Xét nghiệm máu có phát hiện giang mai không ?

Xem nhanh nội dung

1. Tìm hiểu về bệnh Giang mai 

Giang mai đc đánh giá là căn bệnh xã hội nguy hiểm và chúng chỉ đứng sau căn bệnh thế kỷ là  HIV. Để bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ lây nhiễm, mỗi người cần nắm đc những kiến thức cơ bản về chúng.

67

Trong đó, tác nhân gây bệnh đó là do xoắn khuẩn giang mai hay còn đc gọi quốc tế là Treponema pallidum. Loại xoắn khuẩn này có khả năng lây nhiễm qua nhiều con đường khác nhau. Đặc biệt, quan hệ tình dục ko an toàn là nguyên nhân khiến đa số bệnh nhân bị nhiễm giang mai. Đó là lý do vì sao bạn ko nên chủ quan đối với căn bệnh này.

Không chỉ lây nhiễm khi quan hệ tình dục ko an toàn, chúng ta cũng lưu ý trong trường hợp truyền máu của người mắc bệnh cho người lành or để vết thương hở tiếp xúc với dịch tiết của bệnh nhân giang mai. Thậm chí, việc dùng chung các đồ dùng cá nhân cũng có nguy cơ lây nhiễm bệnh. 

Phụ nữ khi mang thai nên đi xét nghiệm giang mai để đảm bảo tình trạng sức khỏe tốt nhất cho bé. Bởi vì, xoắn khuẩn giang mai có thể lây nhiễm từ mẹ sang thai nhi trong thời gian mang thai. Sức khỏe của thai nhi sẽ bị ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng.

2. Biểu hiện của bệnh nhân mắc giang mai

Làm thế nào để biết mình ko may nhiễm bệnh giang mai? Nên dựa vào những triệu chứng đặc trưng của căn bệnh này. Sau 1  khoảng thời gian ủ bệnh, xoắn khuẩn giang mai bắt đầu hoạt động mạnh và tạo ra các săng giang mai trên cơ thể bệnh nhân. 

68

Săng giang mai hay còn đc biết đến với các vết loét, ko gây cảm giác ngứa, đau rát,… Chúng thường xuất hiện ở cơ quan sinh dục của người bệnh or ở miệng, lưỡi. Chỉ sau khoảng từ 6 đến  8 tuần, triệu chứng trên có thể tự biến mất mà người bệnh ko cần điều trị.

Dựa vào dấu hiệu trên, khá nhiều người cho rằng bệnh tự khỏi, họ tỏ ra khá chủ quan và không hề đi xét nghiệm giang mai. Trên thực tế thì xoắn khuẩn đang âm thầm phát triển và bước sang giai đoạn thứ 2.

Ở giai đoạn 2 của bệnh, triệu chứng chủ yếu đó là cơ thể hình thành khá nhiều nốt ban đỏ, 1 số vị trí xuất hiện hạch bạch huyết. Bên cạnh đó, bệnh nhân thường xuyên sẽ rơi vào tình trạng mệt mỏi, sốt. 

Khoảng vài năm đến vài chục năm sau đó, người bệnh sẽ cảm thấy rõ rệt những tổn thương mà xoắn khuẩn giang mai mang lại. Hầu hết chức năng của nội tạng trong cơ thể bị suy giảm. Việc ko xét nghiệm giang mai và chẩn đoán bệnh kịp thời làm cho sức khỏe và tính mạng của người bệnh bị ảnh hưởng nặng nề.

3. Biến chứng nguy hiểm mà bệnh nhân giang mai có thể gặp phải

Nếu ko điều trị bệnh kịp thời, bệnh nhân phải đối mặt với các biến chứng cực kỳ nghiêm trọng về thần kinh, thị giác or tim mạch. Sự phát triển nhanh chóng của xoắn khuẩn giang mai có thể khiến thị lực của người bệnh suy giảm đáng kể. Nghiêm trọng hơn, 1 số trường hợp rơi vào tình trạng sẽ mù lòa và rất khó điều trị.

Càng để lâu, bệnh giang mai càng đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh.

  1. Xét nghiệm máu có phát hiện giang mai không?

Hiểu đc mức độ nguy hiểm của bệnh giang mai, có lẽ chúng ta rất mong muốn tìm hiểu cách phòng tránh, phát hiện và điều trị bệnh hiệu quả nhất. Hiện nay, để chẩn đoán bệnh 1 cách chính xác, các bác sĩ thường sẽ chỉ định người bị nghi ngờ tiến hành xét nghiệm giang mai. Phương pháp này rất dễ thực hiện và đem lại hiệu quả cao.

Với sự phát triển của nền y học hiện nay,  có rất nhiều hình thức xét nghiệm ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân muốn phát hiện bệnh giang mai nhanh chóng. Một số phương pháp xét nghiệm như: soi trên kính hiển vi, xét nghiệm máu, xét nghiệm dịch não tủy or xét nghiệm nước ối.

Tùy từng đối tượng người bệnh với tình trạng nhiễm bệnh khác nhau, các bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp xét nghiệm phù hợp. Nếu như người vừa mới mắc bệnh, những triệu chứng chưa thực sự rõ ràng thì họ được yêu cầu soi trên kính hiển vi or xét nghiệm máu. Xét nghiệm máu là phương pháp được sử dụng phổ biến để xác định được người bệnh có đang nhiễm xoắn giang mai không. Nhờ vậy, họ có thể phát hiện sự tồn tại, phát triển của xoắn khuẩn giang mai.

49 5

Trong khi đó, người có tình trạng bệnh nghiêm trọng thường đc chỉ định tiến hành xét nghiệm giang mai qua dịch não tủy. Lý do là giai đoạn này, xoắn khuẩn hoạt động mạnh, để lại nhiều các biến chứng cực kỳ nguy hiểm.

Đặc biệt phương pháp xét nghiệm nước ối dành riêng cho mẹ bầu bị nghi ngờ bị nhiễm bệnh trong khoảng thời mang thai. Nếu phát hiện sớm, các bác sĩ có thể đưa ra những phương án điều trị hiệu quả, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế tại GALANT để được tư vấn cụ thể. >>Xem thêm thông tin

Bác Sĩ Hiếu Galant

Bác sĩ CKI

Phạm Thanh Hiếu

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ Phạm Thanh Hiếu, chuyên khoa HIV và STDs với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, hiện đang là Trưởng khoa tại Phòng khám Đa khoa GALANT.
Xem thêm thông tin >

Bài viết liên quan:

CHƯƠNG TRÌNH
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Dự phòng trước phơi nhiễm HIV hiệu quả 99%