BẢO MẬT - THÂN THIỆN - THẤU CẢM - TRÁCH NHIỆM
Có nhiều người dù mắc bệnh rồi nhưng không nắm rõ triệu chứng HIV nên cứ "vô tư" trở thành nguồn lây nhiễm cho cộng đồng. Đôi khi người bệnh lại nhầm triệu chứng này sang một số bệnh khác. Vì vậy, họ khá chủ quan để rồi bệnh tiến triển ngày càng nặng hơn. Vậy bạn có biết triệu chứng của nữ giới và nam giới khi nhiễm HIV có gì khác biệt?
Triệu chứng HIV
Cảm cúm là triệu chứng đầu tiên ở giai đoạn đầu của bệnh trong khoảng thời gian từ 2-4 tuần. Lúc này, cơ thể đã có sự phản ứng với Virus. Thông thường, triệu chứng này sẽ kéo dài trong vài tuần.
Khi nhiễm HIV, cả nam và nữ đều có các triệu chứng chung như sau:
Rất nhiều bệnh nhân không có triệu chứng nào trong nhiều năm bị bệnh. Vì vậy, nếu bạn đang có nguy cơ tiếp xúc với nguồn lây nhiễm cần đi xét nghiệm ngay. Khi có kết quả chính xác, bạn không phải lăn tăn mà đưa ra cách phòng, điều trị khoa học.
Cả nam và nữ cần theo dõi triệu chứng chung này để không trở thành nguồn lây nhiễm cho mọi người. Việc biết sớm sẽ là căn nguyên giúp cho việc điều trị và chăm sóc bản thân tốt hơn.
Bệnh nhân nhiễm HIV tiến triển qua 3 giai đoạn điển hình. Mỗi giai đoạn sẽ có triệu chứng HIV đặc trưng.
Tiến triển chung của bệnh
Thời gian phát triển của bệnh diễn ra từ 2-4 tuần khi bệnh nhân bị lây. Hầu hết triệu chứng của giai đoạn này mọi người đều bỏ qua. Nhiều người nghĩ những dấu hiệu đơn thuần: cảm, sốt, ớn lạnh chỉ là căn bệnh cúm hay gặp.
Đôi khi, bạn bị bệnh rồi mà cũng không biết mình bị. Vì cơ thể của bạn vẫn khỏe mạnh, không có dấu hiệu bất thường nào tới vài năm. Chính các trường hợp này là mối lây nhiễm cộng đồng nguy hiểm.
Giai đoạn này kéo rất dài, tối thiểu 10 năm. Nếu bệnh nhân được điều trị thông qua liệu pháp kháng virus (ART) ở giai đoạn này sẽ hoàn toàn không chế được Virus. Bệnh HIV khó có thể phát triển mạnh và lan rộng trong cơ thể.
Thực tế, xét nghiệm phát hiện ra được Virus khi cơ thể đã tồn tại một lượng Virus nào đó. Vì nếu không có kháng thể chống Virus trong máu thì kết quả âm tính. Do đó, để chắc chắn mình bị bệnh, bạn cần làm xét nghiệm sau 6 tháng tiếp xúc nguồn lây nhiễm.
Bệnh HIV khi ở giai đoạn cuối sẽ chuyển thành bệnh AIDS. Căn bệnh này khiến cơ thể hao mòn, tử vong rất cao. Lúc này, nhiễm trùng bùng phát mạnh. Hệ miễn dịch mất khả năng chống lại tác nhân lạ xâm nhập cơ thể. Vì vậy, người bị AIDS rất dễ bị vô số bệnh kèm theo. Hậu quả nghiêm trọng nhất là tử vong.
Dù là nam hay nữ thì tất cả đều phải trải qua 3 giai đoạn tiến triển của bệnh điển hình như trên. Tuy nhiên, để rõ hơn, bạn nên tìm hiểu tiếp phần dưới để nắm trọn vẹn điểm khác biệt về triệu chứng HIV ở nữ so với nam.
Dù bệnh HIV ở nam và nữ sở hữu rất nhiều triệu chứng tương đồng. Nhưng nữ giới sẽ có một vài triệu chứng mà nam giới không hề có.
Nữ nhiễm HIV thay đổi chu kỳ kinh nguyệt
Nữ giới bị HIV thường có kinh nguyệt rất ít. Khoảng thời gian của "đèn đỏ" cũng ngắn hơn bình thường.
Nếu nữ giới khỏe mạnh, thời kỳ mãn kinh xảy ra ở tuổi 49-51 tuổi. Thì người bị bệnh thời kỳ mãn kinh sẽ sớm hơn là 47-48 tuổi.
Một số nữ giới còn bị lỡ kỳ kinh. Tâm trạng luôn ở mức tồi tệ, lo âu. Căng thẳng có lẽ là trạng thái thường xuyên thấy ở nữ nhiễm HIV. Vì vậy, bạn đừng chủ quan nghĩ rằng triệu chứng này chỉ là do sự thay đổi về nội tiết mà thôi.
Phụ nữ HIV sẽ rất hay bị đau vùng bụng dưới. Đây là bệnh viêm vùng chậu điển hình, nhiễm khuẩn ở các vị trí:
Khi viêm vùng chậu, nữ giới còn bị rất nhiều hệ lụy kéo theo. Cụ thể là:
Nữ giới khi bị nhiễm HIV, hệ miễn dịch rất kém. Đây là cơ hội để các loại nấm âm đạo xâm nhập gây viêm nhiễm. Trung bình người bệnh HIV trong 1 năm nhiễm nấm âm đạo rất nhiều lần.
Biểu hiện đặc trưng khi âm đạo bị nhiễm nấm:
Không chỉ nữ giới bị nấm miệng mà cả nam giới cũng bị điều này. Miệng bị sưng, có rất nhiều mang dày bám trên bề mặt và xung quanh. CHúng có màu trắng quanh miệng, lưới và cổ họng. Vì vậy, nữ giới khi tiếp xúc nguồn lây HIV không được chủ quan khi có triệu chứng trên.
Nấm âm đạo
Tâm trạng lo lắng, suy sụp, sốc có lẽ là cảm nhận đầu tiên khi bệnh nhân nhận kết quả dương tính HIV. Đây là điều không ai mong muốn cả. Nhưng nếu số phận đã an bài mình bị HIV thì hãy đón nhận một cách bình thản. Bởi sự lo âu sẽ không giúp bệnh tiến triển tốt lên mà ngược lại.
Nếu nghi ngờ bản thân phơi nhiễm HIV, việc đầu tiên rất quan trọng là bạn hãy đến cơ sở y tế làm xét nghiệm. Kết quả chuẩn xác chỉ khi bạn tiếp cận nguồn lây HIV tối thiểu 6 tháng. Dù có triệu chứng HIV hay không thì bạn cũng không nên chủ quan. Khi có kết quả chắc chắn sẽ là câu trả lời xác thực nhất.
Để được khám nhanh, bạn hãy đến trực tiếp phòng cấp cứu khi nghi ngờ phơi nhiễm HIV. Bạn có thể sẽ được điều trị dự phòng. Mặc dù hiệu lực của việc điều trị này chỉ tối đa 72 tiếng kể từ lúc bị phơi nhiễm. Bạn được kê đơn thuốc uống dự phòng. Liều lượng 2 lần/ngày, liên tục trong 28 ngày.
Như chia sẻ ở trên, khi giai đoạn đầu HIV đi qua, bệnh nhân sẽ đến giai đoạn không triệu chứng. Lúc này HIV nhiễm mạn tính. Tất cả các triệu chứng của giai đoạn đầu sẽ hoàn toàn bị biến mất. Bề ngoài tưởng sóng yên bể lặng. Nhưng dưới đáy sâu sóng đang cuồn cuộn là những gì bạn có thể hình dung.
Số lượng Virus đã có ở trong máu và nhân lên rất lớn. Mỗi giờ phút trôi qua HIV không ngừng nhân lên với con số khổng lồ. Toàn bộ bệnh nhân HIV ở giai đoạn này sẽ không có bất kỳ triệu chứng nào.
Ở giai đoạn tiếp theo này, bệnh nhân nếu được điều trị bởi liệu pháp kháng Virus sẽ kìm hãm được sự phát triển của bệnh. Người bệnh cũng có thể kéo dài tuổi thọ. Sức khỏe duy trì mức bình thường. Bạn vẫn có thể lao động làm việc.
Các chuyên gia, bác sĩ luôn khuyến cáo bệnh nhân nên xét nghiệm sớm để tìm ra bệnh. Đây là cách ngăn chặn sự lây nhiễm HIV sang người khác tốt nhất.
Con đường lây nhiễm HIV
HIV dù là căn bệnh xã hội đã có từ rất lâu, nhưng không phải ai cũng nắm rõ tất cả các con đường lây truyền của bệnh.
Bệnh HIV được lây truyền qua 3 con đường cơ bản:
Để có biện pháp phòng tránh HIV tốt nhất là bạn cần nắm rõ 3 con đường lây truyền của bệnh. Từ đó, bạn có giải pháp đề phòng hiệu quả.
Tất cả phụ nữ không nhiễm HIV sẽ không thể lây truyền từ mẹ sang con. Để phòng, bạn nên sinh đẻ ở độ tuổi tốt nhất là 20-30 tuổi.
Bởi vậy khi bạn đang ở độ tuổi sinh đẻ, hãy đến cơ sở y tế để cập nhật mọi thông tin về sức khỏe sinh sản. Nâng cao quan điểm phòng chống HIV từ mẹ sang con.
Từ những triệu chứng HIV điển hình ở cả nam và nữ trên, bạn đã hiểu tại sao có rất nhiều người khi bệnh chuyển sang giai đoạn cuối rồi mới biết. Chúng ta cần nâng cao quan điểm phòng ngừa và điều trị bệnh HIV càng sớm càng tốt. Nếu bạn còn điều gì băn khoăn, hãy liên hệ đến Galant để được tư vấn từ các chuyên viên.
ui lòng liên hệ hotline hoặc inbox để được tư vấn và phục vụ nhanh chóng.
===========================
HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM ĐA KHOA GALANT
? CS1: 104 Trần Bình Trọng, P.1, Q.5, TP.HCM
? 0943 108 138 * ☎️ 028. 7303 1869
⏰ Làm việc: 09:00 - 20:00 (Thứ 2 - Chủ nhật)
? CS2: Số 23 Yên Đỗ, P.1, Bình Thạnh, TP.HCM
? 0976 856 463 * ☎️ 028. 7302 1869
⏰ Làm việc: 11:00 - 20:00 (Thứ 2 - Thứ 7)
? CS3: 341/24D Lạc Long Quân, P.5, Q.11, TP.HCM
? 0901 386 618 * ☎️ 028. 7304 1869
⏰ Làm việc: 11:00 - 20:00 (Thứ 2 - Thứ 7)
✉️ cskh@galantclinic.com
? www.galantclinic.com