

Những người không tiến hành chữa trị kịp thời thì tình trạng bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí họ còn phải đối mặt với việc sức khỏe bị ảnh hưởng và có nguy cơ mắc một số bệnh khác.

Trước khi giải đáp thắc mắc bệnh sùi mào gà chữa trị được hay không, chúng ta không thể bỏ qua việc tìm hiểu các biến chứng có thể gặp phải ở bệnh này. Ngày nay, một số người mắc bệnh ung thư do không kiên trì chữa trị bệnh sùi mào gà. Đó có thể là các bệnh như ung thư cổ tử cung hay ung thư vòm họng,…

Bên cạnh đó, nếu như người mẹ mắc bệnh trong thời kỳ mang thai và sinh thường thì em bé sinh ra sẽ có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh là vô cùng cao. Phần lớn trẻ sẽ bị lây nhiễm virus HPV ở trong vòm họng. Điều này khiến cho sức khỏe của trẻ trở nên suy yếu, gặp khó khăn trong quá trình phát triển như các em bé khác. Chắc hắn không bậc cha mẹ nào muốn tình trạng này sẽ xảy ra với bé nhà mình.

3. Bệnh sùi mào gà chữa được không?

Để chữa trị bệnh một cách hiệu quả, cải thiện được tình trạng sức khỏe của người nhiễm bệnh thì phải thực sự kiên trì và tuân thủ theo các chỉ định từ bác sĩ.

Hơn hết căn bệnh này lại có khá nhiều mức độ khác nhau, tùy theo tình trạng của người nhiễm bệnh mà bác sĩ sẽ hướng đến mục tiêu chữa trị sao cho dứt điểm hay có thể kiểm soát được tình trạng bệnh. Trong đó, những người nhiễm bệnh được phát hiện ở giai đoạn ủ bệnh ban đầu sẽ dễ dàng chữa trị hơn. Càng để virus HPV phát triển mạnh mẽ hơn thì việc chữa trị bệnh lại sẽ càng gặp nhiều khó khăn.

Tốt hơn hết, ngay từ khi nhận thấy cơ thể của mình có nhiều dấu hiệu bệnh lý lạ bạn nên đi thăm khám và chữa trị sớm. Điều này vừa giúp ích cho sức khỏe được đảm bảo, vừa giảm bớt cảm giác đau rát, khó chịu cho người bệnh.

4. Điều trị bệnh sùi mào gà bằng cách nào?

Trên thực tế, người bệnh không chỉ quan tâm đến vấn đề bệnh sùi mào gà chữa được không mà họ còn muốn biết có những phương pháp chữa trị bệnh nào đang được áp dụng hiện nay? Các bác sĩ thường chỉ định cho người bệnh dùng thuốc hay nặng hơn thì phải tiến hành phẫu thuật. Thế nhưng, ngay cả khi đã khỏi bệnh, bạn vẫn không nên chủ quan vì nguy cơ tái phát là không hề thấp. Tóm lại, bệnh sùi mào gà rất khó để chữa trị một cách dứt điểm.

Những người nhiễm bệnh có tình trạng không quá nghiêm trọng sẽ được yêu cầu chữa trị bằng thuốc, thông thường là thuốc bôi trực tiếp. Có một số loại thường được sử dụng như là: Imiquimod, Axit tricloaxetic, Podophyllin và podofilox. Tác dụng chính của các loại thuốc này là giúp tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể nhằm chống lại virus. Bên cạnh đó, thuốc còn giúp bạn loại bỏ các nốt mụn rộp khó chịu.

Việc sử dụng thuốc sẽ mất khá nhiều thời gian bạn mới nhận thấy được hiệu quả một cách rõ rệt, do đó người bệnh cần phải có sự kiên trì, đặc biệt là sử dụng theo đúng những hướng dẫn từ bác sĩ.

Ngoài ra, nếu như tình trạng bệnh khá nghiêm trọng và việc chữa trị bằng thuốc không đem lại hiệu quả cao thì tiến hành phẫu thuật là một lựa chọn thích hợp nhất. Các bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân để có thể đưa ra các quyết định sao cho phù hợp nhất.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT KIẾN THỨC

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%